Tuesday, February 21, 2012

NGÔN NGỮ PALI LÀ MẸ ĐẺ CỦA NGÔN NGỮ SANSKRIT?

Nguyên tác: Pali is mother of Sanskrit.
Tác giả: HaBir Angar Ee.
Dịch giả: Hữu Minh.

CHƯƠNG I.
NHỮNG BÍ ẨN NƠI TIẾNG SANSKRIT.

Vấn đề ngôn ngữ tại Ấn Độ là một bài toán khó giải quan trọng và khẩn trương, vì đã từ lâu trong quá khứ vấn đề này đã ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển giáo dục, xã hội và chính trị cho toàn quốc gia. Một số ngôn ngữ được chăm sóc kỹ lưỡng theo quan điểm nghiên cứu học thuật, làm phương tiện giảng dạy và nghiên cứu. Còn một số lớn các ngôn ngữ khác hầu hết đều không được quan tâm và thậm chí còn bị khinh miệt và phải chịu nhiều giới hạn và chỉ được sử dụng làm phương tiện truyền thông mà thôi. Không chỉ các nhà trí thức nhưng rất nhiều các nhà tư duy ngôn ngữ cũng không nhận ra vai trò tích cực và ảnh hưởng của nhiều ngôn ngữ khác nhau tại Ấn Độ trong qui trình các cuộc cách mạng và phản cách mạng xã hội, tôn giáo, chính trị và văn hóa hiện tại và tương lai.
Tiếng Pali, tiếng Sanskrit và tiếng Prakrit là những ngôn ngữ cổ điển chính tại Ấn Độ. Tiếng Pali và Prakrit không được cư dân Ấn Độ biết đến cho đến thời kỳ người Anh có mặt tại Ấn Độ, vì tiếng Pali đã bị xóa sổ hoàn toàn khỏi lãnh thổ Ấn Độ, còn tiếng Prakrit lại phải bị rập khuôn với nhiều ngôn ngữ địa phương khác. Dân Ấn Độ đã lãng quên hoàn toàn tiếng Pali. Họ chỉ còn biết đến tiếng Sanskrit (Sankrit) vì hai lý do đối nghịch nhau, một là ngôn ngữ chư vị Bà là môn nhất quyết phải duy trì hiện hữu và truyền bá sâu rộng trong dân, để họ có thể duy trì được địa vị cao nhất trong Xã Hội Ấn Độ, và hai là ngược lại ngôn ngữ này nhất quyết phải được loại bỏ hoàn toàn khỏi cộng đồng những người Shudra (đẳng cấp nô bộc tại xã hội Ấn Độ) bao gồm phần lớn dân chúng Ấn Độ, để kìm hãm họ trong hiện trạng thấp nhất trong xã hội Ấn Độ.
Vì Xã hội Ấn Độ được chia thành nhiều đẳng cấp phụ, các cộng đồng dân chúng, các tôn giáo khác nhau. Ngôn ngữ cũng được chia thành một số lớn ngôn ngữ phù hợp với từng đẳng cấp, từng cộng đồng và từng tôn giáo khác nhau
Kể từ thế kỷ mười tám trở về trước, những cuộc nghiên cứu lịch sử và những khai quật khảo cổ học, thường chủ yếu do người Anh thực hiện, đã chứng thực một thực tế là tiếng Pali và tiếng Prakrit cũng là những ngôn ngữ cổ đại. Cho dù cả hai ngôn ngữ này cũng được hoàn toàn chấp nhận như là các ngôn ngữ cổ đại tại Ấn Độ. Tiếng Pali & Prakrit đã hoàn toàn bị chôn vùi trong lịch sử và khảo cổ học trong một thời gian dài. Cả hai ngôn ngữ đã và đang không được chấp nhận vì cả hai ngôn ngữ này chưa bao giờ được coi như là di sản xã hội và văn hóa của Ấn Độ cả. Chính vì thế hiện nay vẫn còn tồn tại một niềm tin mãnh liệt nơi não trạng của người dân là ngôn ngữ Sanskrit (Sanskrit) mới là một ngôn ngữ cổ đại của Ấn Độ, mà toàn bộ nền văn hoá và văn chương Ấn Độ tuỳ thuộc vào; và Tiếng Pali & Prakrit, là thứ bị khai trừ đã bị loại bỏ và không được chấp nhận giống như hạng người cùng đinh và đẳng cấp Shudras vậy.      
Vì lý do gì mà tín điều này không được đụng chạm tới trong toàn bộ giai đoạn dưới thời cai trị của Đạo Hồi và những ngày khởi đầu người Anh Thống trị Ấn Độ? Đây là lý do: (i) Dưới thời Hồi giáo thống trị đất nước Ấn Độ. Những người theo đạo Hồi không quan tâm đến ngôn ngữ, văn chương và văn hóa Ấn Độ; vì mục tiêu của họ chỉ là triệt phá hay cải đạo những người theo đạo Hindu và Phật Giáo trở lại đạo Hồi vì thánh Allah mà thôi. (ii) Người Anh lại có tầm nhìn hoàn toàn khác với người theo đạo Hồi. Họ chỉ quan tâm đến việc tận dụng được nguồn triết lý văn chương và văn hóa Ấn Độ lúc bấy giờ đang bị coi thường một cách khủng khiếp khắp nơi chỉ có ngôn ngữ tiếng Sanskrit mà thôi; chính vì thế họ lại dễ dàng trở thành món mồi ngon cho cùng những quan điểm giáo điều truyền thống của người Bà la môn.            
Do thiếu hiểu biết, am tường và các nguồn đầy đủ. Các vị trí thức người Anh, ngay lúc đầu đã dựng lại từng mảng và toàn bộ nền văn chương cổ đại Ấn Độ dựa vào tên tuổi ngôn ngữ Tiếng Sanskrit (Sankrit), thay vì phân biệt rạch ròi được là thừa kế của ngôn ngữ khác biệt và trung thực, như tiếng Pali và tiếng Prakrit chẳng hạn v.v….
Chỉ sau khi các nhà trí thức người Anh nghiên cứu kỹ lưỡng những phát hiện lịch sử và khảo cổ học; họ mới thay đổi những hành động đánh giá cổ lỗ xĩ và những quan điểm phi lô gíc của họ. Nhưng họ không gặp thuận lợi để tạo ra những thay đổi cần thiết đủ trong lãnh vực triết lý, văn hóa và ngôn ngữ dưới thời họ còn cai trị Ấn Độ. Tuy nhiên họ đã là những người đầu tiên và duy nhất đã tìm hiểu, điều tra những kho tàng châu báu văn hoá Pali đã tích luỹ được và đã bị hoàn toàn lãng quên và khiến cho người Ấn Độ tiếp cận được với gia tài quí báu nhất tại Ấn Độ và Á Châu này.
Ngày nay, các vị học giả và các vị ngôn ngữ học Bà la môn đang gieo rắc ngoài cái giáo điều truyền thống cho rằng Tiếng Sanskrit (Sankhrit) là mẹ sanh ra toàn bộ các ngôn ngữ hiện hữu tại Ấn Độ cũng như một niềm tin cho rằng tiếng Pali & Prakrit cũng chỉ là hậu duệ của Tiếng Sanskrit (Sankhrit) mà thôi. Họ không dừng lại ở đây, nhưng còn đi xa hơn bằng cách chứng minh toàn bộ ngôn ngữ trên thế giới này đều xuất phát từ Tiếng Sanskrit (Sanskrit). Thái độ Bà la môn này nhằm tuyên truyền ích kỷ đến như vậy đang tạo ra biết bao nhiêu điều lộn xộn và dẫn đến một điều bối rối về Tiếng Sanskrit (Sanskrit) bằng cách tự gánh cho mình những mất mát to lớn gây ra cho tiếng Pali & Prakrit cho cả tiếng Urdu và tiếng Anh v.v….
Ngày nay lý thuyết tiến hóa được chấp nhận trên toàn thế giới trong việc nghiên cứu nguồn gốc từng ngôn ngữ. Lý thuyết này được chấp nhận và áp dụng với toàn bộ các ngôn ngữ hiện đaị cũng như cổ đại. Liên quan đến tiếng Pali &Prakrit toàn bộ các nhà tư tưởng Ấn Độ cũng như nước ngoài đã chấp nhận cùng một lý thuyết đó. Về nguồn gốc Tiếng Sanskrit, các nhà tư tưởng Châu Âu cũng có cùng một ý kiến giống nhau về lý thuyết tiến hóa như họ đang theo đuổi liên quan đến toàn bộ các ngôn ngữ khác trên thế giới này. Nhưng các vị tư duy Bà la môn lại không chấp nhận lý thụyết tiến hóa hay qui trình thay đổi từ từ liên quan đến nguồn gốc tiếng Sanskrit. Ngược lại họ đưa ra lý thuyết truyền thống và duy nhất và nguồn gốc tiếng Sanskrit như là một ngôn ngữ vô song được chính các vị “thần linh ban tặng.” Với niềm tin tầm thương này, giả định gia tăng nhanh chóng từ dạng một thổ ngữ các áng văn chương Phệ Đà. Nhưng lịch sử Ấn Độ cổ đại lại chỉ cho thấy một ranh giới của tiếng Sanskrit chỉ xuất phát từ thời Panini, là một nhà ngữ pháp nổi tiếng; người đã đánh bóng ngôn ngữ này. Tu luyện và sửa chữa những thổ ngữ bản xứ dưới thời của ông áp dụng các qui luật của chính ngữ pháp ông đã biên soạn được biết đến là ‘Astadhyayi”
Còn có một biến cố lịch sử nữa hầu như rất liên quan đến điều bí ẩn tiếng Sanskrit có thể được gọi là việc từ chối của tầng lớp Shudra không được học bản văn Phệ Đà; và con người ta biết với tên là Manu, là nhà văn viết ra qui lụât Manumurti có thể là cha đẻ của tiếng Sanskrit. Nhưng tại sao các vị kế tục của ông ta lại áp dụng một hình phạt khủng khiếp là cắt lưỡi, đổ chì vào tai hay xé xác những kẻ phạm pháp thuộc đẳng cấp cùng đinh làm hai vì đã phạm lỗi dám tụng, nghe và nhớ lại Kinh Phệ Đà? Liệu những lệnh trên phải được hiểu là phương tiện, và các niêm luật, là nguồn lực chính của điều bí ẩn nơi tiếng Sanskrit, mà sau này trở thành một tai hoạ không chỉ trên người cùng đinh. Nhưng còn cả trên toàn bộ xã hội Ấn Độ và là một vết nhơ tủi nhục giáng trên nền văn hoá Hindu và cả di sản Phệ Đà nữa.
Thứ ba, còn tại sao những phát hiện khảo cổ được khai quật liên quan đến tiếng Sanskrit nơi các hồ sơ ghi lại chỉ được tìm thấy có niên đại từ thế kỷ thứ hai sau CN lại là một nghi ngờ đáng chú ý nhất xét từ quan điểm việc phát triển tiếng Sanskrit. Câu ghi khắc Rudraman đầu tiên, và câu ghi khắc trên đồng tiền Satuyadaman đầu tiên, các mẫu tự Devanagari đầu tiên được biết tới như là Brahmi lipi và từ Sanskrit được xử dụng với ý nghĩa khác như là đuợc tinh luyện lại được phát hiện từ thế kỷ thứ hai trước CN và không sớm hơn niên đại đó.
Đây là những biến cố quan trọng nơi lịch sử Ấn Độ liên quan tới bối rối chính nơi ngôn ngữ tiếng Sanskrit. Cần phải thẩm định, nhưng việc thẩm định này không thể hoàn hảo được trừ phi chúng ta khám phá ra vị trí hiện tại của đạo Bà la môn và tiếng Sanskrit xuất hiện nơi những mặt nạ khác của đạo Hindu và ngôn ngữ Hindu. Liên quan đến điều này, là điều ý nghĩa nhất, đó là cộng động Bà la môn đã quay sang một khúc quanh khác (như đã được khẳng định sau ngày độc lập) đó là việc họ tự tuyên bố trở thành những người Hindu bằng cách giới thiệu một định nghĩa mới về từ Hindu như là một dân tộc thâu tóm mọi cộng đồng Ấn Độ. Mặt khác, họ đang quảng bá tiếng Hindi. Dựa trên cơ sở tiếng Sanskrit, như là một quốc ngữ của dân Hindu họ đang chiến đấu ác liệt để loại bỏ tiếng Anh và tiếng Urdu đã và đang trở nên súc tích và có ảnh hưởng rất lớn dưới mọi góc độ nơi văn hoá và văn chương Ấn Độ. Tại sao các vị sử học như P.N. Oak lại chấp nhận và sử dụng tiếng Anh thay vì tiếng Sanskrit hay hậu duệ của nó là tiếng Hindu. Trong những tác phẩm vừa rồi để chứng minh mục tiêu siêu vượt của tiếng Sanskrit là nguồn gốc phát sanh ra tiếng Anh cũng như toàn bộ các ngôn ngữ trên thế gian này?
Tại sao các nhà tư duy ngôn ngữ Bà la môn lại chơi thứ chính trị hai mặt nơi khía cạnh ngôn ngữ và văn chương? Đây chẳng phải là một thái độ nghịch lý của các nhà ngôn ngữ học Bà la môn hay sao? Có thể tạo ra những nghi ngờ về tính chất nguyên vẹn trí thức của họ nơi suy tư của những người có trí thức và có ý định không chân thành đàng sau việc lãnh đạo hướng dẫn của họ sao? Liệu những bản văn và nghiên cứu đó có trở thành hữu ích cho tất cả mọi người trên thế giới này hay chỉ cho các vị Bà la môn để giữ cho được vị thế siêu vượt của họ nơi tất cả mọi người trong tương lai?
Liệu các vị ngữ học và các nhà trí thức có giúp giải quyết được những điều bí ẩn của tiếng Sanskrit nhờ vào các sách và những viết lách của họ hay không? Hay để tăng cường những điều bí ẩn quá khứ bằng cách thêm vào đó những điều lộn xộn mới như các vị Bà la môn đã làm trong quá khứ và cho tới ngày nay để cho toàn thể mọi người trên trần gian này, ngoại trừ các vị Bà la môn và các cộng sự viên của họ, sẽ dẫn tới nguy cơ và tàn lụi trong tương lai?
Tại sao các vị ngôn ngữ học trí thức Ấn Độ và các vị bình luận lại không tiến hành nghiên cứu các sách phi lý đó về lịch sử và ngôn ngữ như cuốn ‘Di sản Phệ Đà của thế giới và cuốn Fowlers’ Howders và phản bác lại chính sách Bà là môn bằng cách thực thi những phần thêm bịa đặt trong những khoá nghiên cứu lịch sử, ngôn ngữ và văn hoá nơi hệ thống giáo dục của chính quyền và nơi những tuyên truyền hàng loạt người ủng hộ điều đó? Cũng có nhưng rất ít những nhà phân tích hoàn thành được hành vi đạo đức này.
Vào ngày 4 tháng 10 năm 1992, trong một bài viết đăng trên tạp chí Indian Express với tựa đề “Xuyên tạc lịch xử một cách lố bịch” Ông K. Govindan Kutty đã vạch trần những bài viết của ông P.N. Oak bằng cách chỉ trích tàn bạo như sau:
 “Có những kẻ khác đang bận tâm viết lại lịch sử, một cách lố bịch, ta có thể nói vậy, đôi khi ông P.N. Oak là một tay gạo cội trong lãnh vực này, cuộc nghiên cứu ông thực hiện nơi một số lãnh vực về Đạo Hồi đã mang lại những kết quả giật mình nhằm hạ nhục Barbarao Thieving.”
Tuy nhiên vẫn chưa đủ. Để có được một chút điều tốt về lịch sử trung thực về ngôn ngữ và văn hóa của chính chúng ta, các học giả nên tiến tới kiểm điểm một cách trung thực những trò bịp bợm kiểu đó bằng những trắc nghiệm khoa học trong từng lãnh vực một.
Đối với dân chúng Ấn Độ ở cả quốc nội lẫn hải ngoại, không chỉ có nguồn gốc tiếng Sanskrit mà còn cả tiếng Sanskrit xét một cách toàn diện, cách quảng bá, những điểm đặc trưng và sự phát triển của ngôn ngữ đó đã gây nên bối rối to lớn trên toàn thế giới. Điều đó đã bỏ qua chưa được giải quyết một cách toàn diện. Ta không thể nào hiểu được lịch sử ngôn ngữ hiện hành trong quá khứ và việc sử dụng thứ ngôn ngữ đó như là một ánh sáng nghiên cứu nhằm thức tỉnh các thế hệ tương lai và biến họ cảnh giác để cứu lấy những mất mát to lớn chính xã hội văn hóa của chính họ và tránh những đổ vỡ trong tương lai; cho đến khi nào và trừ phi những điều bí ẩn trong tiếng Sanskrit này được giải quyết một cách ráo rốt.
Công việc chính của tôi là thẩm định điều bối rối này, gìn giữ dưới sự bảo trợ của những điềøu bí ẩn tiếp theo, và lật tẩy mặt nạ giả dối này để đeo vào một bộ mặt thực tiễn. Tôi giới thiệu những điều bí ẩn sau đây:
1. Tiếng Sanskrit có thể là một ngôn ngữ siêu phàm chăng?
2. Phải chăng tiếng Sanskrit đã là ngôn ngữ Phệ Đà ?
3. Bằng cách nào các các thổ ngữ Phệ Đà trước tiên đã biến thành một thứ ngôn ngữ?
4. Ngôn ngữ nào xuất hiện trước tiên, tiếng Pali hay tiếng Sanskrit?
5. Ngôn ngữ nào là thừa tự ngôn ngữ đích thực cho văn chương Phệ Đà? Tiếng Pali hay tiếng Sanskrit?
6. Tại sao Panini đã Sanskrit hóa “các thổ ngữ hiện hữu Gandhara và Magadha? Đâu là những liên quan giữa tiếng Pali và tiếng Sanskrit? Hai ngôn ngữ này là bạn hữu hay thù địch?
7. Nguồn gốc từ “Sanskrit” bắt nguồn từ ngày tháng nào?
8. Bằng cách nào và khi nào tiếng Sanskrit đã xuất hiện như là một ngôn ngữ và trở thành ngôn ngữ chính cho Ấn độ (Linguao-franca”?
9. Tại sao tiếng Pali lại biến mất hay bị trục xuất khỏi lãnh thổ Ấn Độ; và tại sao đẳng cấp cùng đinh (Shudra) lại bị cấm không được sử dụng tiếng Sanskrit?
10. Ngôn ngữ nào xuất phát từ ngôn ngữ nào? Tiếng Pali bắt nguồn từ tiếng Sanskrit? Hay tiếng Sanskrit xuất phát từ tiếng Pali?
11. Tại Anh Quốc người Xen-tơ là ai? Là Bà la môn hay là Phật Tử? hay phải chăng Anh quốc là lãnh thổ Hindu hay lãnh thổ Phật giáo?

Phần còn lại, ở: http://phatgiaonguyenthuy.com/news-1905/Ngon-ngu-PALI-me-de-tieng-SANKRIT.html

Những Trùng Hợp Kỳ Lạ Giữa Pàli và Các Ngôn Ngữ Khác

Biên Khảo by Toại Khanh.

Dĩ nhiên chuyện xác định này nọ trong vấn đề chữ nghĩa là công việc của các nhà ngôn ngữ học, ở đây tôi không dám lạm bàn gì hết ngoài việc liệt kê vài sự trùng hợp thú vị với hi vọng là biết đâu lại giúp ai đó nhớ được dăm ba từ vựng Pàli cho vui, chỉ có lợi mà không hại gì. Ai cũng có thể làm việc này được cả. Đọc sách báo thấy có gì ngộ nghĩnh hay những khi ngẫu nhiên nhớ ra chuyện chi lý thú thì rất nên ghi lại trong sổ tay. Khi thấy có kha khá thì đem cống hiến cho thiên hạ. Biết đâu đời có kẻ cần !

Trong bài viết này, TK nhớ đến đâu thì viết đến đó, từng mục từ không được sắp xếp theo trật tự của bảng chữ cái tiếng Anh hay Pàli. Nghĩa là các chữ xuất hiện theo cách tràn lan tùy hứng. Thế mới đúng là giải trí vậy.

Nếu tiếng Anh có chữ Pour (châm, đổ, rót) thì tiếng Pàli có chữ Pùreti (làm đầy)

Centipede (con rết, từ gốc La-Tinh có nghĩa là Trăm Chân)…Tương đương với Satapadì (nghĩa gốc là 100 chân) trong Pàli, cũng để gọi con rết.

Path trong tiếng Anh nghĩa là con đường. Trong Pàli có chữ Patha cũng nghĩa là con đường.

Soup, Soupe trong các tiếng Anh-Pháp-Đức đều là món súp hay canh. Trong Pàli chữ đó là Sùpa. Dù có thể món canh ở mỗi nơi và mỗi thời khác nhau, nhưng ta có thể xem đây là những từ tương đương.

Dent trong tiếng La-Tinh là răng động vật nói chung, tương đương với Danta trong Pàli (với nghĩa rộng hơn, gọi chung cho cả răng người và ngà voi).

Ahiphena (nghĩa gốc trong tiếng Pàli là nước bọt của con rắn, nhưng chữ này được dùng để gọi thuốc Á-Phiện). Ngẩm kỹ, ta sẽ thấy hai chữ này có một tương đồng đặc biệt về ngữ âm (phonetic).

Khamati (chịu đựng, từ ngữ căn Kham trong Pàli), phải chăng có một quan hệ nào với chữ Kham trong Kham Nhẫn ?

Khamàpeti trong tiếng Pàli nghĩa là Xin Lỗi. Ở tiếng Sanskrit, chữ này là Ksamàpeti mà nhẩm đọc tới lui ta dễ dàng thấy ra một sự tương đồng với chữ Sám trong Sám Hối.

Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây là phụ âm kép Ks bên tiếng Sanskrit vẫn thường được dùng tương đương với phụ âm Kh bên tiếng Pàli. chẳng hạn Khattiya (giai cấp Sát-Đế-Lỵ) bên Pàli sẽ trở thành Ksatriya bên Sanskrit, Khetta (ruộng đồng ; cảnh giới) bên Pàli sẽ thành ra Ksetra bên Sanskrit. Từ đó người Tàu xưa vẫn gọi các cảnh chùa là Phật Sát, tức Cửa Phật hay Phật Môn, vốn phiên âm từ chữ Buddhaksetra. Có điều là nhiều người bây giờ vẫn xem chữ Sát trong Phật Sát là chữ Hán. Đó cũng là trường hợp chữ Mạt-Lợi (hoa lài) trong tiếng Hán hiện đại vốn xuất phát từ chữ Mallikà (cũng là hoa nhài hay lài) trong kinh Phật.

Bhikkhunì (Tỷ-kheo-ni, gồm hai từ tố Bhikkhu và Nì). Phải chăng đây là nguồn gốc chữ Ni trong Ni Cô ?

No và Not trong tiếng Anh, Nein và Nicht trong tiếng Đức, Nada trong tiếng Tây-Ban-Nha hay Non và Ne (pas) trong tiếng Pháp tương đương với Na, No, Natthi (Na+atthi) trong tiếng Pàli. Chữ nào cũng bắt đầu với N. Đã vậy, số 9 trong Pàli là Nava lại trùng hợp với Neun trong tiếng Đức, Nine trong tiếng Anh, Neuf trong tiếng Pháp. Chưa hết, chữ Nava trong Pàli  còn có nghĩa là Mới (không cũ), trong tiếng Anh ta thấy có chữ New, tiếng Pháp là Nouveau, tiếng Ý là Nuovo, tiếng Tây-Ban-Nha là Nuevo (Nueva), tiếng Đức là Neu. Cứ cho là mấy ngôn ngữ trên đây là cùng một nhóm ngữ hệ, nhưng sự giống nhau giữa chúng với tiếng Pàli thì thật ly kỳ !

Vidù trong tiếng Pàli tương đương với Wise trong tiếng Anh và Weise trong tiếng Đức.

Màtà, Màtu (mẹ, má, mệ, mẫu, mụ) trong Pàli tương đương với Mother, Maman, Mutter trong Anh-Pháp-Đức và theo TK được biết thì có rất nhiều  ngôn ngữ khác cũng bắt đầu chữ Mẹ bằng phụ âm M.

Số 3 trong tiếng Pàli là Ti, Te, Taya hay Tri. Thật lạ lùng khi bên tiếng Anh là Three, tiếng Đức là Drei, tiếng Pháp là Trois. Nhìn như anh em một nhà. Ai xài máy ảnh lớn hẳn phải biết chữ Tripod là cái giá ba chân để gắn máy ảnh. Chữ này nếu đổi sang Pàli hay Sanskrit thì mới ngoạn mục : Tripada. Ngó y chang !

Trong tiếng Pali có hai chữ Dvàra (cửa), Torana (cổng). Ly kỳ là trong tiếng Anh thì có chữ Door, tiếng Đức là Tur, cũng đều có nghĩa là cái cửa.

Số 2 trong tiếng Pàli là Dve, Dvi, Dvà. Trong khi đó bên tiếng Anh là Two, tiếng Pháp là Deux, tiếng La-Tinh là Duo, tiếng Ý là Due. Thú vị nhất là ông Bình Nguyên Lộc trong cuốn Nguồn Gốc Mã-Lai Của Dân Tộc Việt Nam từng cho rằng chữ Đũa (để gắp) vốn xuất phát từ chữ Sanskrit là Dva (số 2). Vì rằng đó là thứ vật dụng được làm nên từ 2 chiếc que !

Chữ Muni (Tàu âm Mâu-Ni) trong tiếng Pàli nghĩa gốc là bậc Tịnh Giả, người lặng lẽ hoàn toàn. Trong khi đó chữ Monk (thầy tu) trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Hi-Lạp xưa là Monos, nghĩa là Lẽ Loi, Đơn Chiếc hay Một Mình. Ý nghĩa của hai chữ cứ như có một chút gì quan hệ..

Chữ Thùpa trong tiếng Pàli có nghĩa là ngôi tháp. Thật lạ lùng khi có chút gì đó ngờ ngợ khi tiếng Anh có chữ Tower và tiếng Pháp là Tour, tiếng Đức là Turm. Ta lại ngờ ngợ chữ Tháp trong âm Hán Việt qua giọng Quảng Nam với chữ Top trong tiếng Anh. Rõ ràng càng đi càng xa, nhưng qua đó ta lại thấy ra một tương quan lạ lùng giữa nhiều thứ trong đời.

Trong tiếng Pàli, ta có các chữ Vàcà (lời nói), Vàcati (nói), đều từ ngữ căn Vàc. Trong khi đó, trong tiếng Anh, ta lại phát hiện các chữ có ý nghĩa tương tự: Voice, Vocal, Vociferous… vốn đều xuất phát từ ngữ căn Voc trong tiếng La-tinh !

Dameti là một động từ Pàli có nghĩa là Thuần Hoá, Điều Phục. Chữ này xuất phát từ ngữ căn Dam, và cũng là nguồn gốc của chữ Damma trong Purisadammasàrathì (Điều Ngự Trượng Phu, một trong các hồng danh chư Phật). Điều thú vị là động từ Tame trong tiếng Anh cũng có ý  nghĩa giống hệt như Dameti trong Pàli

Bạn có biết rằng người Tàu hôm nay gọi trái mít là Ba-La-Mật. Chữ Ba-La-Mật này có thể xuất phát từ chữ Pàramita trong Pàli và Sanskrit. TK cứ ngờ rằng có thể chữ Mít trong tiếng Việt được biến âm từ chữ Mật trong Ba-La-Mật kia không chừng !

Giáo sư Rhys David từng có giả thuyết cho chữ God trong tiếng Anh là xuất phát từ chữ Gotama và chữ Allah (thượng đế của Hồi Giáo) là biến âm của chữ Araham trong Pàli hay Arhat trong Sanskrit, đều có nghĩa là vị La-Hán. Việc chữ R va L thay thế lẫn nhau vốn rất bình thường, như trên các bia ký thời vua A-Dục ta thấy chữ Ràjà (nhà vua) trong tiếng Pàli và Sanskrit biến thành Làjà. Trong tiếng Hán cũng có hiện tượng này. Các chữ ngoại quốc có R khi được phiên âm ra tiếng Tàu sẽ thành L. Như Sàriputta, Sàriputra sẽ là Xá-Lợi-Phất, Manjusrì thành ra Văn Thù Sư Lợi, Veluriya thành ra Lưu-Ly, Yasodharà thành ra Da-Du-Đà-La, Ràhula thành La-Hầu-La,…

Chữ Daka trong tiếng Pàli có nghĩa là nước (thủy) và thật thú vị khi trong tiếng Mnông ở Tây Nguyên Việt Nam cũng có chữ Dak nghĩa là nước. Từ đó mới có các địa danh Đắc-Lắc, Đắc-Min, Đắc Nông, Đắc Tô…

Bạn có biết rằng địa danh Phan-Rang vốn biến âm từ chữ Panduranga trong tiếng Sanskrit lẫn Pàli vốn rất gần gũi với ngưới Chiêm Thành xưa. Rồi thì, tên gọi Chế Mân chính là Jayavarman. Trường hợp Aya trở thành E vốn là sự thường trong một số ngôn ngữ, chẳng hạn Pàli và Sanskrit.


RONG  CHƠI  RỪNG  CHỮ


Ở phần 2 này, các mục từ được nhắc đến không chỉ trên khía cạnh ngữ âm, mà còn là những sự kiện liên quan. Rất có thể đó không là những cứ liệu mang tính khoa học, nhưng hoàn toàn có thể xem là những gợi ý thú vị cho việc học tập, như lớp đường bọc ngoài một viên thuốc đắng cho dễ nuốt hơn. Và như mọi khi, tiêu chí của chúng tôi luôn gói tròn trong mấy điều vô hại, hữu ích và vui vẻ.

Chindati (Chặt, đốn, cắt) trong Pàli  xuất phát từ ngữ căn Chid, ngó rất gần gũi với động từ Chặt trong tiếng Việt. Đã thế, chữ Cut trong tiếng Anh và Cát trong tiếng Hán lại y chang như chữ Cắt trong tiếng Việt về cả ý nghĩa lẫn hình thức.

Trong thuật ngữ Y học hiện đại có chữ Progeria chỉ cho hội chứng Già Trước Tuổi. Những đứa bé mắc bệnh này dù chỉ vài tuổi đã có cơ thể cằn cỗi giống hệt một cụ già tám mươi. Liếc sơ chữ Geria (từ chữ gốc Hi-Lạp Geras - già cả) trong thuật ngữ trên, người học tiếng Pàli khó lòng không liên tưởng đến chữ Jarà (già lão) trong Pàli.

Thật là một trùng hợp lạ lùng khi động từ Bujjhati trong tiếng Pàli (gốc của chữ Buddha- “Người Tỉnh Giấc ; Người Hiểu Biết”, Phật, Bụt) lại có cùng lúc hai nghĩa y hệt chữ Giác trong tiếng Hán: Hiểu biết; Thức dậy hay tỉnh giấc từ một giấc ngủ hay cơn mơ. Như trong hai câu thơ ngũ ngôn của Khổng Minh Gia Cát Lượng: Đại mộng thùy tiên giác, bình sinh ngã tự tri !

Trong tiếng Hán ta thấy có chữ Ma nghĩa là Mài, Chà, Xoa, Xát như Án Ma Pháp (phép day huyệt) hay Ma Sát (chà xát). Chữ này tình cờ lại khiến ta tưởng ngay đến chữ Mó (sờ mó) hay Mò (Mẩm) trong tiếng Việt và Massage trong nhiều ngôn ngữ Tây Phương. Và kỳ thú nhất là trong tiếng Pàli lại có động từ Àmasati (danh từ là Àmasana), từ ngữ căn Mas, có nghĩa là sờ mó, rờ rẫm. Ngẩm kỹ cũng ngộ thiệt !

Bạn có chút liên tưởng nào khi thấy động từ Cày trong tiếng Việt với chữ Canh (cũng nghĩa là cày) trong chữ Hán. Điều thú vị là bên tiếng Pàli có động từ Kassati (cày xới), rồi danh từ Kassaka (nông phu, dân cày), đều từ ngữ căn Kas, cũng là gốc của danh từ Àkàsa (hư không), nguyên dạng là Akasa nghĩa đen là “chỗ không thể cày xới ” !

Kakaca trong Pàli là cái cưa, tiếng Hán Việt là Cứ. Ở đây có nhiều lắm cũng chỉ là mối quan hệ giữa hai từ Cứ trong Hán Việt và Cưa trong tiếng Thuần Việt, nhưng thật ngẫu nhiên TK vẫn thấy Kakaca dễ gợi nhớ đến hai chữ Cái Cưa. Như từ lâu cứ thấy chữ Range trong tiếng Anh lại nhớ đến chữ Rặng trong tiếng Việt (Range of mountains - rặng núi, dãy núi) dù giữa chúng không hề có quan hệ nào.

Động từ Gacchati (từ ngữ căn Gamu) trong tiếng Pàli có nghĩa là Đi, và cũng là một trùng hợp thú vị khi động từ đó bên tiếng Anh là Go và tiếng Đức là Gehen. Đều bắt đầu bằng G !

Hai động từ Bhavati  và Hoti trong tiếng Pàli tương đương với To Be và To Have trong tiếng Anh, Être và Avoir bên tiếng Pháp, Sein và Haben trong tiếng Đức. Chuyện lạ lùng là vai trò của cặp động từ này trong các ngôn ngữ trên đều quan trọng như nhau, tần suất thông dụng có thể nói là tương đương nhau. Có lẽ đó cũng là lý do người Tây Phương học hai thứ tiếng Pàli và Sanskrit rất mau, rất dễ. Cứ nhìn số lượng học giả Âu Mỹ về hai ngôn ngữ này thì biết.

Trong khoa Tử Vi của Trung Quốc có một ngôi sao chiếu mệnh tên là La-Hầu nổi tiếng hắc ám cỡ như Thái Bạch, Kế Đô hay sao Quả Tạ của người Việt, đều là những hung tinh đáng sợ. Trong kinh điển Pàli có nói đến một vị đại lực tiên ông tên Ràhu (Tàu âm là La-hầu) thỉnh thoảng vẫn chơi trò nuốt nhả hai vị đại tiên Suriya - Thái Dương (người chủ quản mặt trời) và Candimà - Nguyệt Thần (người chủ quản mặt trăng) để tạo nên hiện tượng gần giống nhật thực và nguyệt thực. Chẳng rõ có quan hệ nào giữa hai tên gọi La-hầu vừa nói chăng nhỉ ?

Có lẽ ít người ngờ rằng ngoài một vài thứ tiếng như Sanskrit, Prakrit, Hindi (ngôn ngữ phổ thông của Ấn Độ) và tiếng Nepalese (dùng trong vùng Nepal, sinh quán của hoàng tử Tất-Đạt xưa), có một thứ ngôn ngữ khá lạ lẫm nhưng được xem là có một lượng lớn từ vựng giống hệt tiếng Pàli là thứ chữ Ba-Tư cổ được dùng để ghi chép Thánh Kinh Avesta trong Bái Hỏa Giáo của đạo tổ Zoroastre (cũng là Zarathustra), người cùng thời hay trước đức Phật ít lâu. Tương truyền tôn giáo này chính là tiền thân của Ma-Ni Giáo hay Minh Giáo được người Trung Quốc nhắc đến trong ngôn ngữ và văn chương của họ xưa giờ, chẳng hạn truyện võ hiệp của Kim Dung (Ỷ Thiên Đồ Long Ký).

Có bao giờ ta chịu nghĩ rằng các danh từ Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức trước khi trở thành những thuật ngữ đặc hữu trong Phật Pháp với những ý nghĩa chuyên môn (theo giáo lý A-Tỳ-Đàm chẳng hạn), thì đã có một thời chúng cũng từng mang những ý nghĩa tương tự hay rất gần gũi với các định nghĩa sau này. Đó là lý do vì sao nhóm năm tỷ kheo do ngài Kiều-Trần-Như dẫn đầu đã có thể nghe nổi bài kinh Vô-Ngã-Tướng (Anattalakkhanasutta) ngay trong những ngày hoằng pháp đầu tiên của đức Phật một cách thoải mái và trực tiếp, chẳng cần một chú thích từ vựng nào cả !

Đến đây ta thử bàn chơi một thuật ngữ rất gần gũi với đa số người Việt là là chữ Vu-Lan. Thiệt bụng thì TK vẫn thắc mắc tại sao thiên hạ cứ khăng khăng bảo rằng chữ Vu-Lan kia là phiên âm từ danh từ Ullumbana rồi dịch sang chữ Hán là Đảo Huyền, và giải thích rằng đó là tên gọi một hình phạt “treo ngược đầu” ở địa ngục. Ô hay, theo kinh mà nói ( Nemiràjajàtaka-atthakathà) thì khổ hình dưới kia có trăm ngàn kiểu tàn khốc, cớ sao ở đây lại chọn riêng một món mà gọi tên chung cho cả một đại lễ. Ở đây khoan bàn đến sử tính của cái gọi là lễ Vu Lan (không có trong kinh điển Pàli), ta chỉ nên nêu một thắc mắc, cũng là một đề nghị: Sao người ta lại không cho chữ gốc của từ Vu-Lan là Ullumpana (sự cứu vớt, cứu độ) mà lại chọn một chữ không mấy đắc địa là Ullumbana (huyền không, đảo huyền, sự treo tòn ten), cho dù đó có là một kiểu khổ hình nào đó ở âm ty. Trộm nghĩ, nhiều khi chỉ sự nhầm lẫn của một người đi trước có thể kéo theo sự nhầm lẫn của hàng triệu người đi sau, khi sự ‘tháp tùng” lâu ngày thành ra “phục tùng”, và đến nước này thì chỉ có trời cứu !

Một thuật ngữ khác cũng quan trọng, thậm chí là linh hồn của cả hệ thống giáo lý A-Tỳ-Đàm, là Paramattha, lại cũng là một “nghi án” kỳ lạ đáng để bàn soạn. Trong A-Tỳ-Đàm, toàn bộ thế giới mà ta vẫn nương gá, nhìn ngắm và cảm nhận chỉ là cái vỏ ngoài Tục Đế (Sammutisacca), Giả Lập (Parikappa, Parikalpita), Thi Thiết (Pannatti, Prajnapti) của một thế giới tinh thể rốt ráo, hay Chân Đế (Paramattha) vốn chỉ là những bản thể, tính chất, trạng thái không có hình dáng hay quy mô như ta vẫn thấy qua các ngành khoa học, nghệ thuật, triết học. Một cách nôm na nhất, khái niệm “ly nuớc” là Tục Đế và những thành phần hoá học tạo nên nước và thủy tinh trong cái gọi là Ly Nước chính là Chân Đế (Paramattha). Người học A-Tỳ-Đàm hôm nay tuyệt không thể không biết đến thuật ngữ Paramattha. Vậy mà, có ai ngờ được rằng chữ này lại chỉ xuất hiện hiếm hoi trong toàn bộ kinh điển Pàli. Theo chỗ TK được biết thì trong Tam Tạng Pàli chỉ có một vài chỗ (không quá một bàn tay) nhắc đến thuật ngữ này. Đó là chương đầu trong bộ A-Tỳ-Đàm thứ năm tức bộ Luận Điểm (Kathàvatthu) và tập Cariyàpitaka (Bồ Tát Hạnh Tạng). Đã vậy, chỉ trong bộ Luận Điểm, chữ Paramattha mới có ý nghĩa Chân Đế như vừa nhắc sơ ở trên, còn ở tập Bồ Tát Hạnh Tạng thì chữ này có ý nghĩa là “ cứu cánh cao nhất ”, ám chỉ Phật Quả.

Ai người học Phật lại không biết đến hay nghe qua chữ Ba-La-Mật (Pàramì, Pàramita), đoạn đường hành trì bắt buộc để một người thành Phật, nên thánh. Thế nhưng điều đặc biệt là khái niệm Ba-La-Mật này lại cũng là của hiếm trong kinh điển Pàli. Ngoại trừ một chỗ trong Trung Bộ Kinh (M.II.211) có nhắc đến chữ Abhinnàvosànapàramippatta hay trong Suttanipàta (câu kệ 1018, 1020) và tập Cariyàpitaka (vẫn bị ngờ là hậu tác)  trong Tiểu Bộ Kinh Pàli, ta khó lòng tìm thấy chỗ nào khác trong kinh điển Pàli nhắc đến thuật ngữ này, nói gì là việc bàn sâu nói rộng. Cái gọi là lý tưởng Bồ Tát Đạo trong Phật giáo Nam Tông chỉ được đậm nét trong trong dòng kinh văn bậc hai là các tập Sớ Giải ra đời sau ngày Phật tịch, có nghĩa là không phải trong dòng kinh văn bậc một, tức Chánh tạng Pàli. Nếu chịu khó khách quan và bình tĩnh một tí để xét lại sử tính của các kinh điển Phật giáo thời kỳ bộ phái, thì ta cũng sẽ thấy ra nhiều sự ly kỳ. Nghĩa là thiên hạ đời sau đã y cứ vào một vài chỗ bỏ ngõ trong kinh văn truyền thống để mở ra những sân chơi náo nhiệt với một Miễn Tử Kim Bài gắn ở cổng vào là Như Thị Ngã Văn, Evam Mayà Srutam, thậm chí…Evam Me Sutam (tác phẩm Dasabodhisattuppattikathà viết về mười vị Phật tương lai cũng bắt đầu bằng Evam Me Sutam ) !

Từ lâu, nếu có ai hỏi vì sao đức Phật gần như chẳng nói gì về lý tưởng Bồ Tát Đạo thì tôi chỉ trả lời theo cách hiểu dốt nát của mình rằng tỷ lệ giữa người có thể thành Phật Chánh Đẳng Giác với số người không tới được cứu cánh này chỉ là một trên nhiều tỉ. Từ đó, tuyệt đại đa số đối tượng độ sinh của Thế Tôn chỉ là những người đơn giản cầu thoát tử sinh, đem Bồ Tát Đạo nói cho họ phải chăng không phải chỗ. Riêng đối với bậc đại nhân có đủ bản lãnh thành Phật thì chẳng cần nói nhiều, họ chỉ cần nghĩ nhớ về Phật rồi y cứ trên tinh thần đại thể của Phật Pháp là thừa biết mình phải làm gì. Chẳng hạn các chương trình giáo dục trong các trường lớp trên toàn cầu nào có chỗ nào dạy người ta thành tỷ phú hay đoạt giải Nobel đâu, mọi thứ cứ theo trình độ phổ thông của thiên hạ mà tính. Ai trong thiên hạ là bậc kỳ nhân thì tự dưng chọn được hướng riêng cho mình dựa trên cái chung đã học với thiên hạ.

Cái độc đáo trong kinh điển nguyên thủy là một nội dung bao hàm vô số vấn đề một cách kín đáo. Câu hỏi nào cũng có lời đáp, nhưng nội dung những lời đáp đó nhiều khi bàng bạc khắp nơi, kẻ cầu đạo phải chịu khó dụng công một tí mới có thể thấy ra. Phàm phu muốn thay Phật làm lớn chuyện những vấn đề nọ kia nhiều khi chỉ khiến hoài phí thời gian bởi trí tuệ và ngữ ngôn của chúng ta rõ ràng có quá nhiều giới hạn, dễ gây nên những chuyện lợi bất cập hại. Cứ làm theo những lời dạy “có vẻ đơn giản” của Thế Tôn rồi một lúc nào đó tự dưng thấy thêm những chuyện khác. Cứ ngồi đó tán suông lắm khi chỉ là hại mình, hại người !


XIN ĐỪNG HỎI VÌ SAO


Có một sự trùng hợp lạ lùng khó giải thích là ở nhiều ngôn ngữ, câu nói chào khách, hoan nghênh kẻ mới đến, đều có một nội dung và từ vựng giống nhau. Trong khi người Tàu chào khách bằng hai chữ Hoan Nghênh thiệt riêng tây, thì ở một loạt ngôn ngữ khác, gồm tiếng Pàli và nhiều ngôn ngữ Tây Phương lại có cách biểu đạt giống hệt nhau, tương đồng về cả từ nguyên. Tiếng Anh, Mỹ nói Welcome (gồm Well (tốt) + Come (Đến, Tới), tiếng Đức cũng dùng chữ này nhưng biến đổi một chút thành Willkommen, tiếng Tây Ban Nha là Bienvenidos và tiếng Pháp là Bienvenue (đều có cùng ngữ căn Bien (Tốt) + Venir (Đến, Tới). Tiếng Miên vay mượn từ Pàli và Sanskrit để có chữ Soa-khum, gốc từ chữ Svàgamana (gồm Su (tốt) + Àgamana (đến, tới). Trong tiếng Pàli lại có thêm chữ khác là Svàgata (cũng gồm Su (tốt) + Àgata (đến, tới), cũng có nghĩa là Welcome !

Ta có chút liên tưởng nào khi nhìn thấy chữ Bhàga (phần, bộ phận) trong tiếng Pàli với danh từ Part trong tiếng Anh, cũng có nghĩa là phần.

Tiếng Pàli có từ Bhanga (sự rời rã, nát tan, thất tán, phân ly), tiếng Hán Việt có chữ Phấn cũng là tan nát, đổ vỡ. Chưa hết, lâu nay cứ thấy chữ Phân (ly), Phần, Phận trong tiếng Hán Việt thì tôi cứ nhớ đến chữ Bhanga bên tiếng Pàli, cũng như thấy chữ Bheda (bể, vỡ ; thứ, loại) của Pàli thì tôi lại nhớ đến chữ Bể bên tiếng Việt. Lạ thiệt, chúng cứ như cùng một gốc.

Chẳng hiểu sao chữ Danh Từ hay Tên Gọi trong vài thứ tiếng lại giống nhau như đúc: Trong ba thứ tiếng Anh-Pháp-Đức là Name, Nom, Namen, còn bên tiếng Pàli là Nàma !

Theo tiếng Pàli, Con Người được gọi là Manussa, nghĩa là con cháu hay hậu duệ của vua Manu. Tên gọi này xuất phát từ một truyền thuyết rằng ông vua đầu tiên trên xứ Ấn Độ tên là Manu . Ông là một minh quân kiểu Nghiêu Thuấn bên Tàu và chính là người đã làm ra bộ luật Manu nổi tiếng thời Cổ Ấn mà nay vẫn còn được biết đến, tương đương với bộ luật Hammurabi của vương quốc Babylon ngày trước. Chẳng rõ vì lý do nào, chữ Man bên tiếng Anh và Mann trong tiếng Đức lại ngó như có cùng nguồn gốc với chữ Manussa bên Pàli !

Bên tiếng Pàli có chữ Sama nghĩa là cái giống nhau, thứ tương tự, như Asama là vô địch, không có cái tương đương. Thú vị là nhìn lại bên tiếng Anh ta thấy có chữ Same và Similar cũng có cùng nghĩa như vậy !

Trong tiếng Pàli có chữ Kanittha nghĩa là bé nhỏ, như Kanitthabhàtà là em trai hay Akanittha là cõi Phạm Thiên cao nhất trong 5 cõi Tịnh Cư. Ở cõi này, toàn bộ Ngũ Quyền (Tín, Tấn, Niệm, Định , Tuệ) của các Phạm thiên đều ở mức toàn hảo, vì đây là nơi chốn cuối cùng để các vị chứng ngộ La-Hán rồi viên tịch, không còn có thêm một kiếp tái sinh nào nữa. Ở bốn cõi Tịnh Cư kia có thể có những Phạm Thiên còn chút khiếm khuyết trong đạo lực, nhưng ở cõi Akanittha thì không, vì vậy tên gọi Akanittha ở đây có nghĩa là “không một thiện pháp nào ở đây là yếu ớt, nhỏ nhoi”. Thật lạ lùng, mỗi khi TK nhìn thấy chữ Kanittha trong Pàli thì lại nhớ đến chữ Con Nít trong tiếng Việt. Lại cũng xin đừng hỏi vì sao !

Trong khi bên tiếng Pàli có chữ Cora (đọc là Chô-rá) nghĩa là trộm cướp nói chung, thì trong tiếng Việt có chữ Trộm, và tiếng lóng trong nước bây giờ còn có chữ Chôm, cũng có nghĩa là trộm. Nghe chữ này cứ bắt nhớ chữ kia !

Thật ly kỳ khi trong tiếng Pàli có chữ Bhàra là Gánh Nặng (như câu Phật ngôn Bhàrà Have Pancakkhandhà, năm uẩn đúng là những gánh nặng), thì bên tiếng Anh ta có động từ Bear nghĩa là cưu mang, gánh vác. Ngó kỹ hai chữ Bhàra và Bear ta thấy như có chút gì bà con.

Trong Pàli có động từ Vaddhati (tăng trưởng, phát triển), danh từ Vaddhana (sự phát triển), danh từ Vaddhaka (bậc trưởng thượng hay người già cả). Nhìn sang chữ Phát trong Hán Việt, ta thấy chữ Vaddhati bỗng trở nên dễ nhớ hơn.

Trong tiếng Hi-Lạp có chữ Sophia là trí tuệ, sự sáng sủa (như trong chữ Philosophy). Điều thú vị là bên Pàli có 2 chữ Subha và Sobhana cũng đều có nghĩa là sáng sủa, tinh khiết, chói sáng. Chẳng rõ có sự liên quan nào giữa ba chữ này.

Trong khi tiếng Anh có chữ Youth là tuổi trẻ, bên tiếng Pàli có chữ Yuva cũng là tuổi trẻ !

Chữ Sutta trong tiếng Pàli có nhiều nghĩa, trong đó có ý nghĩa Sợi Chỉ. Từ nghĩa này, thật thú vị khi thấy chữ Sutta tôi cứ liên tưởng đến chữ Suốt trong tiếng Việt. Xin đừng hỏi vì sao !

Chữ Mad trong tiếng Anh nghĩa là điên khùng. Tôi đã ngẫu nhiên thấy ra chút gì gụi gần giữa chữ Mad này với ba chữ Ummattaka (người loạn trí), Mada (say đắm), Majja ( say sưa) trong tiếng Pàli, rồi thì chữ Mê trong tiếng Việt. Nhờ kiểu liên tưởng Madly này mà tôi nhớ được nhiều từ vựng chăng !

Thật ly kỳ khi tình cờ nhiều ngôn ngữ có chung một cách diễn tả về cái chết. Như khi tiếng Việt gọi là Qua Đời, thì tiếng Hán Việt gọi là Quá Cố, Quá Vãng, đều nhắm đến ý nghĩa “qua khỏi, bỏ lại sau lưng” cái cõi trần gian này. Thế rồi tiếng Anh lại có chữ Passing Away cũng là sự từ trần, sự phủi áo ra đi, sự vượt qua, bỏ lại cái gì đó. Và ý nghĩa “Vượt qua, bỏ lại” ấy ai ngờ lại từng xuất hiện trong cả tiếng Pàli từ mấy nghìn năm trước, chẳng hạn trong lời dặn dò sau cùng của đức Phật cho chúng tăng: Những giáo lý và giới luật đã được ta tuyên thuyết, chế định sẽ tiếp tục là đạo sư cho các ngươi ngay khi ta đã ra đi (mamaccayena). Accaya (Ati+aya) có nghĩa là sự đi qua khỏi, sự quá vãng, quá cố, qua đời. Cũng phải thôi, sinh ra là một lần ghé lại, đời sống là chuỗi ngày rong ruỗi, rồi thì chết là lúc đôi chân đã rời khỏi nhân gian. Đời người là cái gì đó phải vượt qua, bỏ lại !

Đã nói đến cái chết mà không nhắc thêm một động từ Pàli nữa thì cũng là đáng tiếc vậy. Đó là chữ Marati (chết) trong tiếng Pàli cùng một loạt những trùng hợp thú vị với các ngoại ngữ khác. Có ai trong chúng ta ngờ rằng chữ Ma (yêu ma) trong tiếng Việt và Hán lại xuất phát từ chữ Màra (ma vương, ác ma) trong tiếng Pàli và Sanskrit. Chữ Màra này vốn có nghĩa đen là Thần Chết, kẻ sát nhân. Trong kinh điển Pàli, chữ Màra có nhiều nghĩa, nhưng đại khái là cái gì gây nên chuyện chết chóc, phá hoại. Như Ác Ma thiên tử là vị thiên vương chủ quản cõi Dục Thiên cao nhất luôn tìm dịp phá rối, trêu chọc những người tu hành thượng thặng, kể cả đức Phật. Phiền não, cái chết, và cả sự hiện hữu trong Tam Giới cũng được gọi là Màra vì đó là những gì làm khổ chúng sinh. Và dù ở ý nghĩa nào, chữ Màra cũng xuất phát từ động từ Marati (chết). Từ động từ này, ta lại có thêm động từ Màreti (giết, làm cho chết).

Điều khó hiểu nhưng thú vị là nhìn sang các ngôn ngữ Tây Phương, ta thấy dường như chữ Marati của Pàli có khá nhiều bè bạn. Tiếng Pháp có Mort, tiếng La-Tinh có Morior, đều nghĩa là chết. Rồi thì tiếng Anh có Murder (kẻ sát nhân), tiếng Đức có Mord cũng đồng nghĩa. Cuối cùng, hình thức Quá khứ Phân Từ của Marati (chết) là Mata lại khiến ta liên tưởng đến chữ Mất trong tiếng Việt, cũng có nghĩa là Chết !

Đến đây thì ta lại phải nhắc đến một thuật ngữ vừa nổi tiếng mà cũng rất nhạy cảm trong Phật giáo hôm nay, đó là chữ Thiền. Như một định phận khốc liệt cho Phật giáo hiện đại khi mà những từ ngữ, khái niệm được xem là tối yếu, ghê gớm, quan trọng nhất lại cứ là những “nghi án” ởm ờ và khó ăn nói nhất. Có lẽ rồi sẽ đến lúc mà điều ta phải e ngại nhất chính là sự lặng lẽ quan sát của những người không phải Phật tử lại có điều kiện tham cứu tường tận kinh Phật bằng một thái độ thanh thản, bình tĩnh, không bận lòng với những tự ái, tự tôn hay một lý do cá nhân nào hết. Họ sẽ có nhiều điều kiện tâm lý để nhận ra cái gì là thừa hay thiếu, đúng hay sai. Trong khi đó, vì quá nặng lòng hay nặng tình với vài thứ, người tự nhận là Phật giáo đồ đôi lúc phải gồng gánh những thứ chính mình thấy là có vấn đề. Chẳng hạn không ít người học Phật hôm nay chẳng dám nghĩ nhiều vể sử tính của các thuật ngữ vẫn được xem là quan trọng và nổi tiếng, như Pháp Thân, Phật Tánh, A-Lại-Da Thức, Như Lai Tạng, Chân Không, Diệu Hữu, Bất Nhị, Trung Ấm, Vãng Sanh, rồi thì cả chữ Thiền mà ai cũng nghĩ là một cấm địa thiêng liêng.

Thuật ngữ Thiền vẫn đang được thiên hạ sử dụng rộng rãi hôm nay như Cửa Thiền (chùa chiền, chốn tu hành), Thiền Tông (tông phái đặt nặng nội dung tu học qua việc tham án, thiền định, tĩnh tâm) với vô số danh nghĩa Thiền Phái, Thiền Sư mà mỗi nơi có một lối định nghĩa và hành trì không mấy giống nhau, vốn xuất phát từ chữ Jhàna trong tiếng Pàli và Dhyàna bên tiếng Sanskrit. Hai chữ này theo nghĩa gốc trong Tam Tạng kinh điển nguyên thủy chỉ có nghĩa là bốn tầng thiền chứng Sơ, Nhị, Tam, Tứ Thiền. Và theo kinh điển Pàli, tầng Sơ Thiền là trình độ tâm linh chỉ có thể đạt được qua sự tập trung tư tưởng đúng mức trên các đề mục (gồm mấy chục đề mục, xin xem thêm trong Thanh Tịnh Đạo  phần giải về Định Học – Samàdhiniddesa). Và trên nguyên tắc, người chứng đạt tầng Sơ Thiền phải vượt qua được năm thứ phiền não thô thiển nhất là Tham Dục, Sân Độc, Hôn Thụy, Trạo Hối, Hoài Nghi. Đồng thời, trình độ tâm linh này bao gồm năm khả năng cần thiết cho tầng Đại Định sơ cấp là Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định. Nói vậy có nghĩa là chỉ riêng tầng Sơ Thiền cũng không phải là món dễ nuốt. Nếu hành giả có cơ duyên sâu dày, sau tầng Sơ Thiền sẽ là các tầng thiền chứng còn lại với những nội dung ngày một cao cấp và vi tế hơn. Nếu đến lúc lâm chung mà vẫn giữ được các tầng thiền chứng này, hành giả sẽ sanh vào các cõi Phạm Thiên tương ứng. Khi không có chư Phật ra đời, trong thiên hạ vẫn có những người tu tập và chứng đắc các tầng thiền định trên đây, nhưng thường thì cứu cánh cao nhất mà họ đạt được chỉ là khả năng thần thông (với trình độ Tứ Thiền) và vãng sinh Phạm Thiên Giới (sống hết tuổi thọ trên đây thì đương sự tiếp tục trở về vòng quay mịt mù của Lục Đạo theo duyên nghiệp của mình). Chư Phật vẫn nhìn nhận giá trị của các tầng thiền chứng này, nhưng chỉ xem đó như bước đi thứ hai trong hành trình Tam Học (Giới, Định, Tuệ). Tức là bên cạnh sự thanh tịnh trong giới luật, hành giả cũng nên tu tập các tầng thiền định để lấy đó làm nền tảng cho trí tuệ quán chiếu Tam Tướng (Vô Thường, Khổ Não, Vô ngã) trong vạn pháp. Kể cả bản thân các tầng thiền chứng cũng được xem là đối tượng để quán chiếu Tam Tướng. Nghĩa là ngoài việc nhìn ngắm những tham, sân, si, và các loại thiện tâm của mình để quán chiếu Ngũ uẩn, hành giả từng chứng qua thiền định còn có thể quan sát các thiền tâm của mình để giác ngộ tính Tam Tướng trong đó.

Theo bước chân hoằng hoá của các tu sĩ Phật giáo, giáo lý Tam học được giới thiệu rộng rãi ở nhiều miền đất và tùy theo trình độ, khuynh hướng của các vị mà Phật pháp ngày một có thêm những triển khai tùy thích và tùy nghi. Một trong những nhánh rẽ ngoạn mục nhất của các dòng Phật giáo là sự đào sâu, khoét rộng chữ Thiền (Jhàna, dhyàna). Hôm nay người Tàu hiểu chữ Thiền (Chan) không giống như người Nhật hiểu chữ Zen. Đó là chưa kể đến trường hợp hai chữ này được hiểu theo cách của các học giả Tây Phương. Như Philip Kapleau làm sao giống với Daisetz Tettaro Suzuki, rồi Thiền Việt Nam hải ngoại với Thiền Việt Nam quốc nội. Một cách khiên cưỡng, gượng gạo thì ta có thể nói trăm sông đều đổ về biển, hay con đường nào cũng về La-Mã, nhưng nếu có thời giờ ngó kỹ cách thức hành trì của các thiền phái Lâm Tế, Tào Động, Thảo Đường, Trúc Lâm, Thiền Tông Thần Tú, Thiền Tông Huệ Năng , nói chung là thiền Tàu, thiền Việt, thiền Nhật, thiền Đại Hàn, thiền Tây Tạng, thiền Tây Phương,…thì ta sẽ thấy không phải dòng sông nào trong số đó cũng giống nhau hay đều dẫn về biển !

Theo chỗ TK được biết, trong kinh điển Nam Tông nguyên lai không hề có chữ Thiền với ý nghĩa như đại đa số người học Phật hôm nay vẫn hiểu. Trong tạng A-Tỳ-Đàm có hai định nghĩa về chữ Thiền. Thứ nhất, chữ này ám chỉ bốn tầng thiền chứng  và ý nghĩa thứ hai (trong bộ Patthàna) là gọi chung cho những gì có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với các Thiền Chi (Jhànanga) như Tầm, Tứ, kể cả hỷ thọ, ưu thọ…Trong một trường hợp khác, theo bộ Paramatthamanjusà (Sớ Giải của bộ Thanh Tịnh Đạo), pháp môn Tuệ Quán (Vipassanà) tức Tứ Niệm Xứ được gọi là Lakkhanùpanijjhàna, tạm dịch là sự chuyên chú trong Tam Tướng (Tam Pháp Ấn) bằng cách an trú Chánh Niệm cùng Tỉnh Giác (Sampajanna- tức trí tuệ) và pháp môn Chỉ Tịnh (Samatha) tức việc tu tập thiền định qua các đề mục thiền Chỉ, được gọi là Àrammanùpanijjhàna, tạm dịch là sự chuyên chú trong các đối tượng án xứ bằng cách tập trung tư tưởng. Người Anh Mỹ gọi pháp môn Tuệ Quán là Insight (Nội Quán) và pháp môn Chỉ Tịnh là  Concentration (Tập Trung Tư Tưởng). Cũng xin lưu ý rằng trong trích dẫn trên đây, pháp môn Tuệ Quán cũng không được gọi tên bằng một chữ Jhàna độc lập, mà là một từ ghép Upanijjhàna. Trong khi đó chữ Thiền là tiếng phiên âm từ mỗi một chữ Jhàna. Chẳng bàn chi chuyện chữ nghĩa, nếu chỉ xét về nội dung hành trì của người tu thiền bây giờ thì có lẽ thiền Chỉ hay thiền Quán thời nguyên thủy không được quan tâm nhiều lắm. Từ đó, chiếu theo những gì vừa thưa ở trên, Zen hay Thiền hay Chan  theo lối hiểu phổ thông hôm nay hình như lại là một hướng đi mới của Phật giáo hậu thời nhằm khế hợp với căn cơ hay tâm tình, khuynh hướng của thời đại Hậu Phật.

Nhưng có lẽ cũng nhờ tinh thần “phương tiện” này, người Phật tử hôm nay đã được trấn an rất nhiều khi giữa những nhịp sống xô bồ họ vẫn thấy mình không đến nổi xa rời Phật Pháp. Họ có thể chơi lan kiểng, tập  luyện võ thuật, dưỡng sinh, uống trà, rồi thì hội hoạ, thơ văn, âm nhạc, kể cả trang trí nội thất,…miễn là món nào cũng có một chữ Thiền đỏ chót nằm bên cạnh là vững bụng rồi. Với lối tu hành nhẹ nhàng đó có thể khó nên thánh, nhưng có thể trở thành những phàm phu dễ thương. Vậy cũng là nhất rồi !

Nguồn: http://www.phatgiaohoc.com/index.php?option=com_content&view=article&id=724:nhung-trung-hop-ky-la-giua-pali-va-cac-ngon-ngu-khac&catid=8:nghien-cuu&Itemid=5

INTRODUCTION TO VIPASSANA MEDITATION


Dr. (Mrs.)  Sharda  Sanghvi.

Vipassana meditation can be described as a technique of purifying the mind of baser instincts so that one begins to manifest the truly human qualities of universal goodwill, kindness, sympathy, tolerance.
This is achieved in a very scientific manner through a systematic cultivation of right mindfulness coupled with non-reactivity that is to develop the habit of paying attention to whatever is happening in our body and mind without reacting.
From time to time we all experience agitation, irritation, anger, disharmony, hatred, animosity, envy etc and when one suffers from any of the above mentioned negativity, one does not keep misery limited to oneself but makes every one around miserable. If one is agitated then to come out of it, one has to know the basic reason for it. If one investigates the problem, it  soon becomes clear that whenever one generates any negativity or defilement in the mind one becomes agitated then and there. A negativity in the mind, a mental defilement, co- exists with peace.
It becomes clear one becomes unhappy when one finds someone behaving in the manner one do not like. Unwanted things happen and one creates tension. Now one way to solve the problem is to arrange that nothing unwanted happens in one’s life or one must develop some power or somebody else must have the power and must come to aid when requested. But this is not possible. There is no one in the world whose all desires are always fulfilled. Then inspite of adverse circumstances like happening of things one do not like and not happening of things one like how not to react blindly? How to remain peacefully?
In India as well as in other countries wise saintly persons of the past studied this problem. They found a solution. If something unwanted happens then generally one starts reacting by generating anger, fear or negativity. Now instead of that, as soon as possible, if one starts diverting one’s attention to something else. For e. g. suppose anger arises in the mind  then to divert the attention from anger one may– drink water, start counting or start chanting. The mind gets diverted and to some extent one is out of anger. The solution was help it worked, it stills works. Practicing this the mind feels free from anger or any negativity.  However the solution works only at conscious level. Actually by diverting the attention one pushes the negativity deep into the unconscious mind and there one continues to generate and  multiply that negativity.
Other explorers of inner truth went still further in their search and by experiencing the reality of mind and matter within themselves they recognized that diverting the attention is only running away from problem. Escape is no solution. One must face the problem. So whenever any negativity arises in the mind, one must observe it, face it. As soon as one starts observing any mental defilement then it begins to loose its strength. Gradually it withers and is uprooted.
It sounds wonderful but it is really practical?  When anger arises it overpowers so quickly that we don’t even notice. Indeed it is difficult to observe abstract anger. However one  who has reached to the level of ultimate truth found the universal solution Explorers of the truth found that whenever any negativity is generated in the mind two things happen simultaneously. One is breath looses it normality, rhythm and secondly at deeper level some bio-chemical reaction starts within the body –and it gets manifested itself as a sensation on the  body.
If one gets training in ten days Vipassana meditation course and tries, within 10 days one can  learn how to observe the breath and how to observe bodily sensation. Whenever one is observing bodily sensation one is observing that negativity only which has arisen in mind. By  observing it we are neither suppressing nor we are giving it a freehand to enhance. But if just  observe it without reacting then we are giving it a chance to get uprooted. The more one practices this technique the more one will realize how quickly one can come out of negativities. Gradually mind becomes free from defilements. Not only that one develops the qualities like loving, kindness, compassion, joy at the success of others and quality of equanimity that is not to loose balance of mind in adverse circumstances. When one reaches this stage the entire pattern of one’s life starts changing. It is no longer possible for one to do anything vocally or physically which will disturb the peace and happiness of others. This direct experience of one’s own reality will help this technique of self observation which is called “Vipassana Meditation”.

The paper read by Dr. ( Mrs.)Sharda Sanghvi on occasion of 3rd Pali Literature Conference  organized by Pali Path Sanstha,Mumbai on 23 feb, 2009 at Mumbai.

Source: http://articles.palipathsansthamumbai.com/2011/06/introduction-to-vipassana-meditation.html

Sunday, February 19, 2012

CÕI TU

Tròn một tháng, L. rời xa cuộc sống của chúng tôi.
Anh em chúng tôi vô tình gặp gỡ trong cuộc đời này, để nếm trải những thuận lợi cũng như những khó khăn trong một vùng đất kỳ lạ. Huế - cố đô xưa, con người thời nay, lặng lẽ và trầm mặc. Cái trú xứ này hội tụ nhiều cặn bã tinh thần qua bao thế hệ, như phản phất nghe đâu đó "Kinh điển là cặn bã của Thánh nhân"!
Thế là đã ngót hơn chục năm, bốn anh em chúng tôi, gọi là đã trưởng thành và chững chạc, gặp nhau trong một lớp học ngoại khóa – lớp giáo lý Phật Pháp TBA. Học xong đại học, có một việc làm khá ổn định, nhưng nhận thấy kiến thức đạo đức tinh thần không có dạy trong nhà trường ở trường đời, tôi xin vào học lớp giáo lý Phật Pháp tại một ngôi chùa ở trung tâm thành phố. Chập chững những kiến thức khá mới mẻ và chưa từng được nghe trước đó, nhưng tôi cảm thấy như gần gũi, thân quen tự thuở nào, cái thời còn nhỏ hay ghé ngang ngôi chùa làng để lắng nghe âm thanh trầm bổng của các bài kinh tụng và lén lút đưa mắt ngắm nhìn nụ cười vi tiếu trên khuôn mặt ngôi tượng Phật. Cái lớp giáo lý này có điều đặc biệt là học viên đủ mọi thành phần và đủ mọi lứa tuổi, tôi là công chức, ba anh em kia là sinh viên luật, khoa học và nông lâm. Cái duyên học đạo của chúng tôi đều tình cờ, tự nguyện và thôi thúc; không như con nhà nòi, nhà thuần đạo, họ được tiếp xúc và được giáo dục Pháp từ khi còn nhỏ. Hải, sống cùng xóm với ông đạo sĩ cụt tay núi Hồng Lĩnh, vì cảm phục năng lực siêu nhiên của ông ấy mà đã tìm đến chùa tu tập khi vào Huế học đại học. Vĩnh, được ông cư sĩ Mật tông ẩn cư núi rừng Miền Tây Nam Bộ khai ấn truyền chú cho, nên cũng ưa thích cảnh chùa tĩnh mịch để tụng chú. L., tình cờ được chị gái cho đi học giáo lý một buổi rồi thích luôn mặc dù còn tuổi ăn tuổi chơi. Cái “Duyên” (Paccayo) trong nhà Phật nói là tự nhiên nhưng cũng cần có sự tác động ban đầu ấy! Cái lứa tuổi của chúng tôi đúng là gặp lúc chín muồi và rất nhạy cảm, Thầy dạy cho một nhưng muốn biết đến mười. Ngoài những nghi thức, những bài kinh căn bản của Phật Giáo Bắc Tông, chúng tôi tự tìm tòi đọc kinh sách của các tông phái và tôn giáo khác. Vào những dịp lễ hay cuối tuần, chúng tôi hay rủ nhau lên núi cao rừng thẳm để tự tu thiền (niệm hơi thở, yoga khí công và tụng mật chú) rất là tinh tấn, mặc dù Thầy của chúng tôi không dạy cho và còn không khuyến khích việc hành thiền nữa. Vì không được khuyến khích nên chúng tôi tự tìm tòi học hỏi lấy chứ biết làm sao bây giờ! Cái duyên tiền kiếp đưa đẩy chứ đâu phải chúng tôi tự nhiên sinh ra trên cõi đời này để làm mọi thứ từ đầu và rồi chết đi là hết một cách dửng dưng như cách nói của các triết thuyết tà kiến. Đối với chúng tôi, sự hành thiền mỗi ngày vẫn ổn. Vì truyền thống gia đình lương giáo – đạo thờ ông bà, nên niềm tin của chúng tôi rộng mở hơn, dung chứa hết các truyền thống của Đạo Phật. Vậy nên chúng tôi được học Giáo Pháp của Đạo Phật Bắc Tông, Nam Tông, Mật Tông, ... được học thiền theo truyền thống Nguyên Thủy - Theravàda. Đó là điều may mắn cho chúng tôi đến tận bây giờ! Nay, chúng tôi mỗi người một phương, những năm tháng cùng nhau tu học ấy, không bao giờ lặng mờ trong tâm thức mỗi người.
Gần đây, vẫn tinh thần khá ổn định, vẫn khá lạc quan trong lối sống và tu tập, chỉ gia cảnh có vấn đề (Phong thủy ngôi nhà quá xấu - Dân Việt ta quá nghèo, chỉ lo được một chỗ ở cho có lệ chứ không quan trọng đến thế đất thế khí của ngôi nhà và môi sinh. Nghe nói ở Phương Tây họ có nguyên một bộ phận lo về phong thủy và môi trường cho người dân trong ngành quản lý đô thị, còn xứ có truyền thống Đông Phương như ta lại coi thường xem nhẹ ngành khoa học này. Ăn bổng lộc của dân thì phải biết đền ơn, tạ ơn bằng cách tạo điều kiện thuận lợi và cuộc sống tốt cho họ, khi ấy đất nước mới giàu mạnh, phú cường và chính phủ cũng được quản trị an nhàn và tạo phước); khuất tất (Cái trú xứ có quá nhiều phi nhân bất hảo đeo bám - Có thể do quá nhiều oan trái trong quá khứ và cách cúng kiến vàng mã vô tội vạ không đúng cách của con người thời nay khiến sự thu hút cộng trú các chúng sanh này); môi trường xã hội khắc nghiệt (Vấn đề cơm-gạo-áo-tiền ngốn trọn thời gian của người nghèo, xoay họ như con chong chóng thì còn đâu thời gian dành cho tâm linh chơn chánh, nghỉ ngơi thư giản, du lịch thưởng ngoạn),... L. đã cố ý kết thúc mạng quyền của mình. Luật vô thường của Pháp, mạng sống con người đến đi thật bất ngờ!
Đôi dòng sót lại, lưu dấu chuyện xưa, tưởng niệm người bạn Pháp yểu mệnh.
**TP.PA**

Monday, February 13, 2012

PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH ĐỨC TÍNH NHẪN NẠI

Vấn: Khi tiếp xúc với đối tượng làm cho bất bình, suy xét bằng cách nào để có được đức tính nhẫn nại, mà tâm sân không hề phát sanh?

Đáp: Có nhiều cách để có được đức tính nhẫn nại, mà tâm sân không hề phát sanh như sau:
1- Suy xét về sự lợi ích:
Trong tất cả mọi sự lợi ích, sự lợi ích của đức tính nhẫn nại là hơn cả. Bởi vì, đức tính nhẫn nại đem lại sự lợi ích cả cho mình lẫn cho người. Hơn nữa, người có đức tính nhẫn nại dễ dàng giữ gìn giới hạnh được trong sạch và đầy đủ; tiến hành thiền định phát triển tốt; tiến hành thiền tuệ được tăng trưởng tốt, dẫn đến sự chứng đắc Thánh Đạo-Thánh Quả và Niết Bàn, đó là sự lợi ích cao thượng nhất. Do xét thấy lợi ích lớn lao ấy, nên cố gắng giữ gìn đức tính nhẫn nại.
2- Suy xét về nghiệp và quả của nghiệp:
Trường hợp có người đến làm khổ ta, nên có chánh kiến về nghiệp thấy đúng, hiểu đúng rằng: Đó là quả của ác nghiệp mà chính ta đã tạo trong kiếp hiện tại này hoặc trong những tiền kiếp của ta; nay đến thời kỳ cho quả của ác nghiệp ấy. Ta đã tạo ác nghiệp, nay ta phải chịu quả khổ của ác nghiệp ấy, xem như đã trả xong một món nợ, đó là lẽ đương nhiên, hợp với tính chất công minh chính trực của định luật nhân quả, hoàn toàn không có sự bất công nào cả. Nhưng thật đáng thương cho người thi hành theo mệnh lệnh của ác nghiệp mà chính ta đã tạo, đến làm khổ ta như chửi rủa, mắng nhiếc, hăm doạ, đánh đập, v.v… để rồi người ấy lại phải tạo nên ác nghiệp do bởi ta, thì thật đáng thương biết dường nào!
Ví dụ cụ thể để so sánh dễ hiểu:
Một tên cướp của giết người bị bắt tại trận, có tang chứng, vật chứng rành rành; toà kết án tử hình, thế là tội nhân mang bản án tử hình được giao cho người đao phủ thi hành theo phán quyết của toà án. Người đao phủ thừa lệnh thi hành bản án, giết chết tên tội nhân (theo lệnh toà án); mà hoàn toàn không có oán thù với y. Nhưng người đao phủ đã phải phạm giới sát sanh giết người, thì thật đáng thương biết dường nào! Nếu người kia không tạo ác nghiệp cướp của giết người, thì không có bản án tử hình, và người đao phủ cũng không phải phạm giới sát sanh giết người. Cũng như vậy, nếu ta không từng tạo ác nghiệp nào, thì không có quả khổ của ác nghiệp ấy, chắc chắn chẳng có một ai đến làm khổ ta được.
Ác nghiệp mà ta đã từng tạo trong quá khứ, một khi đến thời kỳ cho quả của ác nghiệp ấy, sẽ xui khiến cho người khác đến làm khổ ta. Người ấy phải thi hành theo mệnh lệnh quả của ác nghiệp mà chính ta đã tạo, để rồi người ấy lại tạo nên ác nghiệp do bởi ta. Như vậy, người ấy đáng thương hay đáng ghét?
Nếu cảm thấy người làm khổ ta đáng thương, thì tâm sân không phát sanh, chỉ có tâm bi đáng thương người ấy phát sanh mà thôi; bi tâm sở đồng sanh với thiện tâm phát sanh, không có tâm sân bực tức người ấy, mà có đức tính nhẫn nại chịu đựng một cách tự nhiên, như người thừa kế quả ác nghiệp của mình.
3- Suy xét về thiện nghiệp-ác nghiệp:
Trường hợp có người đến làm khổ ta như: chửi rủa, mắng nhiếc, vu oan giá hoạ, hăm doạ, đánh đập ta một cách tàn nhẫn. Khi ấy, ta nên có chánh kiến thấy đúng về nghiệp của mình (kammassakaṭā sammādiṭṭhi) rằng: Đó chỉ là quả khổ của ác nghiệp mà chính mình đã tạo trong quá khứ của kiếp hiện tại, hoặc trong những tiền kiếp của mình; nghiệp ác ấy đến thời kỳ cho quả khổ, dù muốn dù không ta cũng phải chịu đựng chấp nhận, mà không có quyền lựa chọn; nay ta có trọn quyền lựa chọn là:
-- Nếu ta sân hận, nổi cơn giận dữ, bực tức, chửi rủa, mắng nhiếc, hăm doạ, đánh đập, v.v… để trả thù lại người ấy, thì ta không những chịu quả khổ của ác nghiệp cũ, mà lại còn tạo thêm ác nghiệp mới, để rồi phải chịu quả khổ trong vị lai.
-- Nếu ta có đức tính nhẫn nại, không sân hận, nổi cơn giận dữ, bực tức, không chửi rủa, mắng nhiếc, hăm doạ, đánh đập, v.v… không trả thù người ấy, thì ta không những chịu đựng trả quả khổ của ác nghiệp cũ, mà còn có cơ hội tạo thiện nghiệp mới, do nhờ đức tính nhẫn nại của mình, để rồi được hưởng quả an lạc trong vị lai.
4- Suy xét về tính chất công minh của nghiệp:
Trong cuộc sống của ta nói riêng, tất cả chúng sinh nói chung đều do quả của nghiệp chi phối, phân chia từng mỗi chúng sinh. Khi nghiệp cho quả, thì rất công minh chính trực, không hề thiên vị một ai, dù là Đức Phật.
Thiện nghiệp cho quả tốt, an lạc.
Ác nghiệp cho quả xấu, khổ não.
-- Khi thiện nghiệp đến thời kỳ cho quả, khiến cho nhiều người đối xử tốt với ta bằng thân, khẩu, ý để đem lại sự an lạc. Đó là quả của thiện nghiệp do chính ta đã tạo, ta thọ nhận dễ dàng.
-- Khi ác nghiệp đến thời kỳ cho quả, khiến cho người khác đối xử tệ với ta bằng thân, khẩu, ý để đem lại sự khổ não. Đó là quả của ác nghiệp do chính ta đã tạo, nếu ta không chịu chấp nhận, thì ta không công minh chính trực với mình.
Một người Phật tử có trí tuệ sáng suốt, có chánh kiến về nghiệp của mình (kammassakaṭā sammādiṭṭhi), hiểu biết đúng đắn rằng: "Tất cả mọi quả đã hiện hữu trong đời này, đều sanh từnghiệp: quả an lạc sanh từ thiện nghiệp và quả khổ não sanh từ ác nghiệp; thiện nghiệp, ác nghiệp chính do ta tạo, rồi sẽ hưởng quả của nghiệp ấy". Người nào có đức tin nơi nghiệp và quả của nghiệp, tin ở sự công minh chính trực của nghiệp cho quả, thì chắc chắn không hề phiền trách ai làm khổ mình, người ấy sẽ có đức tính nhẫn nại chịu đựng quả khổ mà không hề phát sanh tâm sân hận.
Một số người quan niệm rằng: "Có sự bất công trong đời này", đó là cách nhìn rất thiển cận xét theo nhân hiện tại. Cuộc đời của mỗi chúng ta nói riêng, tất cả chúng sinh nói chung không chỉ tuỳ thuộc vào nhân duyên hiện tại, mà phần lớn tuỳ thuộc vào nhân duyên nhiều đời nhiều kiếp, vô lượng kiếp trong quá khứ.
Ví dụ: Đức Bồ Tát Siddhaṭṭha, kiếp hiện tại trở thành bậc Chánh Đẳng Giác, nhưng sự thật, Ngài đã trải qua một quá trình tạo 30 pháp hạnh ba la mật; từ giai đoạn đầu phát nguyện trong tâm có ý nguyện trở thành bậc Chánh Đẳng Giác, thời gian suốt 7 a tăng kỳ (a tăng kỳ - asaṅkheyya: khoảng thời gian rất dài không thể tính bằng số lượng); đến giai đoạn giữa phát nguyện ra bằng lời nói, để chúng sinh đều nghe biết, suốt thời gian 9 a tăng kỳ; đến giai đoạn cuối cùng được Đức Phật Dīpaṅkara thọ ký trở thành Đức Bồ Tát cố định, còn phải tạo thêm 30 pháp hạnh ba la mật suốt 4 a tăng kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, trải qua 24 Đức Phật thọ ký tiếp theo từng giai đoạn, cuối cùng đến Đức Phật Kassapa - vị thứ 24 thọ ký. Đức Bồ Tát tinh tấn không ngừng tạo 30 pháp hạnh ba la mật cho được đầy đủ, đến kiếp chót là Đức Bồ Tát Siddhaṭṭha xuất gia tiến hành thiền định, tiến hành thiền tuệ, tự mình chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo-4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên, không có thầy chỉ dạy, do đó có Ân Đức Phật là Sammāsambuddho: bậc Chánh Đẳng Giác.
Trong vòng tử sanh luân hồi, vô số tiền kiếp của Đức Phật, là những Đức Bồ Tát cũng có khi tạo ác nghiệp, cho nên khi đã thành bậc Chánh Đẳng Giác rồi, trong cuộc đời suốt 45 năm của Ngài, có khi ác nghiệp có cơ hội cho quả xấu, như: bị nàng kỹ nữ Ciñcāmāṇavikā giả làm người đàn bà mang thai, rồi vu oan giá hoạ cho rằng: Đức Phật ăn ở với nàng có thai…. Và chuyện Tỳ khưu Devadaṭṭa tìm mọi cách hãm hại Đức Phật, nhưng chắc chắn không có một ai có thể hại Ngài được. Những sự kiện như trên xảy ra trong cuộc đời Đức Phật đều do quả của ác nghiệp, mà tiền thân của Ngài là những kiếp Đức Bồ Tát trong quá khứ đã tạo; ở kiếp hiện tại, dù Ngài đã trở thành bậc Chánh Đẳng Giác, cũng không thể tránh khỏi quả của ác nghiệp, huống hồ gì những người như chúng ta làm sao tránh khỏi ác nghiệp đến thời kỳ cho quả. Nghiệp và quả của nghiệp rất công minh với chính nó.
Do đó, ta nên có đức nhẫn nại chịu đựng.
5- Suy xét về chúng sinh:
Đức Phật dạy: Trong vòng tử sanh luân hồi trải qua vô số kiếp từ vô thủy không sao biết được cho đến kiếp hiện tại này, một chúng sinh chưa từng là mẹ của mình, không dễ gì tìm thấy được (nghĩa là đã từng là mẹ của mình trong tiền kiếp), bởi vì trong vòng tử sanh luân hồi vô số kiếp từ vô thuỷ cho đến kiếp hiện tại, trải qua thời gian quá lâu dài không sao kể xiết.
Cũng như vậy, một chúng sinh chưa từng là cha, ông, bà, chú, bác, cô, dì, anh, em,… không dễ gì tìm thấy được. Nghĩa là bất cứ một chúng sinh nào cũng đã từng là thân bằng quyến thuộc của ta, gần trong kiếp hiện tại hoặc xa trong những tiền kiếp quá khứ. Chính ta đã mang ơn họ, dù họ có làm khổ ta, bởi do ác nghiệp của ta đến thời kỳ cho quả, chẳng lẽ ta lại căm thù người ấy, nghĩa là ta căm thù ân nhân là thân bằng quyến thuộc gần hoặc xa của ta hay sao!
Do suy xét về sự biết ơn và đền đáp công ơn đối với ân nhân của ta, nên tâm sân hận và căm thù không phát sanh; đức tính nhẫn nại đó là vô sân tâm sở đồng sanh với đại thiện tâm phát sanh chịu đựng mọi nỗi khổ một cách tự nhiên.
6- Suy xét về đức tính nhẫn nại là pháp hạnh ba la mật:
Ý nguyện muốn trở thành Đức Phật Toàn Giác, Đức Phật Độc Giác, bậc Thánh Thanh Văn Giác cần phải tạo đầy đủ các pháp hạnh ba la mật tuỳ theo mỗi bậc:
-- Để trở thành Đức Phật Toàn Giác cần phải tạo đầy đủ 30 pháp hạnh ba la mật: 10 pháp hạnh ba la mật bậc thường, 10 pháp hạnh ba la mật bậc trung, 10 pháp hạnh ba la mật bậc thượng.
-- Để trở thành Đức Phật Độc Giác cần phải tạo đầy đủ 20 pháp hạnh ba la mật: 10 pháp hạnh ba la mật bậc thường, 10 pháp hạnh ba la mật bậc trung.
-- Để trở thành bậc Thánh Thanh Văn Giác cần phải tạo đầy đủ 10 pháp hạnh ba la mật bậc thường.
10 pháp hạnh ba la mật đó là:
1) Bố thí ba la mật.
2) Giữ giới ba la mật.
3) Xuất gia ba la mật.
4) Trí tuệ ba la mật.
5) Tinh tấn ba la mật.
6) Nhẫn nại ba la mật.
7) Chân thật ba la mật.
8) Chí nguyện ba la mật.
9) Tâm từ ba la mật.
10) Tâm xả ba la mật.
Như vậy, nhẫn nại là một trong mười pháp hạnh ba la mật để trở thành Đức Phật Toàn Giác, Đức Phật Độc Giác, bậc Thánh Thanh Văn Giác, để làm duyên lành dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Đạo-Thánh Quả và Niết Bàn, giải thoát mọi cảnh khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài, được an lạc tuyệt đối.
Trong 10 pháp hạnh ba la mật, pháp hạnh nhẫn nại ba la mật có tính chất đặc biệt về đối tượng, còn lại 9 pháp hạnh ba la mật khác có thể tạo trong bất cứ đối tượng nào, bất cứ thời gian nào theo ý muốn của mình. Riêng đối tượng của pháp hạnh nhẫn nại ba la mật không thể tạo theo ý muốn của mình. Vì sao?-Bởi vì những đối tượng làm cho bất bình, không đáng hài lòng, cảnh trái ý nghịch lòng, v.v… xảy ra không ngờ trước.
Ví dụ: Bỗng nhiên có người nào đến chửi rủa, mắng nhiếc, hăm doạ, đánh đập ta,… những đối tượng này dễ làm cho tâm sân hận, nổi cơn giận dữ, bực tức phát sanh, nhưng đây chính là các đối tượng của đức tính nhẫn nại, của pháp hạnh nhẫn nại ba la mật. Cho nên, khi nào bổng nhiên có người nào đến chửi rủa, mắng nhiếc, hăm doạ, đánh đập ta…, khi ấy mới có cơ hội tốt để cho ta rèn luyện đức tính nhẫn nại cao thượng, để tạo được pháp hạnh nhẫn nại ba la mật.
Sự thật, ta có được đức tính nhẫn nại cao thượng, tạo được pháp hạnh nhẫn nại ba la mật, là nhờ đâu?-Nhờ người khác bỗng nhiên đến chửi rủa, mắng nhiếc,… đánh đập ta. Như vậy, người ấy trở thành ân nhân giúp đỡ ta tạo được đức tính nhẫn nại cao thượng, tạo được pháp hạnh nhẫn nại ba la mật; ta cần phải biết ơn người ấy, do đức tính biết ơn nên tâm sân hận, nổi cơn giận dữ, bực tức người ấy không thể phát sanh, chỉ có đức tính nhẫn nại là đại thiện tâm phát sanh mà thôi. Hơn nữa, người ấy còn là người thật đáng thương. Vì sao?-Bởi vì họ thi hành theo mệnh lệnh vô hình do năng lực ác nghiệp của ta đến thời kỳ cho quả, rồi tự tạo nên ác nghiệp của họ. Nghĩa là người ấy tạo ác nghiệp do bởi ta, nên thật đáng thương; ta có tâm bi đầy thương cảm, nên tâm sân hận, nổi cơn giận dữ, bực tức người ấy không thể phát sanh, chỉ có đức tính nhẫn nại là đại thiện tâm phát sanh mà thôi.
Nếu ta có tâm sân phát sanh bên trong, cố nhịn nhục, không có biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói thô tục hoặc hành vi, cử chỉ thô bạo, thì cũng không thể gọi là đức tính nhẫn nại cao thượng, không tạo được pháp hạnh nhẫn nại ba la mật, do tâm bị ô nhiễm bởi phiền não sân hận.
Vậy, để đạt được đức tính nhẫn nại cao thượng, pháp hạnh nhẫn nại ba la mật, thì ta nên có đức tin trong sạch nơi nghiệp và quả của nghiệp; có chánh kiến về nghiệp của mình; có trí tuệ thấy rõ biết rõ sự tai hại của tính không nhẫn nại và sự lợi ích của đức tính nhẫn nại; cho nên, dù tiếp xúc với đối tượng làm cho bất bình như thế nào hay gặp cảnh trái ý nghịch lòng ra sao, thì vô sân tâm sở đồng sanh với đại thiện tâm phát sanh, mà sân tâm không hề phát sanh; giữ gìn thiện tâm tăng trưởng để tạo pháp hạnh ba la mật cho được đầy đủ, ngõ hầu mong trở thành Đức Phật Toàn Giác, Đức Phật Độc Giác, bậc Thánh Thanh Văn Giác, đạt đến mục đích cứu cánh cuối cùng tịch diệt Niết Bàn, giải thoát mọi cảnh khổ tử sanh luân hồi trong ba giới bốn loài.

** Trích từ Hạnh Phúc An Lành III - Nhẫn nại của Sư Hộ Pháp **
(Tìm hiểu chữ NHẪN nhân năm tuổi)

Friday, February 10, 2012

Đêm đầu-đà Rằm tháng Giêng

Đêm Rằm tháng Miệt, tiết Nguyên Tiêu
Trăng sáng như bưng, đẹp mỹ miều
Hồ hỡi, xe lên Huyền Không núi
Thăm Thầy, vãng cảnh chốn tịch liêu.

Xuống núi đầu-đà đồi Thiền Lâm
Ngắm trăng, nghe Pháp, an tịnh tâm
Bên bạn, bên tháp Ngài Tăng Trưởng
Tọa thiền thâu đêm thoảng trầm hương.

Rằm tháng Giêng, Nhâm Thìn, 2012.
** Thuận Pháp - Phan Anh **