Friday, November 23, 2012

LẤY THIỆN PHÁP ĐỂ KHÕA LẤP BẤT THIỆN PHÁP

Trong bài Kinh “Ví dụ nắm muối”, Đức Phật dạy đại ý như sau:

- Này Chư Tỳ-khưu, ví như lấy một nắm muối bỏ vào một cốc nước nhỏ, các vị nghĩ như thế nào? Vì muối mặn không thể uống nước được, có thể như vậy không? Tại sao?
- Có thể vậy, bạch Đức Thế Tôn! Vì cốc nước nhỏ đựng ít nước nên nước mặn không thể uống được.
- Này Chư Tỳ-khưu! Với nắm muối đó bỏ vào dòng sông Hằng, các vị sẽ nghĩ như thế nào? Vì nắm muối đó mặn nên nước sông Hằng không thể uống được, có thể như vậy không?
- Không thể được! Nước dòng sông Hằng thì nhiều nên một nắm muối bỏ vào mà làm cho nước sông Hằng mặn, không thể uống được là điều không thể có, bạch Đức Thế Tôn? Chư Tỳ-khưu đáp.
- Cũng vậy, này Chư Tỳ-khưu! Có hai hạng người trong thế gian này!
+ Một số người làm một ít việc bất thiện, khi việc bất thiện đó trổ quả, họ phải chịu khổ ưu, sầu não trong kiếp này và sẽ tiếp tục đọa sanh vào các khổ cảnh khác trong kiếp sau để tiếp tục chịu khổ ưu. Tại sao vậy? Những người đó sau khi trót làm những việc bất thiện rồi nhưng không tinh cần, chịu khó tạo các việc phước thiện, không cố gắng làm cho tăng trưởng các thiện pháp, vun bồi các công đức như bố thí, giúp đỡ người nghèo khó, hộ độ đến Sa-môn, Bà-la-môn, giữ giới, thực hành thiền định, thực hành thiền tuệ,... Nên phước thiện không tăng trưởng, công đức không có nhiều để nâng đỡ họ trong khổ cảnh.
+ Trong thế gian này, một số người cũng trót làm những việc bất thiện tương tự như trên, khi việc bất thiện đó trổ quả thì họ sẽ không chịu nhiều khổ ưu, sầu não trong kiếp này và có thể không bị đọa sanh vào các cảnh khổ, cũng như không còn chịu đựng quả khổ đó trong kiếp sau nữa. Vì sao? Những người đó sau khi trót làm những việc bất thiện rồi, họ biết ăn năn về lỗi lầm, biết ghê sợ lỗi lầm,... do đó cố gắng tinh cần, chăm chỉ làm các việc phước thiện, vun bồi công đức như bố thí, giúp đỡ người nghèo khó, hộ độ đến Sa-môn, Bà-la-môn, giữ giới, thực hành thiền định, thực hành thiền tuệ,... Nhờ đó mà phước thiện, công đức của họ hằng được tăng trưởng, tạo duyên lành nâng đỡ họ thoát khỏi khổ cảnh vậy.

Chánh Kinh: PTS: A, I, 249
(Loṇakapallavagga – Aṅguttaranikāya)


Yo bhikkhave evaṃ vadeyya: yathā yathā'yaṃ puriso kammaṃ karoti, tathā tathā naṃ paṭisaṃvediyatī'ti. Evaṃ santaṃ bhikkhave brahmacariyavāso na hoti. Okāso na paññāyati sammā dukkhassa antakiriyāya. 

Yo ca kho bhikkhave evaṃ vadeyya: yathā yathā vedanīyaṃ ayaṃ puriso kammaṃ karoti, tathā tathāssa vipākaṃ paṭisaṃvediyatī'ti. Evaṃ santaṃ bhikkhave brahmacariyavāso hoti, okāso paññāyati sammādukkhassa antakiriyāya. 
Idha bhikkhave ekaccassa puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ, tame'naṃ nirayaṃ upaneti. Idha pana bhikkhave ekaccassa puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti. Nāṇumpi khāyati. Kiṃ bahudeva. 
Kathaṃrūpassa bhikkhave puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ tame'naṃ nirayaṃ upaneti? 
Idhapana bhikkhave ekacco puggalo abhāvitakāyo hoti abhāvitasīlo abhāvitacitto abhāvitapañño paritto appātumo appadukkhavihārī, evarūpassa bhikkhave puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ tame'naṃ nirayaṃ upaneti. 
Kathaṃrūpassa bhikkhave puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti, nāṇumpi khāyati, kiṃ bahudeva? 
Idha bhikkhave ekacco puggalo bhāvitakāyo hoti bhāvitasīlo bhāvitacitto bhāvitapañño aparitto mahattā appamāṇavihārī. Evarūpassa bhikkhave puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti nāṇumpi khāyati. Kiṃ bahudeva. 
Seyyathā'pi bhikkhave puriso loṇaphalaṃ paritte udakamallake pakkhipeyya, taṃ kiṃ maññatha bhikkhave api nu taṃ parittaṃ udakamallake udakaṃ amunā loṇaphalena loṇaṃ assa appeyyāti? 
Evaṃ bhante. 
Taṃ kissa hetu? 
Aduṃ hi bhante parittaṃ udakamallake udakaṃ amunā loṇaphalena loṇaṃ assa appeyyāti. 
Seyyathā'pi bhikkhave puriso loṇaphalaṃ gaṅgāya nadiyā pakkhipeyya, taṃ kiṃ maññatha bhikkhave api nu sā gaṅgā nadī amunā loṇaphalena loṇaṃ assa appeyyāti? 
No hetaṃ bhante. 
Taṃ kissa hetu? 
Asu hi bhante gaṅgāya nadiyā mahā udakakkhandho. So amunā loṇaphalena loṇaṃ neva'ssa appeyyāti. 
Evameva kho bhikkhave idhekaccassa puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ tame'naṃ nirayaṃ upaneti. Idha pana bhikkhave ekaccassa puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti. Nāṇumpi khāyati. Kiṃ bahudeva.
Kathaṃrūpassa bhikkhave puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ, tame'naṃ nirayaṃ upaneti? 
Idha bhikkhave ekacco puggalo abhāvitakāyo hoti abhāvitasīlo abhāvitacitto abhāvitapañño paritto appātumo appadukkhavihārī. Evarūpassa bhikkhave puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ, tame'naṃ nirayaṃ upaneti. 
Kathaṃrūpassa bhikkhave puggalassa tādisaññeva appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti, nāṇumpi khāyati, kiṃ bahudeva? 
Idha bhikkhave ekacco puggalo bhāvitakāyo hoti bhāvitasīlo bhāvitacitto bhāvitapañño aparitto mahattā appamāṇavihārī. Evarūpassa bhikkhave puggalassa tādisaññeva appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti. Nāṇumpi khāyati. Kiṃ bahudeva. 
Idha bhikkhave ekacco addhakahāpaṇena'pi bandhanaṃ nigacchati. Kahāpaṇena'pi bandhanaṃ nigacchati. Kahāpaṇasatena'pi bandhanaṃ nigacchati. Idha pana bhikkhave ekacco addhakahāpaṇena'pi na bandhanaṃ nigacchati. Kahāpaṇena'pi na bandhanaṃ nigacchati. Kahāpaṇasatena'pi na bandhanaṃ nigacchati. 
Kathaṃrūpo bhikkhave addhakahāpaṇena'pi bandhanaṃ nigacchati, kahāpaṇena'pi bandhanaṃ nigacchati, kahāpaṇasatena'pi bandhanaṃ nigacchati? 
Idha bhikkhave ekacco daḷiddo hoti appassako appabhogo. Evarūpo bhikkhave addhakahāpaṇena'pi bandhanaṃ nigacchati. Kahāpaṇena'pi bandhanaṃ nigacchati. Kahāpaṇa satena'pi bandhanaṃ nigacchati. 
Kathaṃrūpo bhikkhave addhakahāpaṇena'pi na bandhanaṃ nigacchati, kahāpaṇena'pi na bandhanaṃ nigacchati, kahāpaṇasatena'pi na bandhanaṃ nigacchati? 
Idha bhikkhave ekacco aḍḍho hoti mahaddhano mahābhogo. Evarūpo bhikkhave addhakahāpaṇena'pi na bandhanaṃ nigacchati, kahāpaṇena'pi na bandhanaṃ nigacchati kahāpaṇasatena'pi na bandhanaṃ nigacchati. Evameva kho bhikkhave idhekaccassa puggalassa tādisaññeva appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ, tame'naṃ nirayaṃ upaneti. Idha pana bhikkhave ekaccassa puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti. Nāṇumpi khāyati. Kiṃ bahudeva.
Kathaṃrūpassa bhikkhave puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ tame'naṃ nirayaṃ upaneti? 
Idha bhikkhave ekacco puggalo abhāvitakāyo hoti abhāvitasīlo abhāvitacitto abhāvitapañño paritto appātumo appadukkhavihārī. Evarūpassa bhikkhave puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ tame'naṃ nirayaṃ upaneti. 
Kathaṃ rūpassa bhikkhave puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti, nāṇumpi khāyati, kiṃ bahudeva? 
Idha bhikkhave ekacco puggalo bhāvitakāyo hoti bhāvitasīlo bhāvitacitto bhāvitapañño aparitto mahattā appamāṇavihārī. Evarūpassa bhikkhave puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ heti. Nāṇumpi khāyati. Kiṃ bahudeva. 
Seyyathā'pi bhikkhave orabhiko vā urabbhaghātako vā appekaccaṃ urabbhaṃ adinnaṃ ādiyamānaṃ pahoti hantuṃ vā bandhituṃ vā jāpetuṃ vā yathāpaccayaṃ vā kātuṃ, appekaccaṃ urabbhaṃ adinnaṃ ādiyamānaṃ nappahoti hantuṃ vā bandhituṃ vā jāpetuṃ vā yathāpaccayaṃ vā kātuṃ. 
Kathaṃrūpo bhikkhave orabbhiko vā urabbhaghātako vā urabbhaṃ adinnaṃ ādiyamānaṃ pahoti hantuṃ vā bandhituṃ vā jāpetuṃ vā yathāpaccayaṃ vā kātuṃ? 
Idha bhikkhave ekacco daḷiddo hoti appassako appabhogo. Evarūpo bhikkhave orabbhiko vā urabbhaghātako vā urabbhaṃ adinnaṃ ādiyamānaṃ pahoti hantuṃ vā bandhituṃ vā jāpetuṃ vā yathāpaccayaṃ vā kātuṃ. 
Kathaṃrūpaṃ bhikkhave orabbhiko vā urabbhaghātako vā urabbhaṃ adinnaṃ ādiyamānaṃ nappahoti hantuṃ vā bandhituṃ vā jāpetuṃ vā yathāpaccayaṃ vā kātuṃ? 
Idha bhikkhave ekacco aḍḍho hoti mahaddhano mahābhogo rājā vā rājamahāmatto vaṃ. Evarūpaṃ bhikkhave orabbhiko vā urabbhaghātako vā urabbhaṃ adinnaṃ ādiyamānaṃ nappahoti hantuṃ vā bandhituṃ vā jāpetuṃ vā yathāpaccayaṃ vā kātuṃ. Aññadatthu pañjaliko'va naṃ yācati: dehi me mārisa urabbhaṃ vā urabbhadhanaṃ vā'ti. 
Evameva kho bhikkhave idhekaccassa puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ tame'naṃ nirayaṃ upaneti. Idha pana bhikkhave ekaccassa puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti. Nāṇumpi khāyati, kiṃ bahudeva. 
Kathaṃrūpassa bhikkhave puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ tame'naṃ nirayaṃ upaneti? 
Idha bhikkhave ekacco puggalo abhāvitakāyo hoti abhāvitasīlo abhāvitacitto abhāvitapañño paritto appātumo appadukkhavihārī. Evarūpassa bhikkhave puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ tamenaṃ nirayaṃ upaneti. 
Kathaṃrūpassa bhikkhave puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti. Nāṇumpi khāyati, kiṃ bahudeva. 
Idha bhikkhave ekacco puggalo bhāvitakāyo hoti bhāvitasīlo bhāvitacitto bhāvitapañño aparitto mahattā appamāṇavihārī. Evarūpassa bhikkhave puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti. Nāṇumpi khāyati. Kiṃ bahudeva.
Yo bhikkhave evaṃ vadeyya: yathā yathā'yaṃ puriso kammaṃ karoti, tathā tathā naṃ paṭisaṃvediyatī't. Evaṃ santaṃ bhikkhave brahmacariyavāso na hoti. Okāso na paññāyati sammā dukkhassa antakiriyāya. 
Yo ca kho bhikkhave evaṃ vadeyya: yathā yathā vedanīyaṃ ayaṃ puriso kammaṃ karoti, tathā tathā assa vipākaṃ paṭisaṃvediyatī'ti, evaṃ santaṃ bhikkhave brahmacariyavāso hoti, okāso paññāyati sammā dukkhassa antakiriyāyā'ti.

AN 3.99
Lonaphala Sutta: The Salt Crystal
translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu

"Monks, for anyone who says, 'In whatever way a person makes kamma, that is how it is experienced,' there is no living of the holy life, there is no opportunity for the right ending of stress. But for anyone who says, 'When a person makes kamma to be felt in such & such a way, that is how its result is experienced,' there is the living of the holy life, there is the opportunity for the right ending of stress.
"There is the case where a trifling evil deed done by a certain individual takes him to hell. There is the case where the very same sort of trifling deed done by another individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment.
"Now, a trifling evil deed done by what sort of individual takes him to hell? There is the case where a certain individual is undeveloped in [contemplating] the body, undeveloped in virtue, undeveloped in mind, undeveloped in discernment: restricted, small-hearted, dwelling with suffering. A trifling evil deed done by this sort of individual takes him to hell.
"Now, a trifling evil deed done by what sort of individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment? There is the case where a certain individual is developed in [contemplating] the body, developed in virtue, developed in mind, developed in discernment: unrestricted, large-hearted, dwelling with the immeasurable. A trifling evil deed done by this sort of individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment.
"Suppose that a man were to drop a salt crystal into a small amount of water in a cup. What do you think? Would the water in the cup become salty because of the salt crystal, and unfit to drink?"
"Yes, lord. Why is that? There being only a small amount of water in the cup, it would become salty because of the salt crystal, and unfit to drink."
"Now suppose that a man were to drop a salt crystal into the River Ganges. What do you think? Would the water in the River Ganges become salty because of the salt crystal, and unfit to drink?"
"No, lord. Why is that? There being a great mass of water in the River Ganges, it would not become salty because of the salt crystal or unfit to drink."
"In the same way, there is the case where a trifling evil deed done by one individual [the first] takes him to hell; and there is the case where the very same sort of trifling deed done by the other individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment.
'Now, a trifling evil act done by what sort of individual takes him to hell? There is the case where a certain individual is undeveloped in the body, undeveloped in virtue, undeveloped in mind [i.e., painful feelings can invade the mind and stay there], undeveloped in discernment: restricted, small-hearted, dwelling with suffering.   A trifling evil act done by this sort of individual takes him to hell.
'Now, a trifling evil act done by what sort of individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment? There is the case where a certain individual is developed in the body, developed in virtue, developed in mind [i.e., painful feelings cannot invade the mind and stay there], developed in discernment: unrestricted, large-hearted, dwelling with the unlimited. A trifling evil act done by this sort of individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment.
"There is the case where a certain person is thrown into jail for half a dollar (kahapana), is thrown into jail for a dollar, is thrown into jail for one hundred dollars. And there is the case where another person is not thrown into jail for half a dollar, is not thrown into jail for a dollar, is not thrown into jail for one hundred dollars. Now what sort of person is thrown into jail for half a dollar... for a dollar... for one hundred dollars? There is the case where a person is poor, of little wealth, of few possessions. This is the sort of person who is thrown into jail for half a dollar... for a dollar... for one hundred dollars. And what sort of person is not thrown into jail for half a dollar... for a dollar... for one hundred dollars? There is the case where a person is wealthy, with many belongings, many possessions. This is the sort of person who is not thrown into jail for half a dollar... for a dollar... for one hundred dollars.
"In the same way, there is the case where a trifling evil deed done by one individual takes him to hell; and there is the case where the very same sort of trifling deed done by the other individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment.
"Now, a trifling evil deed done by what sort of individual takes him to hell? There is the case where a certain individual is undeveloped in [contemplating] the body, undeveloped in virtue, undeveloped in mind, undeveloped in discernment: restricted, small-hearted, dwelling with suffering. A trifling evil deed done by this sort of individual takes him to hell.
"Now, a trifling evil deed done by what sort of individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment? There is the case where a certain individual is developed in [contemplating] the body, developed in virtue, developed in mind, developed in discernment: unrestricted, large-hearted, dwelling with the immeasurable. A trifling evil deed done by this sort of individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment.
"It's just as when a goat butcher is empowered to beat or bind or slay or treat as he likes a certain person who steals a goat, but is not empowered to beat or bind or slay or treat as he likes another person who steals a goat. Now, when what sort of person has stolen a goat is the goat butcher empowered to beat him or bind him or slay him or treat him as he likes? There is the case where a person is poor, of little wealth, of few possessions. This is the sort of person who, when he has stolen a goat, the goat butcher is empowered to beat or bind or slay or treat as he likes. And when what sort of person has stolen a goat is the goat butcher not empowered to beat him or bind him or slay him or treat him as he likes? There is the case where a person is wealthy, with many belongings, many possessions; a king or a king's minister. This is the sort of person who, when he has stolen a goat, the goat butcher is not empowered to beat or bind or slay or treat as he likes. All he can do is go with his hands clasped before his heart and beg: 'Please, dear sir, give me a goat or the price of a goat.'
"In the same way, there is the case where a trifling evil deed done by one individual takes him to hell; and there is the case where the very same sort of trifling deed done by the other individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment.
"Now, a trifling evil deed done by what sort of individual takes him to hell? There is the case where a certain individual is undeveloped in [contemplating] the body, undeveloped in virtue, undeveloped in mind, undeveloped in discernment: restricted, small-hearted, dwelling with suffering. A trifling evil deed done by this sort of individual takes him to hell.
"Now, a trifling evil deed done by what sort of individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment? There is the case where a certain individual is developed in [contemplating] the body, developed in virtue, developed in mind, developed in discernment: unrestricted, large-hearted, dwelling with the immeasurable. A trifling evil deed done by this sort of individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment.
"Monks, for anyone who says, 'In whatever way a person makes kamma, that is how it is experienced,' there is no living of the holy life, there is no opportunity for the right ending of stress. But for anyone who says, 'When a person makes kamma to be felt in such & such a way, that is how its result is experienced,' there is the living of the holy life, there is the opportunity for the right ending of stress."

Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), Chương Ba Pháp, Phẩm Hạt Muối.
HT Minh Châu dịch Việt.

Hạt Muối.
1. Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt. Và này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ quả dị thục như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống Phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
2. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
3. Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bỏ một nắm muối vào trong một chén nước nhỏ. Các Thầy nghĩ như thế nào, này các Tỷ-kheo, nước trong chén ấy có vì nắm muối trở thành mặn và không uống được phải không?
- Thưa đúng vậy, bạch Thế Tôn. Vì cớ sao? Nước trong chén nhỏ này là ít, do nắm muối này, nước trở thành mặn, không uống được.
- Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bỏ một nắm muối vào sông Hằng. Các Thầy nghĩ như thế nào, này các Tỷ-kheo, sông Hằng có vì nắm muối trở thành mặn và không uống được phải không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì cớ sao? Lớn là cả khối nước sông Hằng. Khối nước ấy không vì nắm muối này, nước trở thành mặn và không uống được.
- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
4. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục? Ở đây, này các Tỷ-kheo có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Hạng người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, nói gì là nhiều.
5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người bị tù tội vì nửa đồng tiền, bị tù tội vì một đồng tiền, bị tù tội vì một trăm đồng tiền. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không bị tù tội vì nửa đồng tiền, không bị tù tội vì một đồng tiền, không bị tù tội vì một trăm đồng tiền.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, bị tù tội vì nửa đồng tiền, bị tù tội vì một đồng tiền, bị tù tội vì một trăm đồng tiền? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người nghèo khổ, ít sở hữu, ít tài sản. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, bị tù tội vì nửa đồng tiền, bị tù tội vì một đồng tiền, bị tù tội vì một trăm đồng tiền.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, không bị tù tội vì nửa đồng tiền, không bị tù tội vì một đồng tiền, không bị tù tội vì một trăm đồng tiền? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người giàu có, có tiền của lớn, có tài sản lớn. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, không bị tù tội vì nửa đồng tiền, không bị tù tội vì một đồng tiền, không bị tù tội vì một trăm đồng tiền.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.
6. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.
7. Ví dụ một người đồ tể hay người giết dê, này các Tỷ-kheo, đối với một số người đánh cắp dê, có thể giết hay trói, hay tịch thu tài sản, hay làm như ý muốn. Ðối với một số người cũng đánh cắp dê, không có thể giết, không có thể trói, không có thể tịch thu tài sản, hay không có thể làm như ý muốn.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, người đồ tể hay người giết dê, đối với một số người đánh cắp dê, có thể giết, có thể trói, có thể tịch thu tài sản, hay có thể làm như ý người ấy muốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người nghèo khổ, ít sở hữu tài sản. Kẻ đồ tể hay người giết dê, đối với kẻ đánh cắp dê như vậy có thể giết, hay trói, hay có thể tịch thu tài sản, hay có thể làm như ý người ấy muốn.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, người đồ tể hay người giết dê, đối với kẻ đánh cắp dê như vậy không có thể giết, không có thể trói, không có thể tịch thu tài sản, hay không có thể làm như ý muốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người giàu có, có sở hữu lớn, có tài sản lớn, hay nhà vua, hay đại thần của nhà vua. Người đồ tể hay người giết dê, đối với kẻ đánh cắp dê như vậy không có thể giết, không có thể trói, không có thể tịch thu tài sản, hay không có thể làm như ý người ấy muốn. Không có gì phải làm khác hơn là chắp tay và cầu xin như sau: "Thưa ngài, hãy cho con lại con dê hay giá tiền con dê".
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, đối với một số người có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một số người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.
8. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy sẽ cảm thọ (quả) như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt. Và này các Tỷ-kheo, có ai nói như sau: "Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, người ấy sẽ cảm thọ quả dị thục như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống Phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.

*** Thuận Pháp tổng hợp***

Saturday, November 3, 2012

VI DIỆU PHÁP - ABHIDHAMMA: CHƠN ĐẾ, TỤC ĐẾ, TÂM VÔ NHÂN

Thảo luận về VI DIỆU PHÁP - ABHIDHAMMA:

* Câu hỏi về Vi Diệu Pháp:
Phan Minh Nguyet:
- Trong 15 tâm vô nhân phân ra 7 tâm nhận cảnh trần không tốt đẹp và 8 tâm nhận cảnh trần tốt đẹp, tiêu chí nào để phân biệt cảnh trần tốt đẹp và không tốt đẹp?
- Có trường hợp cùng 1 cảnh trần nhưng người này thấy là tốt đẹp, người khác có thể thấy là không tốt đẹp. Những cảnh trần như vậy là đối tượng của các tâm vô nhân trong lộ trình tâm (ngũ song thức, tiếp thọ tâm,...) thì đối tượng đó khi nào là pháp chân đế, khi nào là pháp tục đế?
Post · August 15 at 4:22pm

- Chơn Đế và Tục Đế theo Vi Diệu Pháp.

** Phần Ý kiến (Comments):
Mưa Saigon: 1. Các tâm vô nhân nên nó nhận cảnh một cách tự động. Có 3 loại cảnh : Xấu (anittharupa), Thường (ittharupa) và Tốt (ati ittharupa). Cảnh tốt hay xấu thường có giá trị tương đối. Ví dụ khi nhìn thấy đức Phật (cảnh đẹp - ati ittharupa) thì người ngoại đạo lại sinh tâm không thích.
2. Đã là tâm vô nhân thì là Chân đế vì nó không có nhân, nó là hậu quả và diễn ra tự động, ngay cả tất cả tâm và tâm sở đều là Chân đế, nên miễn bàn khi nào nó là Chân Đế hay Tục Đế.
August 15 at 9:40pm · Like · 1

Thuận Pháp Dhammiko: Trong 15 tâm quả vô nhân có 7 tâm quả vô nhân bất thiện và 8 tâm quả vô nhân thiện. Vì đây là các tâm quả nên sau khi sinh ra thì chúng ta gặp các cảnh xấu hay đẹp tùy theo các nhân thiện hay bất thiện mà chúng ta đã gieo từ các kiếp trước. Tiêu chí để phân biệt cảnh tốt hay xấu thì rất khó nhận thấy do tùy cảm nhận của từng người, nhưng lấy ví dụ dễ phân biệt là ví như người Bắc Âu (đa số) vì do đời trước tạo nhiều phước thiện nên kiếp hiện tại này có cuộc sống sung túc, nhà cửa to đẹp, có quang cảnh thiên nhiên và môi sinh sạch đẹp; còn người Châu Phi như Somali, Etiopia (đa số) vì do đời trước tạo nhiều ác nghiệp nên kiếp hiện tại gặp cảnh nghèo khó, cảnh đói kém, không nhà cửa để ở, cảnh chiến tranh cướp bóc, cảnh thiên nhiên hoang tàn,...

Trong thế giới hữu vi của chúng ta, pháp chơn đế bao gồm 89 tâm, 52 tâm sở, 28 sắc vật chất, nên những đối tượng liên quan với chúng đều là đối tượng chơn đế, trừ những cái này ra là đối tượng của tục đế.
August 15 at 10:01pm · Edited · Like

Ven Adhiṭṭhāna: Akusala vipāka citta (tâm quả bất thiện) gồm 7 tâm, tên gọi khác cho 7 tâm này là anittharūpa citta - tâm không hài lòng với cảnh, 8 tâm quả còn lại gọi là Ahetuka kusala vipāka citta, trong 8 tâm này thì 7 tâm đầu gọi là Ittharūpa citta - tâm hài lòng với cảnh, somanassa santīraṇa citta - tâm quan sát thọ hỷ, tên gọi khác là ati - ittharūpa - cực kì hài lòng. Như vậy, 1 cái cảnh có thể không hài lòng với người này, nhưng lại hài lòng hay cực kì hài lòng với người khác, ví dụ như: sầu riêng là 1 loại trái có mùi nặng, 1 số người phải che mũi hay cảm thấy khó chịu với nó như vậy lúc này nó là anittharūpa - cảnh không hài lòng, nhưng với 1 số người khác có thể là 1 cảnh hài lòng hay cảnh cực kì hài lòng.
Vấn đề thứ 2 khi đã nói đến các vấn đề như tâm, sở hữu, sắc pháp, Niết bàn chính là đang nói theo ý nghĩa của chân đế (Paramattha).
Tattha vuttābhidhammatthā, catudhā paramatthato, cittaṃ cetasikaṃ rūpaṃ nibbānamīti sabbathā.
Hơn nữa, cái này gọi là tâm, cái này gọi là sở hữu, v,v... ý nghĩa của tâm này như thế này, tâm kia như thế kia v,v... chẳng qua là dùng tục đế để giải thích chân đế.
August 15 at 10:59pm · Like · 3

Binh Anson: Đôi khi tôi cũng bâng khuâng … Nếu dùng tục đế -- ở đây là ngôn ngữ quy ước của thế gian – để giải thích chân đế thì đó có phải là chân đế không? Hay chỉ là chân đế của tục đế? Hay nói cách khác, dùng ngón tay để chỉ mặt trăng, thì có thể diễn tả được mặt trăng một cách chính xác không?
August 16 at 8:51am · Like · 1

Phạm Doãn: Góp một suy nghĩ:

Ngón tay chỉ trăng không có khả năng diễn đạt chân lý toàn vẹn!
Nhưng ngón tay chỉ trăng vẫn cần thiết vì có thể dùng để chỉ hướng, dẫn đường!
----
- Triết lý Đạo Phật tức ngón tay (tục-đế) chỉ về mặt trăng chân lý (chân-đế).
Sau khi thấu hiểu triết lý Đạo Phật, ta còn phải đi trực tiếp đến phía mặt trăng, tức còn phải …
- Thực hành Đạo Phật bằng các bước luyện tâm (bhavana) để tiếp cận chân-đế.
- Và chỉ sau khi thực hành “thành công”, ta mới nhận ra Chân-Đế là gì!
August 16 at 9:49am · Like · 5

Chí Thiện Cư Sĩ: Cac Bac Vo Hoc da doan diet hoan toan cac lau hoac nhu nguoi phi hanh gia di duoc tren mat trang.
August 16 at 11:24am · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Ngôn ngữ quy ước hay vật quy ước là tục đế dùng để hiểu chơn đế, chơn đế là cái thực và kinh nghiệm trực tiếp được. "Ngón tay chỉ trăng" là vật quy ước để thấy được mặt trăng trong thực tế là cái hình tròn tròn có phát ra ánh sáng, và ai có mắt cũng nhìn thấy được. Mặt trăng thực là như vậy chứ không cần phải lên tận mặt trăng để sờ tận tay mới xác quyết nó; cái này mấy nhà du hành Mỹ đã chứng minh được là mặt trăng thật có và họ còn cắm cờ trên đó, chúng ta nên công nhận cho khỏe. Do đó chơn đế có nhiều thuộc tính để cảm nhận. Ví như cái tên bác Binh Anson không có thật, nó chỉ là tên gọi, mà gọi là tục đế, nó không thật vì tìm trên khắp cơ thể, sờ khắp cơ thể bác sẽ không thấy đâu có chữ Binh Anson cả. Nhưng nếu sờ lên cơ thể thấy có tính mềm mềm, nong nóng, hay trong con người đó lâu lâu nổi lên sự giận hờn, sự hoan hỷ vui vẻ, thì những cái mềm mềm, nong nóng, tâm giận hờn, tâm hoan hỷ đó là chơn đế, cái có thật :)
August 16 at 11:30am · Like

Minh Quang: Một hôm đức Phật giảng dạy[30] cho môn đệ lý thuyết về nhân quả, và họ thưa rằng đã thấy và hiểu rõ điều ấy. Ðức Phật liền dạy:

"Hỏi các Tỳ kheo, ngay cả quan niệm ấy, minh bạch và rõ ràng như thế, nhưng nếu các ông bám chặt vào đó, nếu các ông quý chuộng nó, nếu các ông cất giữ nó, nếu các ông ràng buộc vào với nó, thì vậy là các ông đã không hiểu rằng giáo lý chỉ như một chiếc bè, cốt dùng để qua sông chứ không phải để mà ôm giữ lấy."[31]

Ở một chỗ khác, đức Phật giảng ẩn dụ danh tiếng này, trong ấy giáo lý được ví như một chiếc bè dùng để qua sông, chứ không phải để nắm giữ và mang trên lưng.

"Hỏi các Tỳ kheo, một người đi du lịch, đến một khoảng sông rộng. Bờ bên này rất nguy hiểm, nhưng bờ bên kia thì an ổn và không có nguy nan. Không có một con thuyền nào để qua bên kia bờ sông, cũng không có một chiếc cầu nào để đi qua. Người ấy tự nhủ: "Con sông thật rộng, bờ bên này đầy hiểm nguy, nhưng bờ bên kia thì an ổn không nguy hiểm. Không có con thuyền nào để sang bên kia, cũng không có một chiếc cầu nào để qua. Bởi thế, thật sẽ rất tốt nếu ta lượm cỏ, gỗ, cành cây và lá để làm một chiếc bè, và nhờ chiếc bè đó mà qua bờ kia cho an ổn, dùng cả tay chân ta để chống chèo." Rồi hỏi các Tỳ kheo, người ấy lượm cỏ, gỗ, cây, lá mà làm một chiếc bè, và nhờ chiếc bè ấy đưa sang bờ bên kia một cách an ổn, chống chèo bằng chân tay mình. Sau khi đã vượt qua sông đến bờ kia, y nghĩ: "Chiếc bè này thật đã giúp ích cho ta rất nhiều. Nhờ nó ta đã vượt qua an ổn đến bờ sông bên này, chống chèo bằng tay chân ta. Thật đáng nên mang chiếc bè này trên đầu hay trên lưng bất kỳ ta đi đâu."

- Các ông nghĩ thế nào hỏi các thầy Tỳ kheo? Nếu người ấy làm như thế thì hành động của y có phải là một hành động thích đáng đối với chiếc bè hay không?

- Bạch Thế Tôn, không.

"Vậy thì y nên làm thế nào với chiếc bè? Sau khi đã vượt qua sông và đến bờ bên kia, giả sử người ấy suy nghĩ: "Chiếc bè này thật đã có công dụng rất lớn với ta. Nhờ nó ta đã sang đến bờ sông bên này một cách an ổn, chống chèo bằng tay chân ta. Ta nên để chiếc bè này trên nước, rồi tiếp tục đi bất cứ đâu." Ấy là hành động một cách thích đáng đối với chiếc bè. Cũng thế, hỏi các Tỳ kheo, ta đã truyền dạy một giáo lý tương tự như một chiếc bè, nó cốt dùng để vượt qua, chứ không phải để mang theo, ôm giữ. Hỏi các Tỳ kheo, đã hiểu rằng giáo lý chỉ như một chiếc bè, thì pháp (dhamma) các ông còn phải lìa bỏ, huống nữa phi pháp (adhamma)[32] thì lại càng nên xả bỏ biết chừng nào."
http://www.quangduc.com/coban/18cdtk01.html

Quang Duc Homepage - Vietnamese - English Buddhist library
www.quangduc.com
August 16 at 11:36am · Unlike · 1 · Remove Preview

Chí Thiện Cư Sĩ: Nếu chúng ta so sánh mặt trăng là như là mục đích tối thượng cần đạt đến, là níp-bàn, thì Đức Phật không dùng chế định để diễn đạt quá nhiều về mục đích mà Ngài chỉ dùng chế định để diễn đạt thật nhiều về con đường tiến đến mục đích tối thượng (Níp-bàn). Hiểu về pháp chơn đế và pháp tục đế là kiến thức hỗ trợ hành giả tu tập để đạt được Thánh Quả, nhưng vấn đề chính nhất vẫn là sự hành theo giáo lý của Đức Thế Tôn, chứ không phải là sự đào sâu về vấn đề ngôn ngữ diễn đạt.
August 16 at 11:54am · Like · 2

Thuận Pháp Dhammiko: Chiếc bè này là phương tiện để đạt được mục đính là qua được bên bờ kia sông có an ổn không hiểm nguy, quan trọng là người đó thấy được tác dụng của chiếc bè và không tham đắm nó làm gì, nhưng không có nó thì không được.
Người hành thiền cũng vậy, thấy chơn đế và tục đế để làm phương tiện giác ngộ giải thoát khổ. Ai giải thoát khổ rồi thì quên chơn đế và tục đế đi. Nhưng bảo đảm nếu chúng ta không phân biệt được chơn đế và tục đế, không dùng chúng để tu tập như người dùng chiếc bè để qua sông, thì chúng ta vĩnh viễn không bao giờ giải thoát khổ được dù tu tập rất tinh tấn.
August 16 at 11:55am · Like · 1

Chí Thiện Cư Sĩ: Mục đích tối thượng (nip-bàn) hành giả sẽ trực tiếp hiểu được tường tận khi đoạn diệt các lậu hoặc.
August 16 at 11:56am · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Ven Adhiṭṭhāna, TP thấy dùng ví dụ trái sầu riêng vẫn chưa lột tả được đối tượng của tâm quả bất thiện và đối tượng của tâm quả thiện! Phải lấy ví dụ đối tượng mạnh để mọi người tin nhân quả, sợ làm việc bất thiện và luôn trau dồi việc thiện???
August 16 at 12:04pm · Like

Chí Thiện Cư Sĩ: Vậy chúng ta hãy dùng ví dụ về người ngoại đạo Jampuka, người sống thời Đức Phật tại thế, người này do bị nghiệp quá khứ nên chỉ thích ăn phân thay cho vật thực. Do trong thời Đức Phật Ca Diếp, vị này là một vị Tỳ Kheo đã ganh ghét, xúc phạm đến Bậc Alahan đồng thời vị này cũng đỗ bỏ vật thực của thí chủ cùng dường đến Bậc Alahan, nên đến thời Đức Phật sanh làm kẻ ngoại đạo ăn phân mà sống, sau khi Đức Phật tế độ vị này đã chứng quả Thánh Vô Học. Như vậy, khi vị này dùng phân thay vật thực, tâm thiệt thức thọ xã quả bất thiện vô nhân sanh khởi trong lộ tâm để bắt cảnh, nhưng đổng lực là tâm tham.
August 16 at 12:41pm · Unlike · 1

Thuận Pháp Dhammiko: Một ví dụ cho tiêu chí để phân biệt cảnh trần tốt đẹp và không tốt đẹp là đối tượng của các tâm quả vô nhân. Có 2 đứa bé, một đứa là con của gia đình ăn xin nghèo khó, đứa kia là hoàng tử con vua quyền quý giàu có. Đứa con nhà ăn xin thì toàn thấy cảnh nhà cửa không đẹp, nghe tiếng lời không hay, ăn uống thức ăn không ngon,... Đứa hoàng tử con vua thì toàn thấy cảnh đẹp, toàn nghe tiếng lời hay, ăn toàn sơn hào hải vị,...Tóm lại các tâm quả vô nhân tiếp nhận cảnh của hai đứa bé này khác nhau là do nghiệp đời trước chúng tạo ra khác nhau nên hoàn cảnh sống hiện tại khác nhau. Đứa hoàng tử đương nhiên đời trước tạo nhiều phước thiện hơn.

Cùng 1 cảnh trần (đối tượng) nhưng người này thấy là tốt đẹp, người khác có thể thấy là không tốt đẹp, thì đối tượng đó khi nào là pháp chân đế, khi nào là pháp tục đế??? Có lẽ người thấy pháp chơn đế thì thấy bình thường, có thể không tốt đẹp, nhưng người thấy pháp tục đế là thấy tốt đẹp! Ví dụ như mọi người bình thường nhìn thấy cô hoa hậu thì ai cũng cho là đẹp, còn đối với vị tu tập quán thân như bộ xương hay quán thân như túi đựng thịt xương, máu me thì thấy không đẹp, đáng ghê tởm :)
August 16 at 1:31pm · Like

Tứ Diệu Đế: "Chư Hiền, do nhơn con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại."
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung18.htm

Mọi người có tưởng khác nhau, sự suy tầm khác nhau, hý luận vọng tưởng khác nhau nên có sự thấy biết khác nhau.
August 16 at 1:52pm · Like · 1

Chí Thiện Cư Sĩ: Có những chúng sanh do thiện sự tạo trong quá khứ nên kiếp này giàu sang, có vợ đẹp con xinh. Nhưng nếu chúng sanh ấy không phải là người hiểu giáo lý thì sẽ khởi các tâm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức thọ xã quả thiện vô nhân để tiếp nhận cảnh rồi sau đó đến chặn đổng lực sẽ sanh tâm tham ái dục. Nhưng nếu chúng sanh ấy là người hiểu được giáo lý, thì sau khi tâm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức thọ xã quả thiện vô nhân sanh khởi thì đến chặn đổng lực vị ấy quán tưởng quy trình diệt hoại của xác thân hoặc vị ấy quán xét pháp chơn đế thấy rõ đây chỉ là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, sắc uẩn vô thường, thọ uẩn vô thường, tường uẩn vô thường, hành uẩn vô thường, thức uẩn vô thường, do vậy tâm đại thiện hợp trí sanh khởi. Như vậy, cùng một cảnh tốt nhưng tâm sinh lên có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Ngược lại, đối với cảnh xấu cũng vậy, nếu là người không hiểu giáo lý thì sau tâm quả bất thiện vô nhân sanh khởi sẽ thường có sự khó chịu của tâm sân sanh khởi, nhưng ngược lại đối với người có tu tập sẽ quán xét tam tướng, nghiệp quả, thấy rõ đâu là chơn đế thì sẽ khởi tâm đại thiện hợp trí.
August 16 at 1:53pm · Like

Binh Anson: Cái gọi là “chân đế” trong A-tỳ-đàm (VDP) thật ra chỉ là chân đế theo quan điểm của mỗi bộ phái trong thời kỳ phân phái (hình thành trong khoảng 200-500 năm sau khi Đức Phật bát-niết-bàn). Hình như mỗi bộ phái có lối giải thích khác nhau về tâm, tâm vương, tâm sở, sắc pháp, niết-bàn, v.v., mặc dù nhìn chung, đó cũng chỉ là những hình thức khai triển chi tiết các khái niệm đã có từ thời Đức Phật (danh sắc, tứ đại, ngũ uẩn, 12 xứ, 18 giới).

Vì vậy, theo thiển ý, đó là “chân đế của tục đế” (ngôn tự thế gian), không phải là chân đế thật sự (phi ngôn tự thế gian).
August 16 at 2:20pm · Like · 2

Chí Thiện Cư Sĩ: Các danh từ dùng để chỉ định pháp chơn đế cũng là pháp tục đế (pháp chế định), nhưng gọi là Danh Chơn Chế Định. Còn những danh từ dùng để chỉ những việc thường tình thế tục gọi Phi Danh Chơn Chế Định, vì vậy chúng ta đừng nhầm lẫn giữa pháp chơn đế và pháp danh chơn chế định.
August 16 at 2:33pm · Like · 2

Minh Quang: Theo MQ hiểu thì có lẽ mọi thứ ngôn ngữ, cử chỉ để đặc tả các hình tướng (sắc pháp) cũng như mọi thứ ngôn ngữ, cử chỉ để đặc tả tâm và trạng thái tâm, niết bàn (danh pháp), đều thuộc về ngôn ngữ qui ước,chế định (tục đế), (có lẽ bao gồm cả vdp). Còn những cảm giác, tri giác, kinh nghiệm nhận biết như (mắt, mũi, tai, lưỡi, thân, ý) để bản thân thực sự trải nghiệm hay biết thực tại vũ trụ như (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) thì mới thực sự là (chân đế), (nhưng có lẽ là tâm đã phải vượt qua tam giới cũng như các triền cái...)
August 16 at 6:21pm · Like

Hoa Nguyen: Tâm (có vài chục trạng thái) và tâm sở (có gần hay hơn 100) là những gì người bình thường có thể nhận thức bằng cảm thọ, ý thức, nên theo ý nghĩ riêng (không căn cứ trên Vi Diệu pháp hay Duy thức) đều thuộc về Tục đế, hiểu là thuộc chân lý của thế gian. Các hiện tượng, trạng thái thuộc tâm và tâm sở ở phần sâu kín có vẻ bí ẩn đối với người bình thường (nên có xu hướng đẩy về chân đế), nhưng các nhà tâm lý học, các vị thiền quán sâu xa có thể nhận dạng, nhận thức được (như về vô thức, tiềm thức, ý thức trong mộng, bản năng) và với họ cũng chỉ là tục đế. Chỉ những thuộc tính của Niết Bàn là Chân đế. Xin nói lại, trên chỉ là ý nghĩ riêng.
August 16 at 8:18pm · Like

Phan Minh Nguyet: Cảm ơn các đạo hữu đã chia sẻ ý kiến nhưng tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời.

- Về vấn đề thứ nhất, tôi đã được 1 vị giảng sư VDP trả lời là trong Tạng VDP không đưa ra tiêu chí nhưng trong chú giải đưa ra tiêu chí là lấy một người nam trung bình làm căn cứ, nếu anh ta nhận cảnh trần là tốt đẹp thì cảnh trần là tốt đẹp. Tôi hơi băn khoăn về điểm này vì có lẽ lại phải xác định thế nào là một người nam trung bình. Đạo hữu nào biết nguồn tư liệu về vấn đề này xin chỉ dẫn.
- Theo lý thuyết VDP mà tôi hiểu đến nay thì đối tượng của tâm vô nhân là chân đế, nghĩa là sắc pháp. Mà theo tôi hiểu đã nói sắc pháp thì là thực tại khách quan, sắc chỉ là sắc, nếu nói tốt đẹp hay không tốt đẹp thì có lẽ cần có tiêu chí khách quan chứ không phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người.
August 16 at 8:50pm · Edited · Like

Hoa Nguyen: Thật ra, từ "tiêu chí" rất khó hiểu. Có phải muốn nói thế nào gọi là đẹp, thế nào là xấu? Nếu vậy thì nên lấy nhận thức trung bình của con người bình thường để làm mức phân định một sự vật là đẹp hay xấu (theo quan niệm xưa thì nam nhân là "đại diện" cho con người bình thường hơn nữ nhân). Nhưng không phải ai cũng "bình thường" như nhau. Nhiều người do cấu tạo bẩm sinh của não bộ và thân thể mà có những cảm quan không giống người khác, và phần cảm thọ, nhận thức này thuộc chủ quan riêng. Tính bẩm sinh ở đây coi như là "vô nhân" (thường hiểu đến từ nghiệp trước rất khó nhận biết). Tôi không hiểu "sắc pháp" là chân đế, và sắc pháp đó là đối tượng nhận thức của con người, bao gồm phần khách quan (ai cũng có) và chủ quan (riêng của mỗi cá nhân). Cho nên mỗi người thấy đối tượng quan sát đẹp hay xấu không như nhau, có khi rất khác nhau. Thí dụ người nặng tính sân hận khi nhìn người họ không ưa thích không thấy những vẻ đẹp có ở đối tượng.
August 16 at 9:20pm · Like

Chí Thiện Cư Sĩ: Theo thiển nghĩ của tôi như vầy :

Trước tiên, chúng ta sẽ loại trừ trường hợp chúng ta đã biết được do nghiệp gì đã sanh ra các loại tâm quả vô nhân mà chúng ta đang dùng để tiếp cảnh, bởi vì nếu chúng ta biết được nguyên nhân rồi thì đương nhiên chúng ta đã có cơ sở để xác định cảnh đó là xấu hay tốt.

Như vậy, chúng ta chỉ bàn đến cách nhận biết trong trường hợp chúng ta đối mặt với cảnh mà hoàn toàn không biết về nghiệp quá khứ.

15 tâm vô nhân bắt cảnh chơn đế chứ không bắt cảnh tục đế, mà phương diện tốt hay xấu của cảnh là thuộc về phạm trù tục đế, mà tục đế lại thuộc cảnh pháp. Do vậy, để xét cảnh bắt được là tốt hay xấu thì phải dựa vào những lộ ý nối tiếp lộ ngũ sau đó, hầu như tất cả những nghiệp được tạo, tức là sự phản ứng ngược lại với cảnh của chúng ta thường kết hợp giữa lộ ngũ và lộ ý vào, nhưng vì thời gian của một lộ trình thật nhanh, nhanh đến nỗi một phẩy móng tay đã có hàng tỷ lộ tâm sanh khởi, nên chúng ta không phân biệt đâu là lộ ngũ đâu là lộ ý.

Thông thường, theo chế định cảnh tốt là cảnh toại ý, thu hút chúng sanh, khiến cho chúng sanh ưa thích hoặc mong muốn, thường làm cho tâm tham và tâm thiện sanh khởi, còn cảnh xấu là cảnh bất toại ý, không thu hút chúng sanh, khiến cho chúng sanh xa lánh hoặc không mong muốn, thường làm cho tâm sân sanh khởi. Tuy nhiên, cách phân biệt này cũng có ngoại lệ, như trường hợp một chúng sanh do thường cận y duyên thường nổi lòng đố kỵ trước cảnh người khác tạo phước hoặc chúng sanh trong lúc cúng dường hay bố thí thường có tâm tham nổi dậy hoặc chúng ta hoài nghi tam bảo. Lại thêm trường hợp các hành giả dùng đề mục tử thi để hành thiền, tử thi là cảnh khiến cho người ghê sợ nhưng qua sự suy xét về tiến trình hoại diệt của tử thi thì tâm thiện hợp trí khởi lên rất nhiều.

Tóm lại, chúng ta muốn phân biệt cảnh tốt hay xấu, thì phải xét hai trường hợp sau:

Trường hợp phổ biến, xem xét thân hành, khẩu hành, ý hành của chúng ta phản ứng ngược lại cảnh trong nhiều lộ ý sau đó. Nếu phản ứng đó mang tính ghê sợ, ghét, xa lánh hoặc hủy diệt đối tượng, tâm sân sanh khởi tại chặn đổng lực, thì đó là cảnh xấu. Nếu chúng ta bị thu hút vào đối tượng, phát sinh ưa thích, mong muốn, có thể là sự mong muốn của pháp dục, tâm tham hoặc tâm thiện sanh khởi tại chặn đổng lực, thì đó là cảnh tốt.

Trường hợp ngoại lệ, chúng phải dựa vào nhận định phổ thông để xét cảnh, đồng thời chúng ta cũng phải xét phản ứng trước cảnh. Nếu khi xét thấy đây là cảnh tốt (theo nhận định phổ biến) nhưng phản ứng ngược lại cảnh là tâm sân hoặc tâm si hoài nghi thì đây chắc là do thường cận y duyên và do nghiệp quả, ví như trường hợp một người gặp cảnh chư thiên hiện ra rất kỳ lạ nhưng do bản chất yếu đuối muội lược nhiều đời kiếp nên không khởi tâm thiện mà khởi tâm sân kinh sợ. Nếu khi xét thấy đây là cảnh xấu (theo nhận định phổ biến) nhưng tâm sinh khởi là tâm thiện, thì đây là do sự huân tập và khéo tác ý của chúng sanh ấy, ví như người bị kẻ khác đánh đập không khởi tâm sân mà khởi tâm thiện do người ấy quán xét thấy kết quả này do nghiệp quá khứ và nghiệp đủ điều kiện phải trả.

Qua đó, chúng ta thấy việc đưa ra tiêu chí để phân định cảnh tốt hay cảnh xấu một cách đầy đủ trọn vẹn là điều rất khó khăn, chắc chỉ có Đức Thế Tôn và các Bậc Lậu Tận mới làm được điều này. 15 tâm vô nhân và khán ngũ môn chỉ biết cảnh chơn đế trong lộ ngũ hoặc từng lộ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân riêng lẻ, còn việc bắt cảnh tục đế là phận sự của các lộ ý sau đó mà trong đó không có 16 tâm vô nhân.
August 17 at 9:50am · Unlike · 2

Chí Thiện Cư Sĩ: Phân tích trên chỉ xét trong hai lĩnh vực chơn đế và tục đế, không xét nhiều đến các phạm trù còn lại trong 21 cảnh, nếu xét đến thì ngũ song thức biết được đến 7 cảnh, đó là Cảnh Sắc Pháp, cảnh Hiện Tại, Cảnh Dục Giới, Cảnh Chơn Ðế, Cảnh Nội Phần, Cảnh Ngoại Phần và 1 trong 5 Cảnh.
August 17 at 10:01am · Unlike · 2

Thuận Pháp Dhammiko: Nếu Phan Minh Nguyet đọc các cmt trên mà vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng thì nên cho qua cái thắc mắc này! Vì đức Phật nói rằng cái gì thuộc về Nghiệp và quả của nghiệp là điều không thể nghĩ bàn, công nhận cho khỏe. Vì 15 vô nhân tâm không phải là đối tượng quan trọng của thiền Vipassanā, những tâm khác như 12 tâm bất thiện, 8 tâm đại thiện, các sở hữu tâm và các sắc pháp là những đối tượng tốt của thiền Vipassanā.
August 17 at 1:30pm · Like · 2

Minh Quang: Theo Vi diệu pháp, trong đời sống chúng sinh (cõi dục giới) có 54 Tâm Dục giới gồm (12 tâm bất thiện + 24 tâm dục giới tịnh hảo + 18 TÂM VÔ NHÂN = 54 tâm).

Ở tầng thiền sắc giới (từ sơ đến tứ thiền) có 15 tâm Sắc giới.

Ở tầng thiền vô sắc giới (từ ngũ thiền đến bát thiền) có 12 tâm Vô Sắc giới.

Ở Tâm Siêu Thế giới (niết bàn) có 8 tâm Siêu Thế.

Như vậy, toàn bộ mọi trạng thái tâm của chúng ta tất cả có tổng cộng 89 tâm.

Theo Vi diệu pháp, thì ''Những tâm mà không có sở hữu làm nhân gọi là tâm vô nhân.'' có 15 loại tâm quả vô nhân:

10 tâm là ngũ song thức
1 tâm tiếp thu quả bất thiện.
1 tâm tiếp thu quả thiện .
1 tâm quan sát quả bất thiện câu hành thọ xả.
1 tâm quan sát quả thiện câu hành thọ xả.
1 tâm quan sát quả thiện câu hành thọ hỷ.

Mười tâm quả vô nhân được phân thành năm đôi, gọi là Ngũ song thức (Dvi pancavinnàna). Chúng được tóm tắt:

Nhãn thức (Cakkhuvinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ xả, quả thiện câu hành với cảm thọ xả.

Nhĩ thức (Sotavinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ xả, quả thiện câu hành với cảm thọ xả.

Tỷ thức (Ghànavinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ xả, quả thiện câu hành với cảm thọ xả.

Thiệt thức (Jivhàvinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ xả, quả thiện câu hành với cảm thọ xả.

Thân thức (Kàyavinnàna): quả bất thiện câu hành với cảm thọ khổ, quả thiện câu hành với cảm thọ lạc.

Theo Vi diệu pháp, thì ''Tâm quả là kết quả của nghiệp thiện và nghiệp bất thiện.''...Thấy, nghe, ngửi, nếm và đụng thì không phát sanh một cách ngẫu nhiên; chúng là kết quả của nghiệp. Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn và thân căn là sắc pháp do nghiệp tạo tác, chúng là sắc nghiệp. Chỉ có quả của danh nghiệp thì được gọi là quả, và như vậy chỉ có tâm và sở hữu mới có thể là quả. Sắc pháp không phải là quả.

Ðức Phật dạy rằng mỗi sự vật phát sanh phải có nhân duyên. Khi chúng ta thấy điều gì không vui thì phải có nhân duyên của nó: đó là kết quả của nghiệp bất thiện. Kết quả của nghiệp bất thiện thì tương phản với nghiệp thiện. Thấy điều gì vui là quả thiện; điều này có thể là kết quả của nghiệp thiện. Tâm quả vô nhân phát sanh khi nó biết một đối tượng bất lạc hay lạc do một trong năm căn. Lúc đó không có nhân bất thiện hay nhân tịnh hảo phát sanh cùng với tâm....''

MQ liệt kê dài dòng để chính tự mình có khái niệm về bức tranh (tâm), còn những ai đã biết thì cùng ôn lại để tìm ra (tiêu chí) để ''... phân biệt cảnh trần tốt đẹp và không tốt đep...''còn theo ngôn ngữ vdp thì là ''quả bất thiện hoặc quả thiện'' đối với tâm quả vô nhân.

Theo như giáo lí đạo phật thì (đau khổ hay hạnh phúc) hoặc (thiện và bất thiện) hay địa ngục (xấu ác) và thiên đường (đẹp đẽ) có lẽ đều do nghiệp (thiện, ác) tức hành uẩn (sankhāra), như vậy chừng nào chúng ta còn ở trong tam giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) thì chúng ta còn bị lệ thuộc, quyết định bởi nghiệp hay hành uẩn (sankhāra). thế nên ''cảnh trần tốt đẹp nhất'' có lẽ đó là tâm siêu thế (niết bàn) và ''cảnh trần không tốt đẹp''có lẽ là cõi dục giới cũng như các cõi thấp hơn, còn (tiêu chí) để phân biệt, nhận ra dĩ nhiên là thành quả thực hành gặt hái từ con đường đạo đế (giới, định, tuệ).

http://phathoc.net/thu-vien/luan/gioi-thieu-giang-giai-luan-tang/7ED448_vi_dieu_phap__giang_giai/p11.aspx
http://chuataythien.vn/ad-80797-657/Tam-Vo-Nhan-Ahetuka-Citta-.aspx
http://www.quangduc.com/luan/30vidieuphap09.html
http://phathoc.net/thu-vien/luan/gioi-thieu-giang-giai-luan-tang/7ED448_vi_dieu_phap__giang_giai/p11
phathoc.net
August 17 at 3:23pm · Edited · Like · 2 · Remove Preview

Minh Quang: ''...Khi vị A la hán biết cảnh lạc và cảnh bất lạc do thân căn, vị ấy có thân cảm thọ khổ hoặc thân cảm thọ lạc phát sanh cùng với tâm quả vô nhân mà gọi là thân thức, nhưng sau tâm quả, vị A la hán không có tâm bất thiện hoặc tâm thiện; mà chỉ có tâm tốt. Chúng ta xem trong Tương Ưng Bộ Kinh (IV, Salàyatana-vagga, tương ưng về cảm thọ, quyển 1, 6) mà Ðức Phật dạy cho chư Tỳ khưu:

"Này chư Tỳ khưu, kẻ vô văn phàm phu cảm nhận lạc thọ, khổ thọ, và xã thọ. Này chư Tỳ khưu, vị thánh đệ tử đa văn cũng cảm thọ giống như ba cảm thọ trên.

Ở đây này chư Tỳ khưu, điều gì là đặc thù, điều gì là tối thắng, điều gì là khác biệt giữa bậc thánh đệ tử đa văn và kẻ vô văn phàm phu."?

"Bạch Thế Tôn, các pháp chúng con dựa trên lời dạy căn bản của Thế Tôn"..

"Này chư Tỳ khưu, kẻ vô văn phàm phu khi cảm xúc khổ thọ, sầu muộn, than van, đấm ngực đi đến bất tỉnh. Vị ấy cảm giác hai lần cảm thọ, thân và tâm... Cảm giác khổ vị ấy cảm thấy sân hận. Cảm giác sân hận đối với cảm thọ khổ, sân hận ngấm ngầm trong vị ấy. Cảm giác lạc, vị ấy hoan hỷ trong cảm thọ lạc. Tại sao vậy? Này chư Tỳ khưu kẻ vô văn phàm phu không thoát ly cảm thọ khổ ngoài dục lạc. Vui thích trong dục lạc cho nên tham dục lạc ngấm ngầm trong vị ấy..."

Ðây không phải là đời sống thật sự sao? Khi cảm thọ khổ, chúng ta muốn cảm thọ lạc; chúng ta tin rằng nó là hạnh phúc thật sự. Chúng ta không thấy đời là khổ. Chúng ta không muốn thấy bệnh hoạn, già nua và chết chốc, "sầu và bi", và sự vô thường của pháp hữu vi. Chúng ta hy vọng đời là hạnh phúc và khi bị đau khổ chúng ta nghĩ rằng lạc thọ có thể chữa trị sự đau khổ của chúng ta và chúng ta dính mắc vào nó. Theo lời dạy của Ðức Phật về "Pháp duyên khởi" ngài dạy rằng thọ duyên ái. Không những có cảm thọ lạc và cảm thọ xả duyên ái, mà còn cảm thọ bất lạc duyên ái, vì người ta muốn thoát khỏi cảm thọ bất lạc (Thanh tịnh đạo, XVII, 238). Xa hơn nữa, chúng ta xem trong kinh:

...Nếu cảm giác lạc thọ, vị ấy cảm thấy mình như người bị trói buộc. Nếu cảm giác khổ thọ và xả thọ, vị ấy cảm thấy mình cũng như người bị trói buộc. Này chư Tỳ khưu kẻ vô văn phàm phu này được gọi là người bị trói buộc trong sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Như Lai tuyên bố rằng người ấy bị trói buộc trong đau khổ.

Nhưng này chư Tỳ khưu, bậc thánh đa văn khi tiếp xúc khổ thọ, không than van, không có khóc lóc, không có đấm ngực, không có đi đến bất tỉnh. Vị ấy chỉ cảm giác thân thọ mà không cảm giác tâm thọ ...Nếu vị ấy cảm giác lạc thọ, khổ thọ, xả thọ, cảm giác nó như người không bị trói buộc. Như vậy này chư Tỳ khưu, Như Lai tuyên bố rằng vị thánh đệ tử này đã thoát khỏi sự trói buộc của sanh già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não, giải thoát khỏi khổ đau ..."

http://chuataythien.vn/ad-80797-657/Tam-Vo-Nhan-Ahetuka-Citta-.aspx

Tâm Vô Nhân (Ahetuka Citta) | chuataythien.vn
chuataythien.vn
Tâm Vô Nhân (Ahetuka Citta) Tâm Lý và Triết học Phật giáo<br/>áp dụng trong đời...
See More
August 17 at 5:25pm · Like · Remove Preview

Hoa Nguyen: Tôi thấy câu hỏi đặt ra có gì xa lạ hay không đúng câu hỏi dành cho đạo Phật, hay cho Vi Diệu Pháp (giả dụ ở một người thật tâm tìm hiểu đạo). Thế nào là tiêu chí cho tốt đẹp và không tốt đẹp (xấu) ? Cần nói rõ đạo Phật không đặt vấn đề đẹp hay xấu trong nhận thức, đánh giá sự vật, hành động, mà chủ yếu là xét mọi thứ ở hai phạm trù thiện và bất thiện. Bất thiện dẫn tới gây đau khổ cho mình và cho người, còn thiện thì trái lại, đưa tới an vui cho người và cho bản thân. Nhưng ở đây cũng không có tiêu chí, hiểu như mức phân định rõ, giữa thiện và bất thiện, vì những vô minh, sân, dục, chấp ngã,... trong con người làm che mờ, đôi khi gây lẫn lộn giữa thiện và ác. Vẫn thấy có hành động ác được ngụy trang dưới hình thức thiện, tốt, đẹp. Cho nên tôi thấy câu trả lời của vị sư nào đó về "tiêu chí" tốt xấu cũng rất "trí tuệ": lấy tầm nhìn trung bình của một người nam bình thường (người nữ ngày xưa hiểu biết về nhiều mặt của cuộc sống không bằng người nam).
Bài viết về Tâm Vô Nhân trên trang chùa Tây Thiên rất hay và có thể cho là đầy đủ. Nhân đây, tôi thấy có một từ dùng trong Vi diệu pháp vẫn chưa thống nhất giữa các tác giả (có thể gây bối rối cho người đọc). Đó là tâm sở hữu, tâm sở và sở hữu. Tôi không biết trong Pali thế nào, nhưng trong tiếng Việt thì "tâm sở hữu" có nghĩa là những thuộc tính của tâm, thuộc về tâm, như sân, tham, ái dục, tầm, tứ, từ, bi, hỷ, xả. Tâm sở hữu có thể nói ngắn lại là "tâm sở" cũng đủ ý. Nhưng nếu chỉ nói là "sở hữu" thì thấy từ dùng thiếu nghĩa.
August 17 at 10:01pm · Like

Minh Quang: ''16. Làm thế nào xác định rằng một hành động là thiện (kusala) hay bất thiện (akusala)? Dựa trên tiêu chuẩn đạo đức nào?

Một cách vắn tắt, cái gì liên hợp với ba căn (mūla) bất thiện (akusala) là bất thiện. Liên hợp với ba căn thiện (kusala) là thiện.

Cũng như hột giống được gieo trồng trên đất phì nhiêu sẽ sanh sôi nảy nở, không sớm thì chầy, tùy theo bản chất riêng của nó.

Cùng thế ấy, hành động thiện và bất thiện sẽ tạo những hậu quả đáng được ưa thích hay không đáng được ưa thích, hậu quả ấy được gọi là Vipāka (Quả)''

http://www.budsas.org/uni/u-vdp-ty/vdpty01.htm
Vi Dieu Phap Toat Yeu - 01
www.budsas.org
Tôi xin thành kínhn Giác Vô Song, Giáo Pháp Tối Thượng và Giáo Hội Chúng Tăng Cao Quý, và xin nói về những gì đ
August 17 at 11:16pm · Like · Remove Preview

Minh Quang: 15 tâm quả vô nhân là sự biết cảnh không có bản chất ác xấu (bất thiện) hay tốt đẹp (thiện),nhưng do trong quá khứ thành tựu bởi Nghiệp Bất Thiện (Tham, Sân, Si) nên sinh ra 7 (Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân ),còn nếu trong quá khứ thành tựu bởi Nghiệp Thiện (Vô Tham,vô Sân,vô Si) thì sinh ra 8 (Tâm Quả Thiện Vô Nhân)
tâm quả vô nhân là các tâm thuộc về''Tâm Lộ Ngũ Môn" tức là 5 căn ( mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) trực tiếp nhận thức 5 trần cảnh (sắc,thanh,hương,vị,xúc) nó chỉ nhận cảnh cũng như nghiệp (thiện,ác) từ quá khứ nhưng ở giai đoạn này nó chỉ tiếp diễn nghiệp cũ nhưng không tạo nghiệp mới. căn thứ 6 (ý căn) nhận thức (pháp trần) gọi là''Tâm Lộ ý Môn"thì mới có thể tác động đến nghiệp cũ cũng như tạo nghiệp mới

''...Khi có hai người trong cùng một hoàn cảnh, một người có thể có phi như lý tác ý và người kia có thể có như lý tác ý, tùy thuộc vào nghiệp lực của họ. Chúng ta xem trong Tương Ưng Bộ Kinh (IV, Sanàyatana, Tương Ưng Sáu Xứ, Năm mươi kinh thứ tư, 202, dục lậu) về vị Tỳ khưu, sau khi có phi như lý tác ý vị ấy biết cảnh xuyên qua một trong sáu môn, và một vị Tỳ khưu khác có như lý tác ý. Chúng ta xem ngài Moggallàna dạy chư vị Tỳ khưu:

Này chư hiền giả, tôi sẽ dạy cho quí vị phương pháp nhiễm dục lậu và phương pháp không nhiễm dục lậu...

Này chư hiền giả, thế nào là nhiễm dục lậu?

Này chư hiền giả, ở đây một vị Tỳ khưu, mắt thấy sắc, tham đắm sắc khả ái, chán ghét sắc không khả ái, sống không có chánh niệm, và tâm ích kỷ. Vị ấy không biết rõ như thật, tâm giải thoát và tuệ giải thoát, chính ở đây các ác bất thiện phát sanh chưa được đoạn trừ.

Này chư hiền giả, vị Tỳ khưu này được gọi là nhiễm "dục lậu sau khi mắt thấy sắc, tai, mũi, lưỡi. . .tâm biết cảnh pháp." Khi vị Tỳ khưu an trú như vậy, này chư hiền giả, này chư hiền giả, nếu Ma vương [5] đến với vị ấy bằng mắt, Ma vương nắm lấy cơ hội. Nếu ma vương đến vị ấy bằng lưỡi...bằng tâm, Ma vương nắm lấy đối tượng, nắm lấy cơ hội...

Này chư hiền giả, sống như vậy, cảnh sắc chinh phục vị Tỳ khưu, vị Tỳ khưu không chinh phục cảnh sắc. Cảnh thinh, hương, vị, xúc, và cảnh pháp chinh phục vị Tỳ khưu, không phải vị Tỳ khưu chinh phục cảnh pháp. Này chư hiền giả, vị Tỳ khưu này được gọi là "người bị sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp chinh phục". Vị ấy bị các ác bất thiện pháp, nhiễm ô chinh phục, dẫn đến tái sanh, đầy sợ hãi, quả đau khổ, tương lai của vị đó tái sanh, già và chết. Như vậy này chư hiền giả, vị ấy bị nhiễm dục lậu.

Và này chư hiền giả, thế nào là người không bị nhiễm dục lậu?

Ở đây, này chư hiền giả, một vị Tỳ khưu mắt thấy sắc, không tham đắm sắc khả ái, không chán ghét sắc không khả ái...

Lưỡi nếm vị... ý biết cảnh pháp, vị ấy không tham đắm pháp khả ái, không ghét bỏ pháp không khả ái, nhưng sống an trú chánh niệm, với tâm vô lượng. Cho nên vị ấy biết rõ như thật, tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nơi đây, các ác bất thiện pháp phát sanh được đoạn trừ hoàn toàn.

Này chư hiền giả, vị Tỳ khưu này được gọi là không bị nhiễm dục lậu sau khi mắt thấy sắc...không nhiễm dục lậu sau khi ý biết cảnh pháp. Sống như vậy, này chư hiền giả, nếu Ma vương đến với vị ấy bằng mắt, bằng lưỡi, bằng ý...ma vương không nắm bắt đối tượng, không nắm được cơ hội...

Vã lại, này chư hiền giả, sống như vậy là vị Tỳ khưu chinh phục sắc, các sắc không chinh phục vị ấy. Vị ấy chinh phục cảnh thinh, hương, vị, xúc, pháp. Và chúng không chinh phục vị ấy. Như vậy này chư hiền giả một vị Tỳ khưu được gọi là "người chinh phục sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp". Vị ấy chinh phục các ác bất thiện pháp, nhiễm ô, dẫn đến tái sanh, đầy sợ hãi, kết quả là đau khổ, sanh, già và chết. Như vậy này chư hiền giả, vị đó đã thoát khỏi dục lậu. ''
http://phathoc.net/thu-vien/luan/gioi-thieu-giang-giai-luan-tang/7ED448_vi_dieu_phap__giang_giai/p6.aspx

Phật Học Online - Thư Viện - Vi Diệu Pháp - Giảng Giải
phathoc.net
Phật Học Online - Thư Viện
August 19 at 9:48am · Edited · Like · 1 · Remove Preview

Minh Quang: Bạn nói tâm vô nhân nhận cảnh chân đế (thì mình cũng hiểu có lẽ chắc là vậy) dù mình nghĩ rằng (chân đế của phàm phu thì khác xa chân đế của các vị hữu học).

Chẳng hạn, khi chúng ta đọc mọi giáo lí kinh điển miêu tả về tứ thiền...(chân lí qui ước - tục đế), nhưng nếu cơ duyên đến bạn thực sự nếm trải bằng giác quan trực tiếp các tầng thiền, thì mới là (chân đế). Hoặc chưa từng biết bơi, bạn đọc hoặc nghe về bơi lội (tục đế), còn nếu tự bạn lội xuống nước học bơi, trải nghiệm bằng 5 giác quan, đó là (chân đế).
August 18 at 2:16pm · Like

Chí Thiện Cư Sĩ: Pháp chơn đế bao gồm tâm, tâm sở, sắc pháp và niết bàn. Đây là chơn tướng thật sự của mọi thứ trên thế gian. Trong đó, sắc pháp gồm tứ đại minh (đất, nước, gió, lửa) làm gốc để sinh ra 24 sắc y sinh. Như vậy, xét đến vật chất thì tất cả mọi dạng vật chất đều cấu tạo từ tứ đại.

Tuy nhiên, chúng sanh không nhận ra điều đó, đã dùng cách chế định để đặt cho tất cả mọi thứ trên thế gian từ vật chất đến tinh thần theo cách của thế tục, trong đó những pháp hữu vi nào sinh khởi do nghiệp thiện khiến cho chúng sanh hài lòng thì thường được gọi là tốt đẹp, còn những pháp hữu vi nào sinh khởi do nghiệp ác, khiến cho chúng sanh bất toại ý thường được gọi là xấu, không tốt, cách định đặt này có ngoại lệ như bạn đã biết.

Như vậy, 15 tâm vô nhân bắt cảnh chơn đế, cụ thể là sắc pháp, điều này sẽ diễn ra trong lộ ngũ. Còn cảnh này là tốt hay xấu (tất cả cảnh đều từ tứ đại minh) theo cách chế định của chúng sanh (tục đế) sẽ được diễn ra trong lộ ý nối lộ ngũ, nhưng nên nhớ lộ ý bắt được cả hai cảnh chơn đế và tục đế.

Nếu bạn nắm được tiến trình này, bạn sẽ không thấy được mâu thuẫn ở những điều bạn nêu ra. Như bạn cũng biết, khi hành vipassana, chúng ta luôn cần phải biết rõ mọi pháp sinh khởi ở gốc độ chơn đế và loại bỏ mọi khái niệm tục đế ở trong tuệ thứ nhất là tuệ phân biệt danh và sắc là vậy.
August 18 at 2:28pm · Like · 1

Chí Thiện Cư Sĩ: Tài liệu "Quy Trình Tâm Pháp" của Tỳ Khưu Chánh Minh giảng rất rõ, bạn có thể nghiên cứu thêm.
August 18 at 2:34pm · Like

Phan Minh Nguyet: Cảm ơn Chí Thiện Cư Sĩ. Tôi cũng đang định đọc cuốn đó!
August 18 at 4:08pm · Edited · Like

Mi Yoen Nguyen: Giải thích thì hơi dài dòng, con xin đưa ra 1 ví dụ: cà phê có vị đắng. Có người thích vị đắng của cà phê, có người không thích vị đắng ấy. Nhưng không vì người thích hay không thích (nó qua tới lộ trình tâm khác rồi) mà bản chất "đắng" của cà phê thay đổi. Tỷ thức thọ xả quả bất thiện sẽ là tâm biết cảnh này vì "đắng" là cảnh vị không tốt đẹp.
August 18 at 5:15pm · Like

Minh Quang: Theo VDP (Nam Tông) thì 5 căn thức (mắt, mũi, tai, lưỡi, thân) gọi là ngũ song thức (lộ ngũ môn), gọi là TÂM QUẢ VÔ NHÂN, còn căn thức thứ 6 (ý căn) thuộc (lộ ý môn).

Theo Duy Thức (Bắc Tông) thì 6 căn thức (mắt, mũi, tai, lưỡi, thân, ý), riêng về Ý mở rộng thành 3 gồm: Ý thức + Mạt na thức + A lại da thức, như vậy có 8 tâm gọi là (TÂM VƯƠNG).
http://www.tangthuphathoc.net/duythuchoc/duythuchoc.htm

Như vậy, có 1 số sai biệt về về cách hiểu:

1. Năm căn thức thuộc căn môn (mắt, mũi, tai, lưỡi, thân) theo VDP thì thuộc TÂM QUẢ VÔ NHÂN; còn năm căn thức + Ý thức + Mạt na thức + A lại da thức, theo Duy Thức thì thuộc TÂM VƯƠNG.

2. Theo VDP (TÂM VƯƠNG) và 52 TÂM SỞ (các trạng thái tâm) theo định nghĩa thì: ''Năm mươi hai trạng thái tâm đồng liên hợp với tâm vương, đồng phát sanh và đồng hoại diệt cùng tâm vương, đồng có một đối tượng và một căn cùng tâm vương''.

3. Nếu theo đn thì chúng ta hiểu không khi nào có tâm vương đứng độc lập cũng như không khi nào có tâm sở đứng độc lập, mà chúng phải ''đồng phát sanh và đồng hoại diệt''.

Nếu như vậy (theo Duy Thức), phân chia 8 tâm vương đứng độc lập thì hiểu như thế nào? Cũng như 5 căn thức (mắt, mũi, tai, lưỡi, thân) theo VDP nó thuộc (TÂM QUẢ VÔ NHÂN), còn theo Duy Thức nó thuộc (TÂM VƯƠNG) thì cách gọi nào đúng?

MQ thấy thật khó hiểu, các quí đạo hữu có kiến giải gì về vấn đề này!

Duy Thuc Hoc
www.tangthuphathoc.net
Duy Thức Học Nhập Môn Ngài THIÊN THÂN ...
See More
August 19 at 4:42pm · Edited · Like · 1 · Remove Preview

Hoa Nguyen: Nếu so sánh Vi Diệu pháp và Duy Thức học sẽ thấy nhiều khác biệt, vậy tạm thời không nên "phân tâm" làm việc đó. Nhắc lại theo Vi Diệu pháp có 6 tâm :
1. Tâm Nhãn Thức (Cakkhuviññāṇa): là tâm nương nhãn vật, biết cảnh sắc, hình ảnh. Gồm có 2 tâm.

2. Tâm Nhĩ Thức (Sotaviññāṇa): là tâm nương nhĩ vật, biết cảnh thinh. Có tất cả là 2 tâm nhĩ thức.

3. Tâm Tỷ Thức (Ghānaviññāṇa): là tâm nương tỷ vật, biết cảnh khí (các mùi). Gồm có 2 tâm.

4. Tâm Thiệt Thức (Jivhāviññāṇa): là tâm nương thiệt vật, nhận biết cảnh vị (các vị cay, chua, mặn,...). Gồm có 2 tâm.

5. Tâm Thân Thức (Kāyaviññāṇa): là tâm nương thân vật, nhận thức cảnh xúc (sự va chạm, nóng, lạnh, ...). Gồm có 2 tâm.

6. Tâm Ý Thức (Mana viññāṇa): là tâm bắt cảnh pháp, là cảnh trạng khởi lên trong tâm. Có tất cả 111 tâm (trừ ngũ song thức).

(Theo Tỳ kheo Giác Chánh).
August 19 at 8:57pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Trong Siêu Lý Học, Tỳ kheo Giác Chánh chia làm 6 loại tâm chứ không phải 6 tâm.

Nếu so sánh với Luận Thành Duy Thức thì 6 loại tâm trong Siêu Lý Học tương ứng từ thức thứ nhất đến thức thứ 6. Còn không biết thức thứ 7 là Mạt-na và thức thứ 8 là A-lại-da trong Duy Thức không biết ở đâu ra??? Có thể đây là 2 pháp chế định chứ không phải chơn đế!
August 19 at 9:21pm · Edited · Like

Hoa Nguyen: Manas dịch là Ý thì trong Pali cũng có nói tới. Theo Duy thức học, các Thức đều có "Căn" (là nơi thức nương tựa, hay sinh ra thức), như nhãn thức có nhãn căn, nhĩ thức có nhĩ căn, vậy Ý thức (thức thứ 6) cũng phải có căn của nó và đó là Ý căn hay là Manas (phiên âm Hán Việt là Mạt na). Vậy Mạt na thức (Skt. manas-vijñāna) hiểu là Ý căn, và Duy thức học cho nó có tính chấp Alaya là ngã, cũng là nơi chứa các bản năng bẩm sinh (như bản năng sinh tồn). Alaya có lẽ là phần mở rộng hơn ý nghĩa của Tâm Hữu phần (tâm Hộ kiếp) của VDP, nhưng tôi không có tài liệu so sánh nhiều hơn. Trong DTH , Alaya biến thành thức và là nơi tàng chứa các chủng tử do nghiệp chuyển (từ kiếp trước) và do sinh tạo thêm khi hành nghiệp ở hiện kiếp. Theo Vi Diệu Pháp hình như khi chết tâm Hữu phần sẽ chuyển kiếp; còn theo Duy Thức Học Mạt-na thức và Alaya thức sẽ còn lại sau khi sắc thân tan rã và được chuyển qua kiếp sau (cùng với một số chủng tử).
August 19 at 9:47pm · Like

Hoa Nguyen: Thành thật luận thuộc về Kinh lượng bộ (Sautrāntika).

Thức Alaya đã được nói tới, trong quan điểm của Kinh lượng bộ thời bộ phái, và có lẽ cũng trong vài bộ phái khác. Trích đoạn sau đây viết về Kinh lượng bộ (Sautrāntika).

Về Kinh lượng bộ, tất cả các tư liệu đều thống nhất xem đây là một học phái sinh ra từ Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivāda). Các tư liệu Tây bắc cho rằng đây là học phái xuất hiện cuối cùng trong số các học phái cổ xưa, vào thế kỷ thứ 4 sau Phật diệt độ. Theo Paramārtha, người của học phái này truyền dạy rằng năm uẩn đều chuyển trú từ hiện hữu này đến hiện hữu khác, do đó, học phái này thừa nhận thẩm quyền của Kinh tạng nên cũng được gọi là “người tôn nhận Kinh” (Sautrāntika; Hán dịch: Kinh lượng bộ). Kinh lượng bộ cho rằng có một thức tinh vi hơn thức thông thường, từ đó đời sống con người sinh ra và chính thức đó sẽ tái sinh. So sánh với Độc Tử bộ (Vatsīputrīya) – là bộ phái cho rằng có một tự ngã thật sự, sống kiếp này qua kiếp khác – thì Kinh lượng bộ cho rằng, chỉ có thức là luân chuyển trong vòng sinh tử và với cái chết thì bốn uẩn còn lại (ngũ uẩn, sa. pañcaskandha) chìm lắng trong thức đó. Quan điểm về sự tồn tại của thức này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành Duy thức tông (Vijñānavādin, Yogācāra).
August 19 at 10:01pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Thông tin của bác HN rất thú vị! Như vậy Mạt na thức (Skt. manas-vijñāna) chỉ là Ý căn thôi, không phải tâm hay thức.
Còn Alaya thức theo DTH giải thích:
4. Ba thọ: Thức này chỉ có "Xả thọ".
5. Ba cõi: Thức này tuỳ nghiệp lực dẫn sanh trong ba cõi.
6. Chín Địa:Trong chín địa đều có thức này.
7. Tâm sở: Thức này chỉ tương ưng với 5 món biến hành; song trong 5 thọ thì nó chỉ có "Xả thọ".
8. Chín duyên: thức này chỉ có 4 duyên: a. Căn (Mạt ma), b. Cảnh (Căn thân, thế giới và chủng tử), c. Tác ý, d. Chủng tử.
Như vậy Alaya thức chính là Tâm suy đạt thọ xả (Santirāṇacitta) làm phận sự Hữu phần (Bhavanga) và phận sự tái sanh(Patisandhi) và chết(Cuti).
August 19 at 10:11pm · Edited · Like

Minh Quang: Chúng ta tạm thời bỏ qua cách gọi tên (qui ước) mà hãy nhìn sâu vào bản chất để xem những điều giống và khác chẳng hạn về tên gọi thì VDP gọi 5 căn thức (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân) là (ngũ song thức) thuộc tâm quả vô nhân còn theo duy thức gọi 5 căn thức đó là (tiền ngũ thức) thuộc tâm vương.

Theo VDP, 5 căn thức (ngũ song thức) không thể độc lập mà phải bị chi phối bởi nghiệp (thiện, ác) quá khứ, cũng như chính các tâm sở ''đồng phát sanh và đồng hoại diệt" với tâm.

Còn theo duy thức, 5 căn thức (tiền ngũ thức) không thấy nhắc đến các manh mối về các tâm sở ''đồng phát sanh và đồng hoại diệt" với tâm, cũng như không thấy đề cập vấn đề nghiệp (thiện, ác) quá khứ.
August 19 at 10:35pm · Edited · Like

Hoa Nguyen: Chúng ta không thể bàn về Duy Thức học khi chưa đọc nhiều, không thấy DTH nhắc tới gì là vì ở chỗ đó tác giả bài viết vắn tắt về DTH không nói tới.
August 19 at 10:36pm · Like

Hoa Nguyen: Để thí dụ về v/d Duy Thức học ở trên, tôi trích đoạn giải thích sau đây của HT Thích Thiện Hoa về DTH :

"Chữ "TÂM" có nhiều nghĩa, nhưng tóm lại có 6 nghĩa:

1. Tập khởi: Chứa nhóm và phát khởi. Nghĩa này thuộc về thức thứ Tám (Tàng thức). Vì thức này có công năng "chứa nhóm" chủng tử của các pháp, rồi "phát khởi" ra hiện hành.

2. Tích tập: Chứa nhóm. Nghĩa này thuộc về bảy thức trước. Vì bảy thức trước có công năng "chứa nhóm" các pháp hiện hành để huân vào Tàng thức.

Trái lại, Bảy thức trước cũng có nghĩa "tập khởi" (chứa nhóm và phát khởi), vì bảy thức trước có công năng "chứa nhóm" các pháp hiện hành, để huân vào Tàng thức, "khởi thành" chủng tự." (hết trích)

Chú ý câu viết: "Bảy thức trước cũng có nghĩa "tập khởi" (chứa nhóm và phát khởi) ". Ngũ thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân) nằm trong "Bảy thức thức" (thêm ý thức, mạt-na) có công năng "chứa nhóm và phát khởi". Phát khởi là lấy những chủng tử có sẵn trong Tàng thức (Alaya) mà làm hiện hành. Những chủng tử ở trong Alaya đã có từ kiếp trước, hay có từ một quá khứ gần, sẽ có ảnh hưởng (tác động) đến ngũ thức trong hiện tại.
Ghi chú thêm "Tâm" ở trên là nói 8 Tâm vương, gồm 8 thức.
August 19 at 11:06pm · Like

Hoa Nguyen: Nói thêm về vấn đề trên.
Theo sách Duy Thức Học Nhập Môn do HT THÍCH THIỆN HOA dịch và lược giải, tám thức phát khởi bởi những Duyên, và trong những Duyên tạo ra mỗi thức đó đều có (duyên) chủng tử. Để so sánh thì "Duyên "(điều kiện tạo thành) trong Duy Thức học tương đương với "Nhân sanh" (Uppattahetu) là nguyên nhân làm phát sanh pháp hữu vi nói trong Vi Diệu Pháp. Còn chủng tử trong Duy thức học tương đương với "Tâm quả vô nhân" (Ahetukāvipākacitta) là những tâm thành tựu bởi những nhân thiện hay bất thiện đã gây ra trong kiếp quá khứ". (Khác nhau chăng là DTH gọi là duyên và Vi Diệu pháp gọi là nhân)!

Trích sách dẫn trên:
Tám thức và các duyên:

Nhãn thức, có 9 duyên: 1. Hư không, 2. Ánh sáng, 3. Căn, 4. Cảnh, 5. Tác ý, 6. Phân biệt y, 7. Nhiễm tịnh y, 8. Căn bản y, 9. Chủng tử.

Nhĩ thức, có 8 duyên: Các duyên cũng đồng như Nhãn thức trên, chỉ trừ " ánh sáng".

Ba thức: Tỹ, Thiệt và Thân, lại còn có 7 duyên: Các duyên đồng như Nhãn thức trên, chỉ bớt 2 duyên là Hư không và Ánh sáng.

Ý thức,có 5 duyên: 1. Căn, 2. Cảnh, 3. Tác ý, 4. Căn bản y, 5. Chủng tử.

Mạt na thức, có 3 duyên: 1. Căn cảnh, 2. Tác ý, 3. Chủng tử.

A lại da thức, có 3 duyên: 1. Căn (Mạt na), 2. Cảnh (thân căn, khí giới và chủng tử), 3. Tác ý, 4. Chủng tử.
August 20 at 5:11am · Like

Kan Trần: Mưa Saigon viết "Đã là tâm vô nhân thì là Chân đế vì nó không có nhân, nó là hậu quả và diễn ra tự động, ngay cả tất cả tâm và tâm sở đều là Chân đế, nên miễn bàn khi nào nó là Chân Đế hay Tục đế. "

Dạ thưa bạn,

- Chân đế thì không liên quan gì đến "có nhân" hay "không nhân". VDP chia Chân đế làm bốn loại: Tâm, Tâm Sở, Sắc, Niết Bàn; trong đó 3 loại đầu là "có nhân" (hữu vi) và cái sau cùng là "không nhân" (vô vi). Nên viết "...là Chân đế vì nó không có nhân" là không chính xác.

- Khi A không có nhân thì A là hậu quả của cái gì? Đương nhiên nó chẳng là hậu quả của cái gì cả. Nên viết "nó là hậu quả" thì cũng không chính xác.

- Khái niệm "tâm vô nhân" làm nảy sinh 1 vấn đề. Xin phép được bàn tiếp dưới đây.
October 2 at 11:06pm · Like · 1

Kan Trần: Thuận Pháp Dhammiko viết "Trong thế giới hữu vi của chúng ta, pháp chơn đế bao gồm 89 tâm, 52 tâm sở, 28 sắc vật chất, nên những đối tượng liên quan với chúng đều là đối tượng chơn đế, trừ những cái này ra là đối tượng của tục đế. "

Dạ thưa bạn,

Bạn có thể cho biết "những đối tượng liên quan với chúng" ở đây là những đối tượng nào? Vì theo VDP thì chỉ có 3 loại chân đế hữu vi là Tâm, Tâm Sở, Sắc. Xin cảm ơn bạn.
October 2 at 11:45pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: "Những đối tượng liên quan" là đối tượng của tâm. Có đối tượng thì tâm mới sinh lên được. Cho nên tâm, sắc pháp hay Niết-bàn đều là đối tượng của tâm hết.
October 2 at 11:51pm · Like

Kan Trần: Dạ thưa chú Phạm Doãn, chú Binh Anson,

Nếu xét chân đế - tục đế theo phân loại kiểu VDP thì ít nhất chúng ta cũng "sờ" được 3 loại chân đế: Tâm, Tâm Sở, Sắc. :D
October 2 at 11:55pm · Like · 2

Kan Trần: Mời bạn Thuận Pháp Dhammiko vui lòng chỉ giúp chỗ bạn cho là sai, để mình được học hỏi. cảm ơn bạn. :-)
October 2 at 11:55pm · Like

Kan Trần: Thuận Pháp Dhammiko viết:

"- Chơn đế là cái thực và kinh nghiệm trực tiếp được.

- Do đó chơn đế có nhiều thuộc tính để cảm nhận."

Mình xin được hỏi bạn, bạn đã "kinh nghiệm trực tiếp" và "cảm nhận" được Niết Bàn - 1 loại chân đế - như thế nào? :-)
October 3 at 12:09am · Like

Kan Trần: - "Nhân", theo cái biết của mình, liên quan tới một vài từ như sankhata, sankhara, hetu. cái này cần được giải thích chi tiết hơn phạm vi 1 comment. Tạm nói ngắn gọn, "Nhân" liên quan tới "có điều kiện", "do duyên sinh", hay "hữu vi".

Bạn viết " Tâm có cái có nhân có cái không nhân. Sắc thì không có nhân. Niết-bàn đúng là pháp vô vi nên không bàn luận. "

Câu trả lời này chưa thỏa đáng. Mình sẽ phân tích sau. Cảm ơn bạn đã trả lời. :-)
October 3 at 12:16am · Like

Kan Trần: Ồ! bạn Thuận Pháp Dhammiko đã xóa những comment vừa rồi của bạn à? Mình đành độc thoại giữa đêm khuya vậy, dựa theo ý trong comment cuối cùng mà bạn viết! :-)
October 3 at 12:27am · Like

Phạm Doãn: Bây giờ hơn nửa đêm rồi. Nhưng Kant cứ monologue đi vì cũng vẫn có người nghe!
October 3 at 1:39am · Like · 1

Kan Trần: Dạ thưa chú,

Con đang viết còm đây ạ! :D con nhờ chú xóa bớt chữ T trong chữ "Kant" chứ không là tiêu con ạ! :D
October 3 at 1:47am · Like

Kan Trần: Dạ thưa bạn TP Dhammiko,

Bạn viết đại ý “lấy cái hữu vi để phân tích về cái vô vi là không thể, phân tích cả đời cũng không xong.” Tôi xin được trả lời bạn như sau:

Thứ nhất, quan điểm của các luận sư Thượng Tọa Bộ Theravada về Tứ Diệu Đế được mô tả trong tập Kathavatthu (Ngữ Tông) thuộc Vi Diệu Pháp của bộ phái này như sau:

- Khổ Đế, Tập Đế, Đạo Đế là hữu vi.

- Diệt Đế (Niết Bàn) là vô vi.

http://www.budsas.org/uni/u-vdp5/vdp5-05.htm (chương VI.3: vấn đề tứ đế)

Ta biết Đạo Đế nghĩa là con đường dẫn tới Diệt Đế, nghĩa là hữu vi dẫn tới vô vi. Khi bạn thừa nhận hữu vi không thể dẫn tới vô vi, nghĩa là bạn đã bác bỏ luôn Đạo Đế (Bát Chính Đạo) vì nó không thể dẫn tới Niết Bàn, hay Đạo Đế không thể dẫn tới Diệt Đế! Thật phi lý phải không ạ!

Đây là điểm phi lý, mâu thuẫn mà các luận sư A-tì-đàm (Vi Diệu Pháp) Theravada đã mắc phải khi cố gắng xây dựng một “học thuyết về các pháp” mà khái niệm “hữu vi – vô vi” chỉ là một trong số những mâu thuẫn đó.

Thứ hai, cá nhân tôi không đồng ý với cách phân loại hữu vi – vô vi mà các luận sư A-tì-đàm (Vi Diệu Pháp) chủ trương, bởi lý do tôi vừa nêu. Không phải ngẫu nhiên mà sau thời kì bộ phái, các nhà Đại thừa đã đưa ra những khái niệm như “Phật tính” (Buddha-dhātu, Tathāgatagarbha), “Tam thân” (Trikaya), hay chủ trương “tất cả chúng sinh đều có Phật tính” là để sửa chữa lại những mâu thuẫn mà các luận sư A-tì-đàm đã tạo ra trong khái niệm hữu vi – vô vi, với ý nghĩa rằng: Trong mỗi chúng sinh đã sẵn hạt giống vô vi rồi, chỉ cần phát triển nó lên.

Cá nhân tôi nghĩ rằng các luận sư A-tì-đàm là những người đã gián tiếp giúp cho tư tưởng Đại thừa ra đời và phát triển.

Thứ ba, các bộ Vi Diệu Pháp nổi tiếng bởi tính chất phân tích, lý luận của chúng. Nên những nhận xét về chúng nhất thiết phải bằng phân tích, đúng như cách mà các luận sư Theravada đã làm trong tập Kathavatthu. Sau đây tôi thử phân tích thêm một khái niệm thuộc Vi Diệu Pháp, đó là “tâm vô nhân”.

(tiếp)

Bo Ngu Tong - 05
www.budsas.org
Theo chú giải: Quan niệm này của pháiUttarāpattakas,vì thấy Yasa - con trai ngườ...
See More
October 3 at 1:49am · Edited · Like · 2 · Remove Preview

Phạm Doãn: Tôi nghĩ cái gọi là "Chân Đế" hay 'Tục Đế" trong Đạo Phật không có ý nghĩa tuyệt đối lắm. Trước hết cách chia ra Chân đế và Tục đế là dựa vào một “hệ thống quy chiếu”. Trong Đạo Phật, chắc hẳn "Con Đường dẫn đến Nibbana" phải là hệ thống quy chiếu cho cái phân loại Đúng-Sai, Chánh-Tà, Thiện-Ác, v.v... và chắc hẳn cũng là hệ quy chiếu cho cái gọi là Chân Đế hay Tục Đế.
---
Nói như vậy, nếu dùng lý luận hay triết lý để phê phán cách chia hai phạm trù Chân đế và Tục đế một cách đơn thuần, mà không đi kèm theo hệ quy chiếu của nó thì có thể dẫn đến sự hiểu lầm giáo pháp của Đức Phật.
Tại sao tôi lại suy nghĩ như vậy?
- Vì như theo tôi đọc hiểu, thì Đức Phật đã tránh trả lời các vấn đề siêu hình mà không mang lại lợi ích thực tiễn như sự giải thoát khỏi khổ đau, sự luân hồi tái sinh.
- Do đó sự phân chia Chân Đế-Tục Đế trong Đạo Phật chỉ nhằm phục vụ cho sự vạch rõ Con Đường Giải Thoát. Mà không phải có ý phân biệt đâu là cái chân lý tuyệt đối (Chân-đế) đâu là cái hiện tượng tương đối (Tục đế).
Nói cho có lý luận chặt chẽ và bằng chứng cụ thể hơn nữa thì vượt quá kích cở của comment trong đêm :P
---
Viết com xong rồi thì thấy có link đến bộ Ngũ Tông! Chưa đọc! Nhột không dám post.
Nhưng không post thì cũng uổng công viết com. Nên post luôn cho zui! rồi đi ngủ!
October 3 at 2:08am · Edited · Like · 2

Kan Trần: Dạ thưa chú,

"Nói như vậy, nếu dùng lý luận hay triết lý để phê phán cách chia hai phạm trù Chân đế và Tục đế một cách đơn thuần, mà không đi kèm theo hệ quy chiếu của nó thì có thể dẫn đến sự hiểu lầm giáo pháp của Đức Phật."

Con cũng nghĩ như chú. Bởi vậy trong phạm vi thread này, con luôn viết là "Chân đế - Tục đế theo quan niệm Vi Diệu Pháp". Cá nhân con không đồng ý với cách phân loại này của VDP, nhưng không thể còm thêm vì cũng quá kích cỡ của còm meng trong đêm ạ! :P

"Do đó sự phân chia Chân Đế - Tục Đế trong Đạo Phật chỉ nhằm phục vụ cho sự vạch rõ Con Đường Giai Thoát. Mà không phải có ý phân biệt đâu là cái chân lý tuyệt đối (Chân-đế) đâu là cái hiện tượng tương đối (Tục đế) "

Con hoàn toàn suy nghĩ như chú ở điểm này ạ!

Kính.
October 3 at 2:11am · Like · 1

Kan Trần: PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM “VÔ NHÂN TÂM” THEO VI DIỆU PHÁP

Trích
I. PÀLI VĂN.
- 7) Upekkhàsahagatam cakkhuvinnànam, tathà sotavinnànam, ghànavinnànam, jivhàvinnànam, dukkhasahagatam kàyavinnànam, upekkhàsahagatam sampaticchanacittam, upekkhàsahagatam santìranacittanceti. Imàni satta pi akusalavipàkàhetukacittàni nàma.
II. THÍCH VĂN.
- Cakkhuvinnànam: Nhãn thức. Tathà: Cũng như vậy. Sotavinnànam: Nhĩ thức. Ghànavinnànam: Tỷ thức. Jivhàvinnànam: Thiệt thức. Dukkhasahagatam: Câu hữu với khổ. Kàyàvinnànam: Thân thức. Sampaticchanacittam: Tiếp thọ tâm. Santìranacitam: Suy đạc tâm. Imàni satta: Bảy (tâm) này. Akusalavipàka: Bất thiện dị thục. Ahetuka: Vô nhân.
III. VIỆT VĂN.
- 7) Nhãn thức câu hữu với xả, cũng vậy nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức câu hữu với khổ, tiếp thọ tâm câu hữu với xả, suy đạc tâm câu hữu với xả. Bảy tâm này gọi là Bất thiện dị thục vô nhân tâm.
http://www.budsas.org/uni/u-vdp-mc/vdpmc01.htm

(hết trích)

1) “Nhãn Thức câu hữu với Xả là một Bất thiện dị thục vô nhân tâm (Tâm quả - không nhân - bất thiện )”.

- Phân tích: Vậy nếu không có Nhãn Thức hoặc không có Xả, hoặc Nhãn Thức không câu hữu với Xả, thì không có Bất thiện dị thục vô nhân tâm này. (VD người mù mắt bẩm sinh thì không có nhãn thức). Như vậy Tâm này có lúc tồn tại có lúc không, mà một pháp Chân đế thì không thể có tính chất như vậy. Suy ra Tâm này không phải là một pháp Chân đế. Vô lý. Các Tâm khác cũng tương tự.

2) Tâm này là “vô nhân”. Theo chú giải thì “vô nhân” ở đây nghĩa là “không có 1 trong số 6 nhân: tham – sân – si – không tham – không sân – không si”.

- Phân tích: Vậy có 2 trường hợp:

TH1: Tâm này không có bất kỳ nhân nào hết (vô vi). Như vậy, Tâm này phải thuộc Niết Bàn vô vi, trong khi đó VDP xếp Tâm vào nhóm hữu vi. Vô lý.

TH2: Tâm này có một hay nhiều nhân khác với 6 nhân trên. Vì tâm này có nhân nên do duyên sinh. Vì do duyên sinh nên Tâm này không thể là pháp Chân đế, vì pháp Chân đế không do duyên sinh. Trong khi đó, VDP coi Tâm là một Chân đế. Vô lý.

3) Tâm này là “tâm quả”.

- Phân tích: Nếu nó là tâm quả thì nó phải có nhân. Theo TH2 vừa nêu trên cũng dẫn tới vô lý.

Tóm lại, từ ba phân tích trên, dẫn tới khái niệm “bất thiện dị thục vô nhân tâm” là hoàn toàn vô lý.

Cá nhân tôi cho rằng các bộ Vi Diệu Pháp của các luận sư A-tì-đàm chứa rất nhiều điểm mâu thuẫn, phi lý nằm trong những khái niệm cốt tủy, mà ở đây tôi đã minh họa bằng hai phân tích về “hữu vi – vô vi” và “vô nhân tâm”. Tôi mong rằng có dịp thuận tiện tôi sẽ phân tích sâu hơn những khái niệm nền tảng khác trong VDP, chẳng hạn Pháp – dhamma.

Cá nhân tôi cho rằng VDP có tính chất của một học thuyết nhiều hơn là một phương pháp thực hành. Mà đã là học thuyết thì dù có cố gắng xây dựng chặt chẽ tới đâu thì vẫn luôn chứa những mâu thuẫn nội tại.

Kính.
Thang Phap Tap Yeu - 01
www.budsas.org
‎- 3) Tattha katamam kàmàvacaram? Somanassasahagatam ditthigatasampayuttam ...
See More
October 3 at 2:55am · Edited · Like · 1 · Remove Preview

Phạm Doãn: Kan Trần:
- “Cá nhân tôi cho rằng các bộ Vi Diệu Pháp của các luận sư A-tì-đàm chứa rất nhiều điểm mâu thuẫn, phi lý nằm trong những khái niệm cốt tủy…”
- “Cá nhân tôi cho rằng VDP có tính chất của một học thuyết nhiều hơn là một phương pháp thực hành. Mà đã là học thuyết thì dù có cố gắng xây dựng chặt chẽ tới đâu thì vẫn luôn chứa những mâu thuẫn nội tại.”

Phạm Doãn xin góp ý thêm:
- Vi Diệu Pháp đương nhiên là phần lý thuyết của Đạo Phật.
- Nhưng VDP, theo tôi, không phải là công trình của các luận sư! (hàm ý những người chỉ có pháp học mà không thành tựu trong pháp hành)
- Dù chỉ xuất hiện ở lần kết tập thứ hai, nhưng căn cứ vào các thông tin (không thể liệt kê ra đây ngay được), VDP có thể là công trình được khởi đầu từ sự phân tích trải nghiệm của Ngài Sariputta (người thực hành rất tốt) và lần lược được bổ sung tiếp bởi các thế hệ đệ tử sau đó trong nhóm của ngài Sariputta.
- Không cần bàn cãi nhiều. Với triết lý cơ bản ta cũng có thể thấy ngay cái CHÂN ĐẾ duy nhất (hiển nhiên không cần phải tranh cãi) là NIBBANA. Nibbana không có nhân, không do duyên hợp, không hiện hữu hay không không hiện hữu.
- Không thể có cái gì “hiện hữu” mà lại là Chân Đế cả! Cái gì “hiện hữu” cũng đều có Nhân, cái gì hiện hữu cũng do Duyên Hợp cả!
- Chân Đế và Tục Đế trong Vi Diệu Pháp, sở dĩ được gọi như vậy, là vì mục đích muốn tách thế giới làm hai: Một thế giới bản chất và một thế giới hiện tượng.
- Tại sao lại tách ra?
- Là để cho con người 2500 năm trước biết được cái thực tại bí mật bên trong, giúp con người dễ thoát ra khỏi cái thế giới hiện tượng bên ngoài. Mới đây khoảng 100 năm, khoa học mới biết đến cấu tạo nguyên tử, tức bản chất bên trong của vật chất. Hiện tại khoa học còn chưa biết cấu tạo thực sự của Tâm. Ý tôi muốn nói sự phân tích (vật chất và ý thức) của các thiền sư 2500 năm trước là cao siêu lắm rồi! Không nên đòi hỏi gì thêm!
- Đức Phật rất khéo léo trong khi giảng dạy và tranh luận (hi hi… khen thì cũng bằng thừa). Ngài chỉ giúp giải quyết cái cần thiết trong thực tế đời người (như làm thế nào để bớt khổ, hết khổ và không tái sanh). Ngài tránh không đề cập đến đấng sáng tạo Brahma (vì nó không cần thiết để giải quyết các vấn đề thiết thực). Ngài chủ trương không công nhận cũng không phủ nhận vấn đề Thượng đế hay các vấn đề gọi là siêu hình không cần thiết!
- Và cũng như thế, Vi Diệu Pháp chắc cũng không nhằm tạo ra một hệ thống lý luận để chứng minh cái ranh giới của Chân Đế và Tục Đế là sự phân chia hoàn toàn đúng tuyệt đối. Sở dĩ có sự xuất hiện của Vi Diệu Pháp với các khái niệm về Tâm, Vật hay các khái niệm về Chân đế hay Tục đế, v.v...là nhằm một mục đích khác!
- Nếu hiểu được PHƯƠNG PHÁP LUẬN của Đức Phật, ta sẽ thôi không phí thời gian đi tìm và tranh luận sự phi lý, nghịch lý, thấy ở đâu đó trong Vi Diệu Pháp. Ta chỉ coi VDP như cuốn từ điển của những khái niệm Phật Học, mà ta cần có, để tra cứu khi học kinh. Và học kinh là để thực hành!
- Nếu đọc kinh mà không cần đến Vi Diệu Pháp thì ta cứ bỏ nó đi.
---
Dear Kan Trần:
- Tôi còm do… cảm hứng thôi! Cũng không chắc suy nghĩ lúc này của mình là đúng.
- Tôi rất cảm phục những người học Phật với tinh thần tự do và đức tính tự tin, tức những người không quỵ lụy quá mức trước các quan điểm truyền thống !
October 3 at 7:48am · Edited · Like · 3

Hạnh Trương: Tôi vừa làm một việc, việc đó là thiện hay bất thiện, có làm tôi xa hay gần hơn mục tiêu của tôi không, tại sao tôi lại làm như vậy, tôi có thể không làm nó trong tương lai được không, làm sao để tôi có thể từ bỏ hoặc duy trì nó.

Trong khi tìm câu trả lời cho những vấn đề đã nêu, thỉnh thoảng VDP có ích. Vậy cũng đủ để biết ơn những người đã tạo nên nó. Còn hệ thống luận của nó thì quả thật có rất nhiều vấn đề để có thể trở thành một học thuyết hoàn hảo.

Tâm vi diệu chứ luận về tâm thì chưa chắc. Có lẽ do sự hiểu nhầm đối tượng của chữ vi diệu nên người ta đã coi VDP như thánh điển, nhiều khi còn đặt trên cả tạng Kinh.
October 3 at 7:50am via mobile · Like · 5

Ba Nguyen: Phân chia chân đế - tục đế trong Pali:
Tục đế: sammutti-sacca
Chân đế: paramattha-sacca
Đế: sacca
October 3 at 8:19am · Edited · Like

Vo Trong Phi: Kan Trần viết: "TH1: Tâm này không có bất kỳ nhân nào hết (vô vi). Như vậy, Tâm này phải thuộc Niết Bàn vô vi". Suy luận của Kan Trần có thể dẫn đến một hệ luận khác: "Cục đá không có bất kỳ nhân nào hết (tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si). Như vậy, Cục đá phải thuộc Niết Bàn vô vi".
October 3 at 8:34am · Like

Vo Trong Phi: Comment trên của Kan Trần cần làm rõ thế nào là "vô nhân", "hữu vi", "vô vi", "tâm quả".
October 3 at 9:12am · Edited · Like · 1

Hạnh Trương: Dùng suy luận logic là dễ tiêu lắm, vì nhiều cái suy ra thì hợp lý, nhưng thực tế thì không như vậy.

HT kể một ví dụ cho quý vị, hồi học đại học, HT học thì ít mà suy luận thì nhiều, nên rất lười lên lớp. Đến khi thi, ông giáo sư cho rớt 2 lần, tới lần thứ 3, sau khi chấm bài, ông ấy mới gọi lên bảo "mày không đi học, nhưng mày làm được bài, giờ còn câu này nữa, nếu mày làm được thì tao cho mày 5 điểm (điểm cao nhất )". HT ngồi nghĩ mãi không ra, đề bài là ông ấy yêu cầu xây dựng một mạch tích hợp. Ngồi mãi không ra, toát hết mồ hôi, thường thì HT "tạo ra" mấy cái mạch tích hợp đó cực nhanh từ các phần tử tính toán cơ bản. Đành lên nộp giấy trắng.

Ông Giáo Sư mới gỡ kính xuống, nhìn mình và cười "Tao biết mày rồi, mày giỏi suy luận, tổng hợp, nhưng đáng tiếc là trong trường hợp này không thể làm như vậy, vì cái này tự nhiên nó có sẵn phần tử như vậy, và tao đã nói trên lớp, còn mày đi tổng hợp, suy luận thì không thể ra được".

Cụ già ngụ ý là nên đi học :) Bài học nên đi học trên lớp thì không học được, vì sau đó vẫn lười. Còn bài học căn bản là "dựa vào suy luận, lý luận" có ngày toi :)
October 3 at 9:59am · Like · 6

Vo Trong Phi: Ông giáo này phải xếp vào hàng "cao lão tiền bối" :-)
October 3 at 10:13am · Like · 1

Kan Trần: Vo Trong Phi viết: " Kan Trần viết: "TH1: Tâm này không có bất kỳ nhân nào hết (vô vi). Như vậy, Tâm này phải thuộc Niết Bàn vô vi". Suy luận của Kan Trần có thể dẫn đến một hệ luận khác: "Cục đá không có bất kỳ nhân nào hết (tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si). Như vậy, Cục đá phải thuộc Niết Bàn vô vi". "

Dạ thưa anh,

Cái hệ luận mà anh dẫn ra, rằng "cục đá phải thuộc Niết Bàn vô vi" rõ ràng là vô lý phải không ạ? Nó chứng tỏ điều gì? Đơn giản là, VDP chứa đựng sự vô lý, bởi ví dụ của anh cũng nằm trong phạm vi phân tích của VDP. :-)
October 3 at 10:53am · Like

Kan Trần: "Comment trên của Kan Trần cần làm rõ thế nào là "vô nhân", "hữu vi", "vô vi", "tâm quả".

- Vậy ai sẽ làm rõ mấy thứ này? Còn ai giỏi hơn các luận sư A-tì-đàm trong việc làm rõ mấy khái niệm này. Chúng ta chỉ cần mở sách ra đọc thôi, thưa anh! :-)
October 3 at 10:56am · Like

Vo Trong Phi: Phải nói chính xác là nằm trong suy luận chủ quan của Kan Trần.
October 3 at 10:56am · Like · 1

Kan Trần: Dạ thưa quý vị trong nhà,

Kan nghĩ rằng, suy cho cùng, cuộc đời này đã có lắm khái niệm làm ta mệt mỏi rồi, cần gì phải bám víu thêm vào vô vàn khái niệm VDP chi cho đời thêm khổ! :-)

Xin được dừng đề tài này tại đây. Kính.
October 3 at 10:58am · Like · 3

Vo Trong Phi: Cám ơn Kan Trần đã chia sẻ các suy luận/ lập luận.
October 3 at 11:04am · Edited · Like · 1

Hạnh Trương: Này, đừng nói xấu là VDP là đồ để cho vui đấy, hehe.
October 3 at 11:05am · Like

Hạnh Trương: Qua 2 comment của đ/c TP thì thấy là ÔNG NÓI GÀ, BÀ NÓI VỊT :)
October 3 at 11:12am · Like

Ba Nguyen: VDP: Tôi thấy nhiều ông thầy bói đang sờ cùng một con voi. Ông nào nói cũng đúng.
October 3 at 11:16am · Like

Hạnh Trương: Sờ đã dại rồi, nói còn dại hơn, hehe. Để con voi cùng câu hỏi lại đó, đi học Kinh thôi :)
October 3 at 11:21am · Like · 1

Thuận Pháp Dhammiko: Nãy giờ rảnh rỗi mới đọc lại các cmt của Kan Trần ở trên mới thấy cách hiểu của Kan Trần về VDP rất nghiêm trọng, sẽ làm cho người khác búi và hiểu lệch lạc về nó. Nếu bạn Kan Trần có hứng thú thì PM cho mình!
October 3 at 12:58pm · Like · 1

Hạnh Trương: Hai bác đóng cửa bảo nhau nhé. Có gì hay thì thông báo kết quả, hihi
October 3 at 1:17pm · Like · 2

Kan Trần: Dạ thưa bạn Thuận Pháp Dhammiko,

Bạn có thể viết thẳng vào đây nếu bạn thích. Về phần tôi, tôi đã làm xong phần của mình. Xin không bình luận gì thêm. Cảm ơn bạn. :-)
October 3 at 3:37pm · Like

Hiếu Nguyễn: Thực ra chúng ta đang bày tỏ quan điểm riêng, chẳng có gì xấu, mọi người ngại ngùng làm gì. Nếu cứ động vào mà lại ngại ngại, thì nhiều khi không bao giờ lật lại được vấn đề. Topic này vốn về VDP nên thảo luận về VDP là không hề lạc đề, và có thể kéo dài bao nhiêu cũng được.
October 3 at 7:33pm · Unlike · 4

Minh Quang: MQ luôn nghĩ rằng tranh luận cũng là cách học hỏi, vì thực ra dù có là đúng đắn, đó mới chỉ là ''khái niệm'' hoặc lí thuyết, còn có thực hành tới đâu là duyên mỗi người.
October 3 at 8:34pm · Like · 1

Thuận Pháp Dhammiko: TP xin cmt thêm:

- Pháp Chơn đế (Paramatthasacca): pháp cùng tột, tuyệt đối.
- Pháp Tục đế (Sammuttisacca): pháp chế định, thế tình, quy ước.

- Pháp hữu vi: pháp bị chi phối bởi định luật vô thường, khổ, vô ngã,
- Pháp vô vi: pháp không bị chi phối bởi vô thường, khổ, nhưng vô ngã.

Niết-bàn (Nibbāna): đơn giản chỉ là pháp diệt phiền não, diệt khổ, thường hằng, vô ngã.

Vì vậy:
- Khổ Đế, Tập Đế, Đạo Đế là hữu vi, vì còn vô thường, còn khổ.

- Diệt Đế (Niết Bàn) là vô vi vì thường hằng, diệt khổ.

Đạo đế là hữu vi nhưng đức Phật nói rằng chúng sẽ cho quả cùng tột là Niết-bàn, pháp Diệt khổ, nó không phạm quy luật tự nhiên gì cả, nhân duyên nó là như vậy, và nó là pháp xuất thế gian.

Điều cần bàn là trên thế gian này có cái gì không phải là hữu vi không thôi :)
October 3 at 11:08pm · Like · 1

Thuận Pháp Dhammiko: Còn kiểu phân tích như sau của Kan Trần là kiểu phân tích của học trò không thuộc bài, kiểu phân tích "con kiến mà leo cành đa":

1) “Nhãn Thức câu hữu với Xả là một Bất thiện dị thục vô nhân tâm (Tâm quả - không nhân - bất thiện )”.

- Phân tích: Vậy nếu không có Nhãn Thức hoặc không có Xả, hoặc Nhãn Thức không câu hữu với Xả, thì không có Bất thiện dị thục vô nhân tâm này. (VD người mù mắt bẩm sinh thì không có nhãn thức). Như vậy Tâm này có lúc tồn tại có lúc không, mà một pháp Chân đế thì không thể có tính chất như vậy. Suy ra Tâm này không phải là một pháp Chân đế. Vô lý. Các Tâm khác cũng tương tự.

2) Tâm này là “vô nhân”. Theo chú giải thì “vô nhân” ở đây nghĩa là “không có 1 trong số 6 nhân: tham – sân – si – không tham – không sân – không si”.

- Phân tích: Vậy có 2 trường hợp:

TH1: Tâm này không có bất kỳ nhân nào hết (vô vi). Như vậy, Tâm này phải thuộc Niết Bàn vô vi, trong khi đó VDP xếp Tâm vào nhóm hữu vi. Vô lý.

TH2: Tâm này có một hay nhiều nhân khác với 6 nhân trên. Vì tâm này có nhân nên do duyên sinh. Vì do duyên sinh nên Tâm này không thể là pháp Chân đế, vì pháp Chân đế không do duyên sinh. Trong khi đó, VDP coi Tâm là một Chân đế. Vô lý.

3) Tâm này là “tâm quả”.

- Phân tích: Nếu nó là tâm quả thì nó phải có nhân. Theo TH2 vừa nêu trên cũng dẫn tới vô lý.

Tóm lại, từ ba phân tích trên, dẫn tới khái niệm “bất thiện dị thục vô nhân tâm” là hoàn toàn vô lý.

=> Pháp đời cũng cần phải cắp sách vở 20 năm đến trường mà cũng chưa thông vào đâu huống hồ là pháp Phật :)
October 3 at 11:27pm · Like

Hạnh Trương: TP sao lại nặng nề thế.

Giờ có người hỏi nè, TP tìm được câu trả lời trong VDP hoặc suy luận dựa trên VDP thì trả lời giùm nhé :

1. Giữa hai sát na tâm, có tâm nào tồn tại không?

2. Sati và Sanna có quan hệ với nhau như thế nào? (đừng nói là cùng có chữ Sa ở đầu nhé, hehe)

3. Trong một tâm lộ, các tâm tương tác với nhau ra sao?
October 4 at 6:35am · Like · 1

Ba Nguyen @Thuận Pháp Dhammiko: Bạn nên bỏ qua các comments của Kan Tran. Trả lời như Võ Trọng Phi là hay nhất.
October 4 at 9:11am · Like

Hiếu Nguyễn: Làm sao bỏ đi được ạ, 2 người đang thảo luân, tự nhiên "làm ngơ" đi thì hơi ...dzô dziên.

Mọi người ráng thảo luận trong hòa bình, làm việc với "ý kiến" của người kia thôi, xin đừng bàn về các yếu tố khác.
October 4 at 10:00am · Like

Ba Nguyen: @Hiếu Nguyễn: Bỏ đi thì hơi dzô dziên, dây dưa chắc gì đã khá hơn và đã không dzô dziên khi "bộp" nhau chí chóe... Tôi thấy TP thảo luận nhiều lần, bị "bộp" lại, TP tự xóa comment,... Nếu không có "Kiến Hòa Đồng Giải" trong Lục Hòa, tôi thấy tự ngưng là tốt nhất. Tuy nhiên đây là ý kiến riêng.
October 4 at 10:12am · Edited · Like

Hiếu Nguyễn: Vâng, một khi mình đã tham gia thảo luận thì mình phải sẵn sàng tư tưởng là ý kiến của mình sẽ bị "bộp".

Thực ra cái ý kiến đó nó cũng đâu có gì là ghê gớm đâu ạ, nó cũng chẳng phải là mình. Nó bị "bộp" mấy cái thì cũng có sao đâu ạ, hì hì!

Chúng ta cũng cần phải xem lại, mục đích của thảo luận là gì?

(1) Để chứng minh tôi (thầy tôi) đúng, anh (thầy anh) sai?
(2) Hay để kiểm nghiệm lại kiến thức cá nhân, và học hỏi từ ý kiến đa chiều của nhiều nguồn khác?

Nếu đã xác định là (2), thì ngại ngùng gì nữa mà không nói ra ý kiến của mình, cái hiểu của mình ạ. Cứ học theo kiểu cũ thì thành ra một thế hệ yếu ớt thôi. Hiểu gì nói ra, bị công kích, thể là đóng cổng thành lại.

Ngày xưa ngoại đạo chẳng đến tranh luận với Sa Môn Gotama hoài, trước khi quy y Tam Bảo đó sao?
October 4 at 10:17am · Like · 5

Hạnh Trương: Bỏ lời lấy ý đi Ba Nguyen ơi, khổ quá, đời đã khổ ngang khổ dọc, chui vào đây mà còn khổ thêm hả, hihi.
October 4 at 10:19am · Like · 1

Ba Nguyen: @Hiếu Nguyễn: Vậy nếu đã xác định là (1) thì sao? :)
October 4 at 10:19am · Like

Ba Nguyen: @Hạnh Trương: Đang thảo luận nên bỏ hay nên dây dưa, không phải chấp chữ nghĩa, mà thấy dây dưa không chắc đã "đẹp".
October 4 at 10:22am · Like

Hạnh Trương: Có một hôm, anh bạn mình mời mình đi uống cafe với hai Việt kiều, chắc là mối lái gì đó vụ ngân hàng. Anh bạn giới thiệu mình "ông này thiền thiền gì đấy...", có vẻ gớm lắm.

Thấy anh bạn có vẻ khoái thiền, nên ông khách quay ra bụp mình luôn, ông ấy hỏi một câu rất kinh, với vẻ mặt rất nghiêm trọng "thế khi thiền thì anh nghĩ gì". Chắc mầm hỏi xong câu này thì anh bạn mình khỏi mơ mộng về thiền.

Mình trả lời: TIỀN!

Xong vụ thiền ở đó, hehe
October 4 at 10:23am · Like · 2

Hiếu Nguyễn: Nếu chọn (1) thì thảo luận chi nữa ạ, tôi luôn luôn đúng mà :-)
October 4 at 10:23am · Like · 1

Ba Nguyen: @Hiếu Nguyễn: Chính xác! Nếu gặp đối tượng như vậy tôi sẽ bỏ đi (cãi chỉ mệt người thêm).
October 4 at 10:25am · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Bây giờ TP phân tích lại cái tâm vô nhân mà bạn KT nhắc tới, lấy ví dụ Nhĩ thức vô nhân thọ xả (tâm nghe âm thanh) cho dễ hình dung:

- Tâm (citta) là cái nhận biết đối tượng. Chúng ta muốn biết cái gì thì phải có Tâm, có đối tượng của tâm và có sự tiếp xúc giữa chúng.(Người chết có mắt, có cảnh sắc nhưng vì không có tâm nên người chết không thấy gì!)
- Nhân có trong tâm, (gọi là tính chất căn bản của tâm cho dễ hiểu) đó là 6 nhân Tham (Lobhamūla), nhân Sân (Dosamūla), nhân Si (Mohamūla), nhân Vô tham (Alobhamūla), nhân Vô sân (Adosamūla), và nhân Vô si (Amohamūla).

Ví dụ khi một nhóm người đang ngồi cùng với nhau, tự nhiên có viên pháo (hay cái gì đó) nổ đùng to lên. Trước tiên ai cũng nghe được tiếng nổ đó cả (không tính có người điết nặng). Vậy cái gì nghe được? Đó chính là tâm nghe gọi là Nhĩ thức. Cái tâm nghe này nó tự động sinh lên khi có tai tốt và có tiếng động, tức những tâm này nó ngủ ngầm sẵn nên gọi là tâm quả, chúng ta không phải đợi tạo ra nó xong mới nghe được tiếng động. Và mọi người ở đó ai cũng nghe 1 tiếng nổ giống hệt nhau, không đợi phải mong muốn nó xảy ra (có hơi hướng Tham), hay đừng mong nó xảy ra (có hơi hướng Sân) là nó xảy ra, nên đây gọi là tâm không có 6 nhân trên. Tóm lại gọi nó là tâm quả và vô nhân.
Còn tiếp theo sau khi nghe tiếng nổ rồi, người thì sợ hải khởi lên, giật mình; người thì thích thú vì được nghe tiếng pháo nổ sau bao năm bị cấm đốt. Lúc này các tâm nhận biết khác nhau có kèm sự lo sầu, tham đắm hay thản nhiên thì là các tâm có nhân rồi.
Những pháp này có thật, ai nghe tự kinh nghiệm lấy gọi là pháp Chơn Đế. Nghe xong rồi đi kể lại cho người khác nghe, cái nghe kể về tiếng nổ đó ra sao thì đã là chế định, ngôn từ nên gọi là Tục đế.

Đức Phật chỉ nói như vậy thôi, cũng đơn giản nhưng cũng cao siêu nếu những người không chịu chấp nhận :)
October 4 at 10:27am · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Còn câu hỏi của anh Hạnh Trương thì ngoài phạm vi của 1 cmt :)
October 4 at 10:36am · Like

Hạnh Trương: Ví dụ của TP có vấn đề nặng nha, thế HT hỏi TP, nếu một người mắt đang rõ, do tham nên đọc, nhìn bậy quá nhiều, mắt nó mờ đi, tới lúc thấy cùng một cảnh, có người thấy rõ, có người thấy mờ, hỏi TP là cái nhãn thức đó nó cũng vô nhân? hihi.
October 4 at 1:21pm · Like

Hạnh Trương: TP nghiên cứu câu hỏi về sati và sanna đi, hihi. Thực ra đã có lần nói với TP rồi, VDP thiếu hẳn một khái niệm nền tảng, nên nó không là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh .
October 4 at 1:22pm · Like · 1

Thuận Pháp Dhammiko: Đó là quan điểm của anh HT thôi, quan điểm của những người học VDP thì khác. Có thể nói họ đồng quan điểm của Mrs. Rhys Davids:
"Abhidhamma đề cập đến: tất cả những gì trong ta; tất cả những gì ngoài ta; và những gì ta khao khát đạt thành".

Cái ví dụ anh đưa ra là mắt mờ, mắt rõ đó cũng là nhãn thức nhưng nhãn thức này nó đã qua bao nhiêu tâm khác nữa rồi.Tức là nhãn thức 1, đến vô số tâm tạo tác khác rồi đến nhãn thức 2, 3,...khác nữa.

Ví dụ khác của tâm vô nhân thọ khổ là Thân thức thọ khổ vô nhân: Như anh dùng cái kim thật nhọn, chích mạnh vào da thịt. Khi anh chích vào thì cảm thấy cảm giác đau đớn khó chịu nơi da xảy ra liền, không đợi đến lúc kiếu như nói "khoan để tôi vui lên đã đau" hay "khoan để tôi giận lên đã đau". Đó là cái biết của thân thức là tâm quả vô nhân thọ khổ, nó xảy ra tức thời, không nhuốm màu tham, sân, si và kèm theo cảm thọ là đau đớn (khổ).

Cái môn VDP này mà lý luận quanh co nữa thì rất rắc rối, mất thời gian. Hèn gì đức Phật phải lên trên cõi trời giảng, không giảng ở cõi người, có lẽ vì con người thì hay lý lẽ nên Ngài sẽ giảng không biết bao giờ cho xong trong 3 tháng hạ, Ngài chỉ giảng lại cho Ngài Xá-Lợi-Phất thôi cho khỏe. 2600 năm trôi qua rồi mà chúng ta vẫn còn nghi ngờ, không chịu áp dụng :)

Còn cái vụ Sati và Saññā này chắc phải nhờ quý Sư, quý Cô gỡ giúp!
October 4 at 1:57pm · Like

Hạnh Trương: TP nếu có ý trao đổi thì nên tiếp tục, còn nếu cứ có ý "hèn gì ..." thì khó lắm :)

Tóm lại là có định trao đổi tới cùng về đề tài này không nào :), nếu có HT sẽ sẵn lòng. Nếu cần HT sẽ cùng nghiên cứu VDP với TP để tiện trao đổi .
October 4 at 2:11pm · Like

Hai Long: Hèn gì đức Phật phải lên trên cõi trời giảng, không giảng ở cõi người <=== hihi, vậy là VDP không phải dùng để cho con người tu tập rồi anh TP ơi :) Em chưa hiểu nhiều về VDP lắm, nhưng có cảm tưởng như nó là một cái mô hình, hoặc là một bộ mã hóa tâm mình, người ta xây dựng mô hình tâm của con người với các thuộc tính, thông số đi theo. Tất nhiên mô hình thì không mô tả được hết các thông số, thuộc tính thật của vật rồi!
October 4 at 2:11pm · Like · 1

Hạnh Trương: Coi như gặp phải "ngoại đạo" khó chịu HT đi, thì cũng nói làm sao cho nó được thuyết phục, chứ cứ dẫn chuyện trên trời là dân gian bó tay, hehe.
October 4 at 2:12pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Mục đích là xúi giục mọi người tham gia học VDP cùng cho dzui đó mà :)
October 4 at 2:12pm · Like · 2

Hạnh Trương vậy cùng học đi, hehe, câu hỏi đầu tiên nè

Tại sao sắc pháp lại tồn tại trong 17 sát na tâm mà các tâm khác chỉ tồn tại trong 1 sát na?
October 4 at 2:14pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Cái này thì khó xử thật đây :) Thôi lấy ví dụ so sánh được không?
October 4 at 2:16pm · Like

Pāli Việt: Ha ha, ngày xưa lúc còn làm tiểu đã bị Cô Giáo mắng về cái tội hay hỏi linh tinh: "Chú đừng có tìm cách chọc giận Tôi, cái đó là chân lý. Không được thắc mắc."
October 4 at 2:17pm · Unlike · 4

Thuận Pháp Dhammiko: Lấy ví dụ vật lý hiện đại phản ánh lời của VDP:
Một nhà khoa học vật lý quan sát sự phân rã của hạt nhân nguyên tử: Sự phân rã này xảy ra rất nhanh, có thể tạm gọi là chỉ trong thời gian 17 sát-na (thời gian rất ngắn). Cùng với 17 sát-na này thì tâm quan sát của nhà khoa học đã sinh diệt 17 lần rồi: 3 sát-na tâm Bhavaṅga, 1 sát-na ngũ môn hướng tâm, 1 sát-na nhãn thức, 1 sát-na tâm tiếp nhận, 1 sát-na tâm suy-đạt, 7 sát-na tâm tác hành, 2 sát-na tâm đồng sở duyên, 1 bhavaṅga. Như vậy 1 sự sanh diệt của sắc chất thì tâm đã sinh diệt 17 lần rồi để ghi nhận nó, rất nhanh.

Hoặc là tâm có Saññā - tưởng: nó khởi lên thì có thể qua tới Pháp, tới Mỹ (nếu ai đã từng tới đó) rất nhanh. Có thể thấy mình đang đi dạo dưới tháp Eiffel. Chắc nó còn nhanh hơn vận tốc ánh sáng mấy chục lần :)

Những VD này TP phịa ra đó!
October 4 at 3:20pm · Edited · Like

Hai Long: Cái này giống như lấy mẫu của 1 tín hiệu nào đó nhỉ :)
October 4 at 2:34pm · Unlike · 1

Hạnh Trương: Ây ây, ai lại thế, nói thế hóa ra sắc pháp tồn tại độc lập sao, hihi. Sắc pháp tồn tại 17 sát na vì tâm cần 17 sát na để xử lý nó.

Nếu chỉ cần 14 thì sắc pháp cũng chỉ tồn tại 14 sát na thôi.

Vấn đề là trong thời gian đó, ( cần để xử lý ) thì sắc pháp nó tồn tại ở đâu
October 4 at 2:36pm · Like

Hạnh Trương: Bắt đầu học VDP qua môn đặc biệt là lộ trình tâm nha TP, hihi, "dám chơi" tới cùng không?
October 4 at 2:37pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: 17 sát na là lớn nhất, có khi nhỏ hơn 17.
Sắc pháp thì tồn tại độc lập. Nó chỉ là duyên để tâm chụp bắt gọi là Cảnh duyên thôi. Sắc pháp không can thiệp gì trong quy trình của tâm về độ nhanh nhậy :)
October 4 at 2:40pm · Like

Ba Nguyen: @Hạnh Trương: "Tại sao sắc pháp lại tồn tại trong 17 sát na tâm mà các tâm khác chỉ tồn tại trong 1 sát na?" -- Người ta thích con số 49 nên cho sắc pháp trụ lâu hơn danh pháp 49 lần, cộng hai sát na tiểu sanh và diệt, tổng cộng 51 sát na tiểu, chia ba ra 17. (1 sát na bằng 3 sát na tiểu)
October 4 at 2:54pm · Like

Hạnh Trương: hiểu, may mà không thích con số 23, hehe
October 4 at 2:54pm · Like · 1

Thuận Pháp Dhammiko: Những cái định luật về tâm này khó hiểu thiệt, tạm chấp nhận cho khỏe. Như kiểu giải 1 bài toán khó thì tạm áp dụng các định lý mà làm, đừng cố chứng minh các định lý xong mới giải bài toán thì hết giờ mất :)

Cũng như các định lý về tâm, tạm hiểu để áp dụng mà giải quyết bài toán sinh tử của đời người. Cái lưỡi hái thần chết luôn luôn kề sát cổ :)
October 4 at 3:03pm · Like

Hạnh Trương: Không cần phải tạm đâu TP ơi, đây là chỗ quả thực VDP rất vi diệu, đó là xác định sắc pháp không tồn tại độc lập ngoài tâm. Nó tồn tại đủ lâu để tâm xử lý nó, nếu không sao lại có sự khác biệt giữa 17 và 14 ở đây.

Ngoài ra, cái gọi là sắc pháp không phải là cái mà ta nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, nếm thấy, sờ thấy.

Chơi tới cùng đi, sợ gì, hehe
October 4 at 3:21pm · Like · 1

Phan Minh Nguyet: Oh mình tạo topic này hỏi, chưa nhận được câu trả lời thoả đáng mà lại "câu" được nhiều comment ghê :-)
Mặc dù tìm hiểu VDP chưa nhiều, cũng xin tham gia mấy ý:
- Sanna có chức năng nhớ lại còn sati có chức năng ghi nhớ ngay trong hiện tại. Sanna phát triển trong Bát Chánh Đạo là Chánh kiến, Sati trở thành Chánh niệm
- Tại sao sắc pháp tồn tại 14 hay 17 sát na tâm: cái này chịu:-) coi như Đức Phật hay vị nào đó nhìn thấy sự thật nó là như thế, ko suy luận logic được
- Vô nhân: từ này rất dễ gây hiểu lầm là ko có nguyên nhân nên mỗi lần nhắc đến từ này lại phải giải thích rất dài dòng. Hy vọng có dịch giả nào tìm được từ dễ hiểu hơn
October 6 at 9:43am · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Sanna (Saññā - Tưởng) phát triển trong Bát Chánh Đạo là Chánh kiến??? Mấy ông võ sỹ đạo Nhật Bản "tưởng" kinh lắm, họ tưởng kẻ thù như thân cây chuối, vút 1 nhát là đứt lìa. Hay mấy tay chơi trò "yểm bùa" tưởng ai đó ra hình nộm và chích đốt cho bỏ ghét. Cái tưởng như vậy không thể gọi là Chánh Kiến được. Tưởng (Sañña) và Niệm (Sati) rất khác nhau!

Chị Phan Minh Nguyet bị điểm huyệt rồi, chị cố giải huyệt đi nhé :)
October 5 at 12:25pm · Like · 1

Phan Minh Nguyet: thôi chết rồi bị tẩu hoả rồi:-) vẫn đáng nghĩ đến bài kinh An trú tầm tâm sở vitaka mới trở thành chánh tư duy chứ. Đoạn "tưởng" này thì chịu rồi:-)
October 14 at 10:39am · Edited · Like

Hoa Nguyen: Thay "vô nhân" bằng "bất nhân" cũng không được, và nếu bằng "vô duyên" cũng khó nghe. Viết đủ thì hơi bị dài : vô nhân duyên tạo tác.
October 5 at 9:57pm · Like

Hạnh Trương: Có phải ý Phan Minh Nguyet là các pháp hữu vi đều do nhân mà sanh (đều có nhân), tâm và tâm sở cũng là pháp hữu vi, do đó dùng từ tâm vô nhân có vẻ hơi nghịch phải không ?
October 5 at 10:18pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Anh Hạnh Trương xem VDP giải thích NIỆM (SATI) và TƯỞNG (SAÑÑĀ), thấy có lý:
Tưởng là sự nhớ lại do 1 dấu hiệu (nimitta) đã từng gặp, sự nhớ lại này có khi đúng, có khi sai. Còn sự nhớ của Niệm là sự nhớ chính xác vì dấu hiệu được ghi nhận kỹ lưỡng rõ ràng.
Ví dụ như người thợ mộc, thấy 1 miếng gỗ, ông ta nghĩ rằng sẽ dùng nó làm 1 cái mặt bàn; vài hôm sau, ông ta thấy 1 miếng gỗ khác và nghĩ rằng đấy chính là miếng gỗ mà ta định dùng làm mặt bàn. Thật ra ông ta nhầm vì miếng gỗ thứ 2 đó rất giống miếng gỗ đầu. Sự nhớ của Tưởng cũng thế, có thể đúng có thể sai.
Nếu như khi thấy miếng gỗ, người thợ mộc ấy dùng mực để đánh dấu, để làm ký hiệu, thì khi gặp lại thời gian lâu sau đó, dứt khoát ông ta sẽ nhận ra ngay mà không thể nào sai lệch. Đây là ví cho sự nhớ của Niệm.
Do bởi sự nhớ lại của Tưởng có đúng có sai nên Tưởng thuộc nhóm Tâm sở Biến hành. Trong khi đó sự nhớ của Niệm là chính xác, có sự phân biệt đúng sai, tốt xấu nên Niệm thuộc về nhóm Tâm sở Tịnh quang.
Ngoài ra, sự sai biệt giữa Niệm, Tưởng, và Trạo cử tựa như chữ viết trên đá, chữ viết trên cát, và chữ viết trên nước. Chữ viết trên đá ví như sự nhớ của Niệm, Chữ viết trên đất giống như sự nhớ lại của Tưởng, còn chữ viết trên nước ví như Trạo cử.
October 5 at 10:52pm · Like · 3

Hạnh Trương: Theo HT thấy thì chưa chính xác lắm, hai function đó không hẳn như vậy
October 5 at 10:57pm via mobile · Like

Pāli Việt: Thuận Pháp Dhammiko nên xem định nghĩ 2 sở hữu Tưởng và Niệm ở Siêu Lý Học (có ở CD Budsas).
October 5 at 11:01pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Con có đọc rồi nhưng thấy rất mập mờ giữa Niệm và Tưởng; giữa Niệm, Chánh niệm và Tưởng.
October 5 at 11:09pm · Like

Pāli Việt: I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Niệm là trạng thái tâm ghi nhớ biết mình, biết những hành vi và cử động của thân và tâm.

- Bốn ý nghĩa của sở hữu Niệm

1- Chơn tướng: Là cách không sơ ý
2- Phận sự: Là làm cho không quên, hay là ghi nhớ.
3- Sự thành tựu: Là cách trao đổi tâm hằng khắn khít với cảnh.
4- Nhân cần thiết: Là nhớ vững chắc.

Thí dụ: Như người lính gác cổng biết rõ kẻ ra người vào.
October 5 at 11:10pm · Like · 2

Pāli Việt: I. Ðịnh nghĩa: Sở hữu Tưởng là cách trạng lại, nhớ lại, hồi tưởng lại, nhận thức lại những cảnh, vật, hay sự việc đã gặp đã biết.

- Bốn ý nghĩa của Tưởng:

1- Chơn tướng cách nhớ.
2- Phận sự nhớ lại việc đã qua.
3- Sự thành tựu nhớ đặng sự vật đã biết.
4- Nhân cần thiết phải có cảnh hiện bày.
October 5 at 11:11pm · Like · 2

Pāli Việt: Theo từ điển Pali, sati còn có nghĩa là memory, nhưng Sư chưa gặp ngữ cảnh này. Như vậy phải chấp nhận sati có ít nhất là 2 nghĩa. Nếu lấy sati = memory thì chi pháp của nó không thể là sở hữu NIỆM (sati) được.
October 5 at 11:14pm · Unlike · 2

Thuận Pháp Dhammiko: Trong thiền Chánh niệm:
- Người có hành thiền nói: tâm tôi có ghi nhớ biết mình, biết những hành vi và cử động của thân và tâm.
- Người không bao giờ hành thiền, báng bổ thiền cũng nói: tâm tôi cũng có ghi nhớ biết mình, biết những hành vi và cử động của thân và tâm.
- Con chó nằm bên cửa giữ nhà nó cũng làm chức năng gác cổng, cũng biết được người vào ra, người quen thì mừng vẫy đuôi người lạ thì gầm gừ, tức nó cũng có trí nhớ và có ghi nhận rõ.
Vậy trong 3 trường hợp này làm sao biết ai đang hành thiền thực sự?
October 5 at 11:28pm · Edited · Like · 1

Hạnh Trương: Tưởng đây :)
__

7) Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng.
___
VII. Ðáng Ðược Ăn (Tạp 2, Ðại 2,11) (S.iii,86)
October 6 at 12:50pm · Like · 1

Hạnh Trương: “kiñca, bhikkhave, saññaṃ vadetha? sañjānātīti kho, bhikkhave, tasmā ‘saññā’ti vuccati. kiñca sañjānāti? nīlampi sañjānāti, pītakampi sañjānāti, lohitakampi sañjānāti, odātampi sañjānāti. sañjānātīti kho, bhikkhave, tasmā ‘saññā’ti vuccati.
October 6 at 12:55pm · Like

Hạnh Trương Tìm trong VDP có lẽ khó, tìm trong đầu dễ hơn, hihi
October 6 at 12:56pm · Like

Hạnh Trương Thuận Pháp Dhammiko hỏi :

"Trong thiền Chánh niệm:
- Người có hành thiền nói: tâm tôi có ghi nhớ biết mình, biết những hành vi và cử động của thân và tâm.
- Người không bao giờ hành thiền, báng bổ thiền cũng nói: tâm tôi cũng có ghi nhớ biết mình, biết những hành vi và cử động của thân và tâm.
- Con chó nằm bên cửa giữ nhà nó cũng làm chức năng gác cổng, cũng biết được người vào ra, người quen thì mừng vẫy đuôi người lạ thì gầm gừ, tức nó cũng có trí nhớ và có ghi nhận rõ.
Vậy trong 3 trường hợp này làm sao biết ai đang hành thiền thực sự?"

Chẳng hơi đâu mà quan tâm ai đang hành thiền thực sự!

hihi.
October 6 at 12:58pm · Like · 1

Pāli Việt: Tưởng cũng là một thuật ngữ. Saññā, sañjānāti (viết theo sandhi) cũng còn được viết là saṃjānāti và nên dịch như thế nào? = tự mình biết (vì mình đã biết rồi, cái biết dựa trên cái đã biết). Cái này nhận ra nhờ kinh nghiệm chiến trường, ở những ngữ cảnh bình thường, bỏ chữ "tưởng" hoặc "tưởng tri" vào câu dịch tiếng Việt thì ý không đạt, đọc không suông.
Viết chưa xong thì thấy câu Pali của Hạnh Trương post lên. Tai họa lại tới nữa rồi. Tiếp đầu ngữ saṃ có thể có 2 ý nghĩa: tự thân và hoàn toàn. Lại khác quan điểm với Thầy của người ta nữa rồi. Lạy Trời lạy Phật lần này đừng bị thiên hạ chửi.
October 6 at 2:17pm · Edited · Unlike · 4

Hạnh Trương: Con không biết cái saṃ đó có hàm ý gì, nhưng con cảm nhận thấy ở đây là tưởng có vai trò lấy cái có sẵn điền vào cái chưa đủ để từ đó xây dựng nên đối tượng của sự nhận biết.

Ví dụ như thế này :

Có x thông tin đập vào mắt. Tưởng nó sẽ căn cứ vào x thông tin đó , truy cập vào ký ức, nó so sánh x thông tin nhận được với tập hợp các pháp (đối tượng) tồn tại trong ký ức. Nếu tìm thấy thì nó lôi ra. ( thế nào là thấy thì tùy người, tùy lúc ).

Do thông tin mà tưởng trả ra ( ở đây hiểu tưởng là sự nhận biết), được lấy từ quá khứ, mặc dù duyên cho nó là hiện tại, nên người ta mới chê tưởng :).

Tại sao đức Phật lại lấy định nghĩa về màu, vì đây là ví dụ nổi bật nhất về tưởng. Lý do là trong tự nhiên không tồn tại khái niệm về màu sắc. Màu sắc là khái niệm thuần túy chủ quan thuộc về chủ thể quán sát. Tùy thuộc cách tưởng nó trộn màu mà người ta thấy các màu khác nhau.

( viết tới đây mới thấy kinh Phật quá gớm, hihi).

( cũng tưởng vậy mà thôi :)
October 6 at 1:12pm · Like · 1

Pāli Việt: Ai da, đừng nói là đức Phật không có trào phúng! (Không biết dùng từ trào phúng có chuẩn không nữa? Tiếu lâm thì không được rồi). Ở đây câu Pali “kiñca, bhikkhave, saññaṃ vadetha?" có thể dịch là: "Và này các tỳ khưu, các ông nói gì về saññā?"
"Và này các tỳ khưu, các ông nói saññā là gì?" (Chưa xem Chú Giải nên không biết người xưa giải thích theo lối nào?)
NHƯ VẬY LÀ CÁC VỊ TỲ KHƯU THỜI XƯA CŨNG CÓ BÀN LUẬN VỀ TƯỞNG, QUÁ KHỨ ĐƯỢC TÁI DIỄN.
October 6 at 1:17pm · Like

Hạnh Trương: Một người có tưởng tốt, họ có nhiều khả năng lạ, ví dụ như rất nhanh, nói cái hiểu liền, nghe 3 chữ đã biết cả câu. Đó có thể là một ý nghĩa nữa của prefix saṃ ? nghĩa là liên kết?

Cái biết được thực hiện nhờ sự liên kết, móc nối các thông tin nhiều loại nên được gọi là Tưởng ? ( có cả từ liên tưởng )
October 6 at 1:17pm · Like

Hạnh Trương: Cung cấp cho Sư luôn chú giải , hihi

nīlampi sañjānātīti nīlapupphe vā vatthe vā parikammaṃ katvā upacāraṃ vā appanaṃ vā pāpento sañjānāti. ayañhi saññā nāma parikammasaññāpi upacārasaññāpi appanāsaññāpi vaṭṭati, nīlaṃ nīlanti uppajjanasaññāpi vaṭṭatiyeva. pītakādīsupi eseva nayo. idhāpi bhagavā sañjānanalakkhaṇāya saññāya paccattalakkhaṇameva bhājetvā dassesi.
October 6 at 1:22pm · Like · 1

Pāli Việt: Hiện tượng nhận biết 3 chữ gọi là TƯỞNG thì đồng ỳ, riêng cái trạng thái "nghe chưa hết câu mà đã biết cả câu" không biết có phải là TƯỞNG không nữa? Phải ghi thêm chút nữa là TƯỞNG theo định nghĩa của VDP.
October 6 at 2:16pm · Edited · Like · 2

Pāli Việt: Câu Pali mà Hạnh Trương cung cấp ngay ở phía trên sử dụng toàn thuật ngữ của VDP. Trong khi đó Sc. Chua Nhu Phap cho biết đã đọc 1 cuốn sách do 1 Vị Trưởng Lão ở Thái Lan chỉ trích trình độ VDP của Chú Giải Sư Buddhaghosa. Khó nuốt trôi à nghen.
October 6 at 5:49pm · Like

Hoàng Lan: Đức Phật dạy Tứ Diệu Đế, tức Bốn Sự Thật Vi Diệu thì Hoàng Lan thấy dễ hiểu: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. Hoàng Lan hiểu đế là sự thật. Còn bên VDP nói Chân đế, Tục đế. Đế là Sự thật, chân đế là thật thật? Còn tục đế thì ko là sự thật? Vậy Tứ Diệu Đế là thuộc chân đế hay tục đế? Mọi cái lấy Kinh làm gốc, lấy lời Phật dạy làm chỗ nương tựa, vậy trong tạng kinh có chỗ nào đề cập đến 2 khái niệm Chân đế, Tục đế không. Chỗ này là một vài thắc mắc sơ khởi của Hoàng Lan, con muốn thỉnh Sư cùng quý vị biết VDP tùy hỷ cho con hỏi về vấn đề này ạ. _()_
3:04pm Oct 31

Thuận Pháp Dhammiko: Hoàng Lan, có thể hiểu như sau (Dài dòng thêm dù Đề tài đã khép lại rồi):

Tất cả lời dạy của đức Phật về Tứ Diệu Đế, Tứ Niệm Xứ, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi,...được ghi lại trong kinh điển gọi là Tam Tạng bằng các thứ tiếng như Pāli, Miến, Thái, Hán, Việt, Anh,...đó đều gọi là Tục Đế hết. Trong Kinh đức Phật có nói là Giáo Pháp chỉ là phương tiện để cứu độ giải thoát khổ, là chiếc bè để qua sông, là ngón tay chỉ trăng để thấy mặt trăng. Tức những lời dạy đó có hiện diện thực (ĐẾ) vì được ghi lại trên giấy, được khắc trên đá,...và nó chỉ phản ánh cái thực tại khác nên gọi là thực tại quy ước, ngôn ngữ hay chế định, vì lẽ đó nên gọi là TỤC ĐẾ (SAMMUTTISACCA): là một sự thật chế định để mô tả một sự thật khác. Cái SỰ THẬT KHÁC này mới quan trọng, là điều đức Phật muốn mô tả gọi là SỰ THẬT CÙNG TỘT, SỰ THẬT BẤT BIẾN hay CHƠN ĐẾ (PARAMATTHASACCA).

Tục đế mặc dù là sự thật có tồn tại đó nhưng bị biến đổi tùy hoàn cảnh, quốc độ, vùng miền, cách diễn đạt,... Ví dụ như đức Phật nói trong kinh Pāli là Dukkhavedanā, người Việt dịch là Thọ Khổ, người Anh gọi là Unpleasant feelings. Các từ như "Dukkhavedanā", "Thọ Khổ", "Unpleasant feelings" gọi là Tục Đế dùng để mô tả, phản ánh một cảm giác như cảm giác đau nhức nơi cơ thể khi bị gai nhọn đâm chích vào da. Cái cảm giác đau nhức nhối đó mới gọi là Chân Đế vì nó không bị đổi khác đi dù người kinh nghiệm đó là người Ấn, người Việt hay người Anh,... Cái từ Pāli "Dukkhavedanā" qua người Việt bị biến thành "Thọ Khổ", qua người Anh bị biến thành "Unpleasant feelings" nên cái chế định bị biến đổi; còn cái cảm giác đau nhức đến người nào cũng như nhau, thậm chí con trâu con bò cũng cảm giác như vậy khi bị đâm chích nó mới rống lên vì rất đau đớn, nên Chơn Đế là cái không bị biến đổi.

Các khái niệm như Tục Đế, Chơn Đế, Tâm, Tâm Sở, Sắc, Nibbāna,... chỉ là những khái niệm sơ khởi căn bản để tiếp tục đi vào hiểu Kinh, Luận của đức Phật. Tứ Diệu Đế về ngôn từ thì đều là Tục Đế hết nhưng nó dùng để mô tả toàn là pháp Chơn Đế cả. Hay nói cách khác, các thực tại Chơn Đế được phản chiếu trong lời dạy của Tứ Diệu Đế. Đức Phật chỉ mô tả Chơn Đế thôi. Chúng sanh muốn giải thoát khổ cũng do tuệ tri Chơn Đế mà có được. Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) về nguồn gốc lịch sử kinh điển không rõ do ai giảng, nhưng những khái niệm được mô tả và được kinh nghiệm của người đời sau thì rất sâu sắc nên chỉ có bộ óc Chánh Đẳng Giác như đức Phật mới nói ra được, mới chế định ngôn từ được. Chú giải còn nói rằng sau khi đức Phật thuyết xong bộ thứ 7 trong VDP là Bộ Duyên Hệ thì cơ thể của Ngài phát ra hào quang rực rỡ do sự thể hiện trí tuệ siêu việt của Ngài.
10:23pm Oct 31.

TIẾP THEO TOPIC NÀY LÀ HAI TOPICS: CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ ABHIDHAMMA VÀ VISUDDHIMAGGA
Thế nhưng các ý kiến thảo luận nêu lên mâu thuẫn, gây tranh cãi. Một phía nêu lên các quan điểm không thực tế, không y cứ trên lời dạy trực tiếp từ đức Phật của Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) và Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga); và một phía thì chỉ trích quan điểm đó, trích dẫn nguồn tương đương trong Tam Tạng của Thanh Tịnh Đạo, cũng như đứng về phía thầy tổ của mình để tôn trọng tính hệ thống của sự tu tập căn cứ vào Abhidhamma và Visuddhimagga một cách sâu rộng trên thế giới hiện nay.

P/s: Bất cứ một cuộc thảo luận nào cũng vậy, tinh thần là xây dựng và hiểu biết lẫn nhau, nhưng khó lòng tránh khỏi sự mâu thuẫn và va chạm trong các quan niệm riêng. Thảo luận Phật Pháp cũng tương tợ như vậy, trừ phi hội chúng ấy hoàn toàn là người đã đoạn tận hết phiền não. Con người thời nay thì càng không thể lấy trích dẫn kinh điển lời dạy của Đức Phật để gán tâm mình như tâm của các Bậc Thánh Nhân Lậu Tận trong Đạo Phật được nhằm nêu ý kiến và quan điểm của riêng mình, thực tế có lẽ khách quan hơn!
Nội dung trên được giữ lại gần như trọn vẹn theo nguyên bản của cuộc thảo luận, chỉ lược bớt những bình luận ra ngoài chủ đề chính.

Nguồn: Facebook Group: PALI-Chuyên Đề.
Thuận Pháp tổng hợp.