Friday, December 19, 2014

Chữa bệnh bằng Thiền Quán


Hiện nay, mặc dù khoa học công nghệ y học tiên tiến hiện đại, nhiều phương pháp chữa bệnh mới và nhiều loại thuốc men được phát minh. Nhưng những căn bệnh hiểm nghèo vẫn duy trì và khó chữa trị dứt điểm, đặc biệt là căn bệnh ung thư ở Việt Nam ngày càng tăng. Nếu căn bệnh thế kỷ này có thể chữa được với chi phí bằng nhiều tiền hoặc rất nhiều tiền thì thế giới đã không mất đi sớm một Steve Jobs đầy tài năng và giàu có, ông chủ sáng lập của tập đoàn công nghệ nổi tiếng thế giới – Apple Inc. Đại đa số dân nghèo Việt Nam hoặc ở đâu trên thế giới khi bị phát hiện ung thư thì đều coi như bản án tử hình đã được tuyên cho mình. Vì rất ít người có thể bỏ ra hàng trăm ngàn hoặc hàng triệu đô-la Mỹ để lấp vào chi phí điều trị cả ở trong nước hay ra nước ngoài. Đặc biệt trong giai đoạn mà môi sinh ô nhiễm, thức ăn thức uống độc hại lan tràn thì ngay cả bản thân mình cũng chuẩn bị sẵn cho tình huống bản thân có thể mang vào và dính líu. Đã từ sớm mình đã tìm hiểu cách phòng ngừa bằng việc sưu tập các tài liệu y học, vấn đề thực dưỡng, tư duy tâm lý khi những người thân và bạn bè khắp nơi gặp phải. Nhưng có qua thì sẽ có lại, gặp bệnh hiểm nghèo thì coi như nghiệp bất thiện đến hồi cho quả, trời kêu ai nấy dạ! Quy luật tự nhiên của đời người là Sinh-Lão-Bệnh-Tử, bệnh tật thì có nhiều nguyên nhân, trong đó có 4 nguyên nhân chính: bệnh do thời tiết, bệnh do vật thực, bệnh do tâm, bệnh do nghiệp. Bệnh do thời tiết thì khắc phục bảo vệ cơ thể bằng cách phòng lạnh chống nóng không được chủ quan coi thường và y khoa; Bệnh do vật thực thì cũng có cách phòng ngừa bằng tiết chế, thực dưỡng, y khoa can thiệp; Bệnh do tâm thì có môi trường giáo dục, tư vấn tâm lý, môi trường tôn giáo hay tu tập tâm linh khắc phục, nếu thấy thân tâm mệt mỏi thì đừng có sân hận, nếu tham đắm mê muội thì đừng có tham lam vơ vét,…; Còn bệnh do nghiệp thì khỏi phải bận tâm, nhân quả ai làm nấy chịu, nếu thấy chưa đến thời vận thì “đức năng thắng số” vớt vát, thánh nhân “thất thập cổ lai hy” ra đi nhẹ nhàng đúng thời vận, mặt không ngoảnh lại, tay không nắm giữ!
Vì có như lý tác ý một cơ thể khỏe mạnh khi đang còn nhiều tuổi thọ để thực tập con đường đoạn tận phiền não khổ đau, một người với tâm lý không muốn sự can thiệp mổ xẻ tốn kém và có thiện tâm trong sạch muốn tinh tấn thực tập chánh niệm sớm đoạn tận phiền não, nghĩ rằng đây là cơ hội của “tinh tấn ba-la-mật” vô tình gặp “tinh tấn giác chi” thì người đó có thể tự chữa bệnh bằng thiền Quán, hay còn gọi là thiền Tuệ, thiền Minh Sát (Vipassanā Bhāvanā). Trong Tam Tạng Kinh Điển Pāḷi, bộ Kinh Tương Ưng, có các bài Kinh (3 bài) nói về trường hợp các bậc Đại Trưởng lão ngày xưa và ngay cả Đức Phật cũng đã tự chữa khỏi căn bệnh khi nghe tụng đọc lại bài Kinh về Thất Giác Chi và duy trì Niệm được liên tục lên các cảm thọ của cơn bệnh. Đây cũng là lợi ích không ngờ của việc công phu tụng kinh trong Đạo Phật:

PTS: S, IV, 79

Gilānasuttaṃ

Evaṃ me sutaṃ. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veluvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena āyasmā mahākassapo pipphaliguhāyaṃ [Pippali - machasaṃ] viharati ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. Atha kho bhagavā sāyanhasamayaṃ paṭisallanā vuṭṭhito yenāyasmā mahākassapo tenupasaṅkami. Upasaṅkamitvā paññatena āsane nisīdi. Nisajja kho bhagavā āyasmantaṃ mahākassapaṃ etadavoca: "kacci te kassapa, khamanīyaṃ? Kacci yāpanīyaṃ? Kacci dukkhā vedanā? Paṭikkamanti no abhikkamanti? Paṭikkamosānaṃ paññāyati no abhikkamo?Ti na me bhante, khamanīyaṃ. Na yāpanīyaṃ bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti. Abhikkamosānaṃ paññāyati, no paṭikkamo"ti.
"Sattime kassapa bojjhaṅgā mayā sammadakkhātā bhāvitā bahulīkatā abhiññāya sambodhāya nibbāṇaya saṃvattanti. Katame satta: satisambojjhaṅgo kho kassapa, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato. Abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. Dhammavicayasambojjhaṅgo kho kassapa, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato. Abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. Viriyasambojjhaṅgo kho kassapa, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato. Abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. Pītisambojjhaṅgo kho kassapa, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato. Abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. Passaddhisambojjhaṅgo kho kassapa, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato. Abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. Samādhisambojjhaṅgo kho kassapa, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato. Abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. Upekhāsambojjhaṅgo kho kassapa, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato. Abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. Ime kho kassapa, satta bojjhaṅgā mayā sammadakkhānā bhāvitā bahulīkatā abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattantīti. Taggha bhagava [Bhagavā - machasaṃ, syā], bojjhaṅgā, taggha sugata, bojjhaṅgāti.
Idamavoca bhagavā. Attamano āyasmā mahākassapo bhagavato bhāsitaṃ abhinandi. Vuṭṭhāhi [Vuṭṭhahi - machasaṃ, syā] cāyasmā mahākassapo tamhā ābādhā. Tathā pahīno ca āyasmato mahākassapassa so ābādho ahosīti.
(Paṭhamagilānasutta,Mahāvaggasamyutta, Samyuttanikāya)

Kinh Bệnh (1)

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, rừng Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahà Kassapa trú ở hang Pipphalì, bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh.
Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Mahà Kassapa; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn.
Ngồi xuống, Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Kassapa :
- Này Kassapa, Ông có kham nhẫn được chăng? Ông có chịu đựng được chăng? Có phải khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có triệu chứng giảm thiểu, không có tăng trưởng?
- Bạch Thế Tôn, con không thể kham nhẫn, con không thể chịu đựng. Khổ thọ kịch liệt tăng trưởng nơi con, không có giảm thiểu. Có triệu chứng tăng trưởng, không có giảm thiểu.
- Này Kassapa, bảy giác chi này do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Thế nào là bảy? Niệm giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn... Xả giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Bảy giác chi này, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
- Thật vậy, bạch Thế Tôn, chúng là giác chi. Thật vậy, bạch Thiện Thệ, chúng là giác chi.
Thế Tôn thuyết như vậy, Tôn giả Mahà Kassapa hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Và Tôn giả Mahà Kassapa được thoát khỏi bệnh ấy. Bệnh ấy của Tôn giả Mahà Kassapa được đoạn tận như vậy.
(Kinh Bệnh I, Phẩm Về Bệnh, Tương Ưng Giác Chi, Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Bộ - HT. Minh Châu dịch Việt)

Gilana Sutta I: Ill
translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu © 1997

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying in Rajagaha in the Bamboo Grove, the Squirrels' Sanctuary. And on that occasion Ven. Maha Kassapa was staying in the Pepper Tree Cave, diseased, in pain, severely ill. Then the Blessed One, in the late afternoon, left his seclusion and went to where Ven. Maha Kassapa was staying. On arrival, he sat down on a prepared seat and said to Ven. Maha Kassapa, "I hope you are getting better, Kassapa. I hope you are comfortable. I hope that your pains are lessening and not increasing. I hope that there are signs of their lessening, and not of their increasing."
"I am not getting better, lord. I am not comfortable. My extreme pains are increasing, not lessening. There are signs of their increasing, and not of their lessening."
"Kassapa, these seven factors for Awakening rightly taught by me, when developed and pursued, lead to direct knowledge, to self-Awakening, to Unbinding. Which seven?
"Mindfulness as a factor for Awakening rightly taught by me, when developed and pursued, leads to direct knowledge, to self-Awakening, to Unbinding.
"Analysis of qualities as a factor for Awakening, rightly taught by me, when developed and pursued, leads to direct knowledge, to self-Awakening, to Unbinding.
"Persistence as a factor for Awakening...
"Rapture as a factor for Awakening...
"Serenity as a factor for Awakening...
"Concentration as a factor for Awakening...
"Equanimity as a factor for Awakening rightly taught by me, when developed and pursued, leads to direct knowledge, to self-Awakening, to Unbinding.
"Kassapa, these are the seven factors for Awakening rightly taught by me that — when developed and pursued — lead to direct knowledge, to self-Awakening, to Unbinding."
"They are indeed factors for Awakening, O Blessed One. They are indeed factors for Awakening, O One Well-Gone."
That is what the Blessed One said. Gratified, Ven. Maha Kassapa delighted in the Blessed One's words. And Ven. Maha Kassapa recovered from his disease. That was how Ven. Maha Kassapa's disease was abandoned.
[Source: "Gilana Sutta: Ill" (SN 46.14), translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu. Access to Insight (Legacy Edition), 30 November 2013, http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn46/sn46.014.than.html]

*** Ngài thiền sư Sayādaw Mahāsi có kể lại nhiều trường hợp các thiền sinh của mình đã tự khỏi bệnh sau quá trình tu tập thiền Quán nhờ duy trì pháp Niệm không gián đoạn suốt cả ngày lẫn đêm.
Phương pháp Tây y nói rằng: Nếu những tiểu vi sinh tốt (tiểu thể tốt) với sự hỗ trợ của thuốc men mà chiến thắng những tiểu vi sinh xấu (vi khuẩn, vi rút,…) bằng cách tiêu diệt chúng, thời sẽ có sự bình phục. Cũng vậy, người ta có thể nói: Chứng bệnh được chữa khỏi bởi vì các Sắc xấu (Du-rūpa) biến mất, hay bị thay thế sau khi bị Sắc tốt (Su-rūpa) tẩy trừ qua pháp Niệm nói riêng và pháp Thất Giác Chi nói chung. “Niệm giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”. Niết-bàn là sự chấm dứt tất cả ô nhiễm, tất cả mọi khổ đau. Ở đây pháp Niệm được duy trì liên tục, không gián đoạn vào các cảm thọ khổ, và thân sắc,… sẽ tạo nên những Sắc tốt (Rūpa-ja-citta) sẽ tẩy trừ và thay thế Sắc xấu để đưa đến sự chấm dứt khổ đau, tức căn bệnh được đẩy lùi, các tế bào bệnh bị loại trừ! Niệm Giác Chi được ưu tiên đầu tiên trong tu tập tâm và phát triển tâm sung mãn vì có bài Kinh Tứ Niệm Xứ đã hướng dẫn rõ ràng “Ekamaggo” và Niệm có chức năng làm quân bình và phát triển đồng đều Ngũ Căn, Ngữ Lực. Niệm làm cho Tín và Tuệ tăng trưởng đồng đều, Tấn và Định cũng như vậy. Ở đất nước mà phương pháp tu tập và hành trì thiền tập Tứ Niệm Xứ, Thất Giác Chi còn thịnh hành và mọi tầng lớp người dân hưởng ứng như xứ Myanmar, thì ngoài lợi ích mang lại sức khỏe cộng đồng, công tác thiện nguyện và tăng trưởng nghiệp phước thiện lành, họ còn là đất nước được tiếng là rộng lượng nhất thế giới do Quỹ Hỗ Trợ Từ Thiện công bố!
Và pháp Niệm Giác Chi “coi ngó” các cảm thọ sinh diệt do bệnh tật, u nang,… là công phu chính trong cuộc đời phát triển tâm linh của “Bậc Trí”!
**TP. PA**

No comments:

Post a Comment