Saturday, December 28, 2013

Hỏi Đáp về giới "Không lấy của không cho"

Kuki Tuki: Thưa các anh chị, cô chú!
Mình muốn bàn về giới thứ hai của người cư sĩ: "Không lấy của không cho"
Vấn đề ở đây mình muốn đề cập là, cái của không cho đó có giới hạn ở vật chất (sờ được, nắm được) không?

Ví dụ: mình đi làm, thay vì ngồi làm việc thì mình lại vào web coi phim, nghe nhạc. Như vậy có phải là mình đã phạm giới thứ 2 không?

Lại nữa, ví dụ mình gọi điện cho một người, người ta không muốn nghe, nhưng mình vẫn nói thao thao bất tuyệt, làm người kia khó chịu. Có phải ở đây mình đã phạm giới thứ 2 không (lấy thời gian của người khác)?

Hoặc việc xài phần mềm không có bản quyền, hay down phim, down nhạc trên mạng, v.v... Như vậy có phạm giới trộm cắp không?

Và còn nhiều vấn đề khác nữa. Xin mọi người cùng cho ý kiến ạ! ^^
November 26, 2013 at 11:14pm near Ho Chi Minh City · Edited

Lặng Yên: nhưng mà quan trọng là có tác ý ko :)
November 27 at 12:07am via mobile · Like

Trưa Nắng: Bạn cẩn thận thật. Lấy thời gian của người khác cũng tính vào phạm giới thì ngày nào mình cũng ko yên vì phải sám hối không hết tội mất.

Mình có đọc bài viết về chi của giới nói về vấn đề này. Ko biết bạn đọc bài này chưa:

* "Giới trộm cắp" có 5 chi:

1- Vật bị lấy là vật có chủ bảo quản (paraparig-gahitaṃ).
2- Kẻ lấy biết rõ là vật có chủ (paraparigga-hitasaññī)
3- Có tâm trộm cắp (theyyacittaṃ)
4- Cố sức lấy trộm (upakkamo)
5- Vật đã bị đem đi khỏi chỗ do sự trộm ấy (tena haranaṃ)

Hội đủ 5 chi này mới gọi là phạm giới trộm cắp."

http://www.budsas.org/uni/u-cusi/csgp03.htm

Cu si gioi phap - Ty khuu Giac Gioi
www.budsas.org
November 27 at 12:24am · Edited · Like · 1 · Remove Preview

Trưa Nắng: Ở đây có chú giải rõ hơn: http://www.budsas.org/uni/u-chanhminh/ctk02.htm

Mình cũng có một thắc mắc: tên giới là "không lấy của không cho" hay "không trộm cắp thì cái nào đúng hơn (đối với cư sĩ)?
November 27 at 12:23am · Like

Nguyên Phong: Có 5 chi pháp rành mạch, cứ làm gì mà hội đủ 5 chi pháp ấy là phạm giới trộm cắp vậy thôi!
November 27 at 7:26am · Like · 1

Nguyên Phong: adinna (không cho) + ādāna (lấy lên, bám níu lấy) = adinn ādāna = lấy của không cho = trộm cắp
November 27 at 7:35am · Like

Kuki Tuki: Vậy trong giờ làm việc mà làm việc khác, chat chit, nghe nhạc, xem phim có phải phạm giới trộm cắp không? Cái bị trộm ở đây là thời gian làm việc. Mình thấy ở đây hội đủ 4 chi phần. Còn chi phần thứ 5: Vật đã bị đem đi khỏi chỗ do sự trộm ấy thì không rõ lắm.
November 27 at 9:11am · Like

Binh Anson: Anh Kuki: Hỏi tức là trả lời!
November 27 at 9:25am · Like · 1

Kuki Tuki: Binh Anson, dạ con không hiểu lắm ạ?
Vả lại thêm trường hợp nữa là khi ở đại học, có một số môn mình không vững, mình đi học ké lớp khác. Mình không đóng tiền học lớp đó, nhưng lại đi học ké. Vậy như vậy có phải cũng phạm giới trộm cắp không ạ? @.@
November 27 at 10:30am · Like

Nguyễn Anh Tú: Hi hi...
Đó là học "dự thính" chớ không có phải phạm tội gì hết...
November 27 at 10:59am · Like · 1

Nguyễn Anh Tú: Cái bị đem đi ở ví dụ 1 là tiền lương cuối tháng, ví dụ 2 cái bị đem đi chính là thời gian, ví dụ 3: cái bị đem đi chính là trí óc của nhà sản xuất, hay nói đúng hơn là tiền bản quyền,... 
Ở vd3 thì gần như VN và 1 số nước nghèo khác rất là hay phạm phải mà nhiều người không biết, hoặc bất khả kháng... 
Nhạc cũng có nhiều loại...
Ví dụ tui rất là thích nghe nhạc Vàng, tui tải xuống, nhưng người ta không bắt phí, và có ghi là "tải miễn phí", vậy thì tui chưa chắc đã trộm cắp...
Tui nghĩ là những ca sĩ ở hải ngoại cũng muốn người dân ở trong nước nghe nhạc của họ, đương nhiên cũng phải có 1 chút gì trả lại họ, mà theo tui, thì lòng hâm mộ ở đây lớn hơn giá trị vật chất...
Nhưng vật chất cũng rất là quan trọng mà, phải không!?
VD đĩa Paris by night thâu hình ở Mỹ, liệu nó có về được tới VN không!?
Và về tới hẳn nó sẽ không đáp ứng được nhiều người do giá quá cao và do bị nhà nước cấm phát hành chớ... 
Nhưng ở đây, cuối cùng kết lại, tui vẫn nghĩ là mình đã trộm cắp...
November 27 at 11:07am · Like · 4

Thuận Pháp Dhammiko: Trong giờ làm việc mà làm việc riêng như coi phim, nghe nhạc thì phạm vào điều giới thứ 2 là "lấy của không cho" rồi! Vì công việc thì sở làm và chính phủ đã quy định bảo đảm giờ công, chất lượng hoàn thành và không làm việc riêng nếu chưa được phép để được nhận 1 khoản lương. Nên nếu làm việc riêng, xài chùa trong công việc thì phạm vào việc ăn gian giờ làm việc, lấy của công,...

Xài phần mềm có bản quyền mà không mua bản quyền, hạ tải các phần mềm có bản quyền nhưng bị bẻ khóa để xài,... cũng phạm vào điều giới thứ 2 luôn!

Giới có 2 loại là "Nguyện giữ Giới" và "Hành điều Giới". Giới nguyện thì dễ, nhưng Giới để hành thì TP thấy rất dễ phạm phải trong cuộc sống ngày hôm nay, người ta phạm lung tung. Nếu ai có hành giới thì suốt ngày nhìn mọi người phạm giới cũng thấy vui, sẽ biết được người này tương lai tái sanh xuống 4 đường ác đạo, kẻ kia sẽ tái sanh làm trời người; vì Đức Phật nói: Chỉ người giữ ngũ giới trong sạch mới hưởng được cảnh trời người an vui trong tương lai! Điều này cũng hợp với dự báo là Con người càng về sau này càng khó đắc Thánh Quả trong Phật Giáo, trựu trung cũng do cuộc sống vật chất chi phối làm chúng ta khó hành Giới, khó hành Định và khó hành Tuệ.
November 27 at 11:25am · Edited · Like · 3

Hoa Nguyen: Đạo Phật có pháp Sám hối rất hay, nếu thành tâm nhận biết lỗi, và hứa chừa, không tái phạm, là coi như sạch lỗi (không nặng). Có điều thành tâm thì cũng dễ, nhưng rất khó chừa.
November 27 at 11:59am · Like · 1

Thuận Pháp Dhammiko: Pháp Sám hối là để hối cải, hứa chừa thôi, để không vi phạm lần tiếp theo. Còn không có cái tội lỗi gì, dù nhỏ như vi trần mà sám hối để trở nên sạch lỗi cả, nếu không thì luật Nhân Quả của đạo Phật không có giá trị. Một tác ý tội lỗi gì đã tạo nên là coi như xong, lập tức đã tạo thành nghiệp và chờ lúc hợp thời là trổ quả tương ứng thôi, vì Đức Phật nói rằng "Tác ý chính là Nghiệp".

Vì có tư tưởng như chú Hoa Nguyên nên Phật giáo Bắc tông coi Nghiệp ác đã tạo rất nhẹ nhàng, chỉ sám hối cái là xong, nhưng khi quả của nghiệp đó tới bất thình lình thì buông xuôi, kêu Trời khấn Phật cũng vô nghĩa! Có ai mà cản nỗi quả của Nghiệp mà mình đã tạo!
November 27 at 12:30pm · Edited · Like

Hoa Nguyen: Thiền tông cho tội do tâm tạo, nên cũng do tâm mà diệt. Có hai cách nhìn về pháp sám hối.
November 27 at 12:29pm · Like

Hoa Nguyen: Cũng có câu: Kẻ đồ tể buông dao thì cũng thành Phật.
November 27 at 12:31pm · Like

Hoa Nguyen: Hậu quả của tội là làm tâm mất an vui, nên kẻ phạm tội trở thành buồn rầu, sợ hãi, ray rứt, hối tiếc, có khi cả đời, và đó là sự hành hạ, trừng phạt cho việc phạm lỗi, có khi là hình phạt lớn nhất. Theo một cách nhìn của Phật giáo (Bắc tông) thì kẻ đó đang phải chịu nghiệp báo (trong đau khổ đó). Nhưng nếu chân thành sám hối, để được tâm an hơn, không còn đau khổ vì mặc cảm tội lỗi, thì đó coi như sạch tội (đối với ai chấp nhận ý tưởng: tội do tâm diệt).
November 27 at 12:40pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Tâm tạo tội và tâm hối tội là 2 loại khác nhau, cách biệt nhau và cho ra 2 loại quả khác nhau. Ngài Angulimala trước đó là kẻ đồ tể, nhưng để đến lúc đắc quả Thánh là cả 1 tiến trình rất dài, đã dày công ba-la-mật trong tiền kiếp, cơ duyên đã chín muồi, được Phật lực của Đức Phật tế độ như người đỡ tay hái quả đã chín muồi. Còn chúng ta thì sao, ngày nay rất rất nhiều người đã buông đao, sao không thấy ai thành Phật cả???

Người Phật tử, là con Phật, trước hết phải tin lời Phật dạy đã. Các loại tổ thiền tông là cái gì mà tin trên cả lời Phật. Ngày xưa vì thời các vị tổ kinh sách của Phật rất hiếm, vớ được 1 vài bài kinh là mừng hú vía, sau đó tụng đi tụng lại gọi là đắc đạo, sau đó nữa là trước tác vô số tác phẩm rồi quy cho đó là kinh Phật. Thời nay con cháu của chúng ta cũng có cơ duyên lành hơn, được tạo dựng và kế thừa lại gần như đầy đủ Tam Tạng của Đức Phật nhờ công nghệ, Internet và thế giới phẳng, không phải cất công đi bộ thỉnh kinh như xưa; chỉ có cái không may là những ngài tinh thông ngôn ngữ Tam Tạng là không nhiều, nên chúng ta chỉ đọc lại các bản dịch bằng các loại sinh ngữ, nhưng nội dung thì sai lệch cũng không lớn lắm!
November 27 at 12:54pm · Edited · Like

Hoa Nguyen: Tranh luận mãi thì cũng chia ra thành Đại thừa và Tiểu thừa.
November 27 at 12:50pm · Like · 1

Thuận Pháp Dhammiko: TP dành chút ngoài giờ làm việc để chia sẻ chút Phật Pháp, coi như kiếm phước bố thí Pháp. Dĩ nhiên không mất công phân biệt tông phái, vì nó không thuộc về Pháp
November 27 at 12:55pm · Like

Huynh Thy: Thưa cô chú trước nha cưng!
_/\_
November 27 at 1:05pm via mobile · Like

Hoa Nguyen: Nói thêm để làm sáng tỏ một chút. Đối với Bắc tông, tội và nghiệp khác nhau. Cắt cổ một con gà là phạm tội sát sinh theo Phật giáo, nhưng làm thịt gà cúng dường chư Tăng, hay bố thí cho nhiều người đang đói thì được phước. Vậy người căt cổ gà đó sẽ bị nghiệp có giống như kẻ sát sinh chỉ vì miếng ăn cho mình, hay để bán thịt sinh lợi không. Bắc tông cho là khác nhau, và Phật giáo dù thuộc tông phái nào cũng cho hai trường hợp sát sinh đó dẫn đến hai nghiệp khác nhau. Nói dối cũng vậy, đều có ý thức rõ là mình nói dối, mình có tác ý, chủ tâm nói dối, nhưng phải nói dối để cứu người khác với nói dối để hại người lợi mình. Vẫn là tội nói dối (không chánh ngữ), nhưng đưa tới nghiệp quả không giống nhau.
Hiện tại tôi không muốn viết dài hơn, chỉ như trên để thấy tội và nghiệp (xấu) khác nhau.
November 27 at 1:52pm · Like · 1

Hoa Nguyen: Theo quan điểm Phật giáo phát triển về sau (như tôi hiểu), thì tội chỉ là lầm lỗi của con người, trong nhất thời vì xảy ra ở một thời điểm, hoàn cảnh nào đó, do tâm còn bị che lấp trong vô minh (chính yếu là do tham, sân ,si). Nếu không nhận biết sự sai lầm đó thì vì tâm vẫn trong vô minh, và con người vẫn trong tội lỗi. Nhưng nếu nhận thấy rõ hành động đã làm là sai lầm thì tâm ngay lúc đó thoát ra khỏi vô minh, và không còn sống trong tội lỗi nữa. Tất nhiên, hành động nào cũng tạo ra nghiệp riêng, và nghiệp tác động theo luật nghiệp quả riêng mà con người thường không biết rõ. Ngày nào đó khi nghiệp chín mùi thành quả báo thế nào thì là chuyện khác. Theo Kinh, Phật cũng chịu quả báo cũ nên bị thương ở ngón chân, ngài Mục Kiền Liên chịu quả báo nặng hơn nên bị ngoại đạo giết chết, nhưng từ rất lâu trước khi gánh chịu (hay trả) quả báo cũ, ngay từ khi thành A la hán, Phật và Mục Kiền Liên đã sạch hết tội lỗi do đã sạch hết vô minh, và tâm luôn trú trong thanh tịnh, an lạc.
Về thế nào là tội, thường người ta cho là do phạm giới luật Phật giáo (còn nếu phạm giới do đạo khác đặt ra, như có hai vợ, thì không tội gì?). Thật ra có thể nói phạm tội khi có hành động làm hại mình, hại người, và cái hại này không phải chỉ xét hậu quả trước mắt mà còn về lâu dài, có khi mãi rất lâu sau đó. Phạm luật giao thông do công an đặt ra cũng là phạm tội (vì có thể gây tai nạn cho mình, hay cho người), và cũng lãnh hậu quả bằng giấy phạt. Thế nhưng, quá chấp thủ với giới luật để không dám hành động thích hợp với hoàn cảnh mới, thì cũng là phạm tội khác: Giới Cấm thủ (hiểu theo Bắc tông là quá chấp giới). Zen của Nhật có một câu chuyện mà người các tông phái khác, ngay ở nền văn hóa khác cũng biết vì rất thú vị. Hai nhà sư (Thiền tông) khi đến một dòng suối, thấy một cô gái mặc áo kimono lụa rất đẹp đang ngại ngùng không dám lội qua vì nước chảy siết. Một nhà sư đến bồng cô gái lên, lội qua suối, đặt cô xuống, và tiếp tục cuộc hành trình. Nhà sư thấy tâm mình vẫn bình thường hay thanh thản như trước, như không có gì xảy ra, khi ôm một cô gái trẻ trong tay, nhưng nhà sư kia thì thấy đó là phạm giới, hay là tội lỗi, và tâm cứ áy náy mãi cho bạn đồng tu. Nhiều người đều biết phần sau của câu chuyện, nhưng nhìn theo một góc thì có thể nói tội lỗi do tâm sinh, và nếu tâm không sinh ra tội thì không có tội, và khi tâm thấy sạch tội thì hết tội.
November 28 at 4:41am · Edited · Like · 1

Nguyễn Anh Tú: Hi hi...
Con cũng nhớ có 1 "mô-típ" như vầy ở trong Kinh, xem ra cũng khá hợp với lời bác Hòa nói:

- Bạch Thế Tôn, chúng con đã phạm tội, ngu đần như vậy, si mê như vậy, bất thiện như vậy; vì rằng chúng con đã xuất gia trong Pháp và Luật khéo nói như vậy, chúng con lại nói với nhau: "Hãy đến, này Tỷ-kheo, ai sẽ là người nói nhiều hơn? Ai sẽ là người nói tốt đẹp hơn? Ai sẽ là người nói dài hơn?” Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận tội lỗi ấy của chúng con là tội lỗi, để chúng con ngăn ngừa trong tương lai.
- Thật sự, này các Tỷ-kheo, các ông đã phạm tội, ngu đần như vậy, si mê như vậy, bất thiện như vậy! Vì rằng các ông đã xuất gia trong Pháp và Luật khéo nói này, các ông đã nói với nhau: "Hãy đến, này Tỷ-kheo, ai sẽ là người nói nhiều hơn? Ai sẽ là người nói tốt đẹp hơn? Ai sẽ là người nói dài hơn?” Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, các ông đã thấy tội lỗi là tội lỗi, như pháp sám hối, Ta chấp nhận tội lỗi ấy cho các ông.
Này các Tỷ-kheo, như vậy luật của bậc Thánh được tăng trưởng, khi nào có người sau khi thấy tội lỗi là tội lỗi, như pháp sám hối để ngăn ngừa trong tương lai.

Ở đây, mô-típ là:

- Bạch Thế Tôn, chúng con đã phạm tội, ngu đần như vậy, si mê như vậy, bất thiện như vậy; <đưa ra lý do phạm tội>; Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận tội lỗi ấy của chúng con là tội lỗi, để chúng con ngăn ngừa trong tương lai.
- Thật sự, này các Tỷ-kheo, các ông đã phạm tội, ngu đần như vậy, si mê như vậy, bất thiện như vậy! Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, các ông đã thấy tội lỗi là tội lỗi, như pháp sám hối, Ta chấp nhận tội lỗi ấy cho các ông.
November 28 at 3:33am · Like · 2

Hoa Nguyen: "Này các Tỷ-kheo, như vậy luật của bậc Thánh được tăng trưởng, khi nào có người sau khi thấy tội lỗi là tội lỗi, như pháp sám hối để ngăn ngừa trong tương lai."
Thật là lời vàng, đã có từ rất xưa!
November 28 at 3:42am · Like · 1

Tren Dinh Phu Van: Chủ đề rất hay và sâu sắc, TDPV xin phép tham gia thảo luận!
Kính hỏi Thuận Pháp Dhammiko! "Còn không có cái tội lỗi gì, dù nhỏ như vi trần mà sám hối để trở nên sạch lỗi cả, nếu không thì luật Nhân Quả của đạo Phật không có giá trị. Một tác ý tội lỗi gì đã tạo nên là coi như xong, lập tức đã tạo thành nghiệp và chờ lúc hợp thời là trổ quả tương ứng thôi, vì Đức Phật nói rằng "Tác ý chính là Nghiệp".
Đây là quan điểm của riêng bạn hay là của các luận thư Abhidhamma?
December 19 at 5:16pm · Like

Nguyễn Thị Thu Hà: Có thể hiểu giới "không lấy của không cho" không nhất thiết phải là tài sản "hữu hình", mà tài sản "vô hình" cũng được tính mà bạn Tren Dinh Phu Van.
December 19 at 6:08pm · Edited · Like

Nguyễn Thị Thu Hà: Khi tính đến khấu trừ tài sản!
Ngoài việc khấu trừ do hao mòn hữu hình, người kế toán còn tính đến hao mòn do vô hình nữa.
Điều này không biết bạn Tren Dinh Phu Van có biết không ạ?
December 19 at 6:07pm · Like

Nguyễn Thị Thu Hà: Thế nên việc "ăn cắp thời gian" cũng có thể tính là LẤY CỦA KHÔNG CHO rồi vậy.
Một số người bình cho câu hỏi này không theo Vi Diệu Pháp. Họ luận theo tư duy logic chứ không phải do ảnh hưởng bởi VDP, bạn nhé !
December 19 at 6:13pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Điều này tôi nghĩ đã rõ ràng! Cái tôi muốn nói là đề tài về nghiệp và quả của nghiệp!
December 19 at 6:28pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Theo như bạn Thuận Pháp Dhammiko, thì đã tạo nhân ắt nhất định thành nghiệp, không có cách gì thay đổi cho quả đừng xảy ra được. Tôi thấy điều này trái với lý nhân quả của Phật dạy, nên tôi có thắc mắc là bạn ấy có căn cứ vào kinh Phật hay vào Abhidhamma không, hay chỉ là quan điểm riêng của bạn ấy?
December 19 at 6:46pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Tren Dinh Phu Van, ở các bình luận trên bạn thấy TP có dùng Abhidhamma gì đâu? Theo bạn hiểu về luật Nhân Quả trong đạo Phật là như thế nào???
December 19 at 7:15pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Ok! Như lời bạn Thuận Pháp Dhammiko thì đây là quan điểm riêng của bạn đúng ko?
Vậy chúng ta sẽ thảo luận với tư cách cá nhân nhé?
December 19 at 7:18pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Không! TP giải thích theo lý Nhân Quả, và đó là lời dạy của Đức Phật, không phải quan điểm cá nhân!
December 19 at 7:18pm · Like

Kuki Tuki: Gieo một cái hạt giống, có thể nó nảy mầm, cũng có thể nó không nảy nầm. Còn tùy vào nhiều điều kiện khác nữa, chứ không phải chỉ bởi bản thân hạt giống không. Nếu chúng ta phải gặt tất cả các quả ác mà chúng ta đã gieo thì không thể nào có sự giác ngộ được.
December 19 at 7:19pm · Like · 3

Tren Dinh Phu Van: Tán thán Kuki Tuki! Bạn hiểu đúng về luật nhân quả! Sadhu!
December 19 at 7:23pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Luật nhân quả là khác với thuyết định mệnh của ngoại đạo, cũng khác với thuyết tất định của các triết gia...
Khác ở chỗ có thể chuyển nghiệp được!
December 19 at 7:24pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Thật ra khi 1 người đạt được giác ngộ thì họ đã gieo 1 cái nhân quá lớn, và nhân này tạo năng lực lấn át các quả của các nhân ác trong quá khứ. Trong Kinh kể có rất nhiều trường hợp các bậc A-ra-hán phải trả quả bất thiện rất khốc liệt trước khi bát Niết-bàn. Nhưng các nỗi khổ thân này không ảnh hưởng nhiều đến tâm của các ngài!
December 19 at 7:26pm · Like · 1

Thuận Pháp Dhammiko: Bạn TDPV nói vậy thì không hiểu gì về luật Nhân Quả cả!
December 19 at 7:29pm · Like

Tren Dinh Phu Van: "Lấn át" là nghĩa thế nào? Bạn cho rằng giống như 1 cục đá đè cỏ? Hay như 1 người lực sĩ đè xuống 1 người ốm yếu?
December 19 at 7:31pm · Edited · Like

Nguyễn Thị Thu Hà: Không biết bạn Tren Dinh Phu Van không hiểu hay cố tình không hiểu câu "lấn át"?
December 19 at 7:33pm · Edited · Like

Nguyễn Thị Thu Hà: Và nhân này tạo năng lực lấn át các quả của các nhân ác trong quá khứ!
December 19 at 7:34pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: "Lấn át" là kiểu như khi 1 người đậu bằng bác sỹ rồi thì gần như tất cả các môn học đều đạt, chỉ có rất ít môn không đạt (giới hạn cho phép). Và cái bằng bác sỹ đó lấn át các môn không đạt đó, họ có thể đi hành nghề chữa bệnh do các môn đạt quyết định.
December 19 at 7:37pm · Like · 1

Nguyễn Thị Thu Hà: Khi ánh sáng xuất hiện thì màn đêm tự biến mất!
Theo TH là vậy đó anh Thuận Pháp Dhammiko ạ !
December 19 at 7:41pm · Unlike · 1

Tren Dinh Phu Van: VD để giải thích của bạn Thuận Pháp Dhammiko vẫn ko rõ ràng, chỉ làm sai lệch vấn đề thêm! Bạn có thể đưa ra VD khác phản ánh trung thực vấn đề hơn không?
December 19 at 7:43pm · Like

Nguyễn Thị Thu Hà: Ánh sáng không hề "lấn át" màn đêm.
Mà là màn đêm tự nhiên phải biến mất khi ánh sáng xuất hiện!
December 19 at 7:43pm · Like

Huynh Thy: Bạn TDPV không hẳn là không hiểu gì về Nhân Qủa, nhưng có vẻ chưa rốt ráo lắm thì phải. Mô Phật!
December 19 at 7:52pm via mobile · Like

Tren Dinh Phu Van: Uhm! Hoan nghênh các bạn tham gia thảo luận vấn đề quan trọng và căn bản này của Chánh Pháp.
Theo bạn thì vấn đề nhân và nghiệp quả này như thế nào? Huynh Thy?
December 19 at 7:54pm · Like

Huynh Thy: Nhân là HT đã tham gia cmt trên và Quả là nhận được tag trong cmt của bạn TDPV!!!
December 19 at 7:57pm via mobile · Like

Tren Dinh Phu Van: Tựu trung, quan điểm của bạn Thuận Pháp Dhammiko là, nhân đã tạo thì không thể mất kể cả khi đắc Niết-bàn, chỉ đợi thời cho quả. Và bên cạnh đó, nếu ta tạo được 1 nghiệp nhân nào mạnh, thì (nhân hoặc quả của nhân mạnh này) sẽ lấn át các nhân khác, khiến các nhân đó không cho quả! Đúng ko ạ?
December 19 at 8:05pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Vì ở cmt trên, Tren Dinh Phu Van có nhắc đến từ "CHUYỂN NGHIỆP". Rất nhiều người hiểu sai về từ này, dạng như: "Lễ Phật một lễ tội diệt hà sa!": Cứ làm việc ác vô tư đi, tối về lạy Phật một nhát, hết tội, khỏe, ngày mai đi làm việc ác tiếp,...!!! Không biết từ CHUYỂN NGHIỆP có tồn tại trong Tam Tạng không?
December 19 at 8:06pm · Edited · Like

Tren Dinh Phu Van: Ok! bạn Thuận Pháp Dhammiko lý luận rất tốt! Vậy tôi đưa ra 1 VD, để ta cùng khảo sát nhé!
VD: Tôi lỡ tạo nghiệp phỉ báng 1 bậc Arahant, lẽ xứng đáng đọa vào địa ngục, nhưng tôi sau đó liền hối lỗi, tinh tấn tu tập dưới sự hướng dẫn của 1 bậc Thiền sư đắc Đạo, và nhờ vậy tôi đắc được quả Dự Lưu. Vậy có được gọi là đã chuyển nghiệp rồi không?
December 19 at 8:11pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Ý bạn là, đã chuyển được nghiệp gì?
December 19 at 8:13pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Nghiệp phỉ báng bậc Thánh Arahant, (nghiệp quả là nhất định đọa địa ngục) nhưng nhờ sám hối, tinh tấn tu tập, vậy thì có phải quả báo địa ngục đã được chuyển hóa không? Tâm phỉ báng đó đã được chuyển hóa không?
December 19 at 8:16pm · Edited · Like

Huynh Thy: Vụ lấn át mà TP nói trên có thể được hiểu như chuyển nghiệp được không TDPV?
December 19 at 8:16pm via mobile · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Nếu bạn phỉ báng bậc Arahant mà không sám hối thì có thể bị quả báo địa ngục. Nhưng liền sau đó, có thể khi đang còn tuổi thọ, bạn đã sám hối, thì nghiệp sám hối này là đại thiện, có thể vớt vát được nghiệp phỉ báng kia, vị Arahant đã xác nhận. (Nên nhớ các bậc giải thoát họ có 1 lực vô hình rất lớn, có thể là năng lực tâm từ của họ đã nâng đỡ bạn, trong Kinh nói Phật lực có thể nâng đỡ 1 người đủ duyên chứng ngộ được dễ dàng!). Còn trong quá trình tu tập để đắc quả Dự Lưu là cả 1 chuỗi dài bạn đã tạo vô số nghiệp lành khác rồi. Ở đây không có sự chuyển nghiệp nào cả!
December 19 at 8:21pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Vậy vớt vát không có nghĩa là chuyển hóa? Không chuyển hóa có nghĩa là không thay đổi gì cả, nhân không thay đổi mà quả cũng không thay đổi? Có chắc ko vậy bạn?
December 19 at 8:26pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Đúng rồi, không có chuyển nghiệp gì cả, là 2 loại nghiệp khác nhau rõ ràng. (Chỉ thay đổi khi đã trả quả rồi! Hoặc có 1 số quả thiện, bất thiện không trổ sau nữa sau khi vị Thánh bát Niết-bàn!) Sau khi đắc quả Dự Lưu, đây là 1 loại Quả siêu thế, là quả bất động, loại quả này nó lớn như núi Tu Di, trong khi quả phỉ báng kia là 1 ngọn đồi nhỏ, nên núi Tu Di lấn át ngọn đồi là lẽ dĩ nhiên thôi!
December 19 at 8:29pm · Like

Tren Dinh Phu Van: VD: tôi trồng 1 hạt bắp, luật Nhân quả sẽ cho 1 trái bắp, nhất định không có sự thay đổi hay chuyển hóa nào!
Nhưng cũng là luật nhân quả, có 1 duyên xảy đến khiến quả không phải là 1 quả bắp mà là 1 quả dưa chuột, vì tôi mời 1 nhà sinh học đến, ghép nhân tế bào của dưa chuột vào, đồng thời phá hủy nhụy và nhị của cây bắp đi, vậy thì khi cây bắp ra quả dưa chuột, bạn Thuận Pháp Dhammiko vẫn cho rằng không có gì chuyển hóa, không có gì thay đổi? Bạn vẫn cho rằng quả dưa chuột chính là quả bắp?
December 19 at 8:45pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Luật Nhân quả khác với luật Di truyền. Luật Nhân quả đ/v phần Danh cũng (có thể) khác với phần Sắc! Đức Phật chỉ đề cao luật Nhân quả áp dụng cho phần tâm thôi, như Ngài thường nhắc đi nhắc lại: Thân đau khổ nhưng đừng làm cho Tâm đau khổ!
December 19 at 8:39pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Luật di truyền không phải là luật nhân quả, nghĩa là sự di truyền của sinh vật không theo luật nhân quả?
Luật Nhân quả đ/v phần Danh cũng khác với phần Sắc, vậy là có đến 2 loại luật nhân quả? Bạn chắc chứ?
December 19 at 8:43pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Chắc chứ, học Phật phải phân biệt luật Nhân quả với các loại luật khác chứ! Phải tin luật Nhân quả mới thấy đức Phật nói đúng sai chứ! Thế gian này mà ai cũng tin luật Nhân quả thì xã hội thật tốt đẹp!

Một đứa con do cha mẹ sinh ra, luật Di truyền thì nói vậy. Nhưng đứa con đó lớn lên, đủ nhân đủ duyên, tu tập tốt thì chứng đắc quả giải thoát giác ngộ; trong khi cha mẹ nó vẫn còn là phàm phu, luật Nhân quả xác nhận vậy, còn luật Di truyền thì bó tay!
December 19 at 8:56pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Hình như có 1 bài Kinh nào đó nói rằng có tất cả 4 loại luật khác nhau trong tự nhiên!
December 19 at 8:55pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Ok! Lý luận rất vững chắc!
Vậy theo những gì bạn nói nãy giờ, TDPV đã hiểu quan điểm của bạn, bạn cho rằng không có gì chuyển hóa với nghiệp nhân hay nghiệp quả. Chỉ có cách tạo ra nghiệp mới khác lấn át nghiệp cũ thôi. Tu tập là làm theo nguyên lý này!
Thuận Pháp Dhammiko, vậy thì hỏi bạn 1 vấn đề đơn giản để chúng ta cùng tiếp tục thảo luận:
Thân kiến, nghi, và giới cấm thủ là 1 nghiệp nhân (vì do nhiều nghiệp quả bất thiện hoặc quả thiện trổ ra từ chúng...), khi ta tạo 1 nghiệp khác là tu tập tuệ minh sát (vipassana), và đắc quả Dự Lưu, nghiệp nhân (Thân kiến, nghi, và giới cấm thủ) này vẫn còn nguyên, vẫn nằm đó chờ đợi thời cho quả?
Bạn có chắc như vậy không?
December 19 at 9:28pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ chỉ là các Thằng Thúc, Dây Trói Buộc, là Lậu Hoặc. Chúng không phải là các loại Nghiệp. Đức Phật nói rằng: Tác Ý mới chính là Nghiệp!

Một câu hỏi nhỏ ban đầu mà dẫn tới các đề tài lớn rồi!
December 19 at 9:04pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Nghĩa là bạn cho rằng thân kiến, nghi và giới cấm thủ là không có tác ý, nó không phải là 1 loại tác ý?
December 19 at 9:06pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Đúng vậy! Nếu bạn có tìm hiểu sơ qua Abhidhamma thì sẽ rõ các khái niệm này. Mà hình như ở trên theo bạn nói là bạn không quan tâm Abhidhamma thì phải! Nếu vậy thì chúng ta bất đồng quan điểm rồi, thật đáng tiếc!
December 19 at 9:09pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Oh! Chuyện tôi quan tâm hay không thiết tưởng không quan trọng, không phải là vấn đề đang bàn luận!
Bạn cho rằng các tâm như nghi, thân kiến và giới cấm thủ không phải là 1 nhân, vậy bạn hiểu thế nào là tác ý? thế nào là thân kiến? thế nào là giới cấm thủ? thế nào là nghi?
December 19 at 9:15pm · Edited · Like

Tren Dinh Phu Van: Thực tình tôi không thể hình dung được có 1 tâm nào lại không phải là nhân, lại có thể nằm ngoài luật nhân quả!
December 19 at 9:14pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Tâm có nhiều loại tâm, có tâm thuộc về nhân, có tâm thuộc về quả. Tâm thì tuân theo luật Nhân Quả. Tâm thì tạo ra nghiệp. Còn tác ý, thân kiến, nghi, giới cấm thủ,.... là các thành phần, râu ria của tâm! (Tóm lại, các đề tài này không thể trong 1 stt nhỏ này mà thông suốt được. Rất hoan hỷ được chia sẻ với bạn!)
December 19 at 9:20pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Hy vọng bạn không lầm! Thuận Pháp Dhammiko! Cầu chúc cho bạn đạt đến chính kiến!
December 19 at 9:23pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Huynh Thy, lấn át theo kiểu trội hơn và làm thay đổi nhân và quả của 1 nghiệp khác thì chính là chuyển nghiệp!
Nếu lấn át theo kiểu cái nghiệp mới chỉ trội hơn cái nghiệp cũ, không hề tác động thay đổi gì đến cái nghiệp nhân và nghiệp quả cũ, vậy thì không phải là chuyển nghiệp!
December 19 at 10:28pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Tren Dinh Phu Van, trao đổi 1 hồi nhưng cái cmt cuối cùng kế trên của bạn vẫn cứ sai! Bạn không thể chuyển Tà kiến thành Chánh kiến được! (Vì TP vẫn còn tham gia làm admin ở nhóm này, còn chút quan tâm, nên không thể không đính chính các ý kiến tham gia, có thể làm các thành viên trong nhóm hiểu sai, hành sai! Ý kiến của TP là vậy!)
2 hours ago · Like

Tren Dinh Phu Van: Oh! Vậy xin bạn Thuận Pháp Dhammiko cứ tự nhiên, TDPV luôn luôn hoan hỉ với mọi sự thảo luận chân chính về pháp học pháp hành!
Nếu được chỉ ra chỗ sai lầm. TDPV xin thanks trước!
2 hours ago · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Vấn đề ở câu: Lấn át theo kiểu trội hơn và làm thay đổi nhân và quả của 1 nghiệp khác thì chính là chuyển nghiệp!

Trong Kinh đức Phật nói: Quả của Nghiệp bất thiện là không thể nghĩ bàn. Quả của Nghiệp bất thiện là không thể ngăn ngừa!

Nên quan điểm: Thay đổi quả của 1 nghiệp; Chuyển Nghiệp là không phù hợp với lời dạy của Đức Phật, ở đây là Tam Tạng Pāli. Xin bạn tìm các câu nói đó có ở đâu trong Tam Tạng???
2 hours ago · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Xem bài Kinh:
PTS: A, II, 172.

Pāṭibhogasuttaṃ

Catunnaṃ bhikkhave dhammānaṃ natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā koci vā lokasmiṃ katamesaṃ catunnaṃ?

Jarādhammaṃ mā jīriti natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasmiṃ.

Vyādhidhammaṃ mā vyādhīyīti natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasmiṃ.

Maraṇadhammaṃ mā mīyīti natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasmiṃ.

Yāni kho pana tāni pāpakāni kammāni saṃkilesikāni ponobhavikāni sadarāni dukkhavipākāni āyatiṃ jātijarāmaraṇikāni. Tesaṃ vipāko mā nibbattīti natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasmiṃ.

Imesaṃ kho bhikkhave catunnaṃ dhammānaṃ natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasminnī./.
2 hours ago · Like

Tren Dinh Phu Van: Oh! trước hết xin nói rõ với bạn Thuận Pháp Dhammiko rằng, nguyên văn tam tạng Pali tất nhiên ko có từ "chuyển nghiệp", nhưng đây ko phải là điều quan trọng, thay đổi nhân hay quả của 1 nghiệp thì ko khác gì "chuyển nghiệp", bạn có thể dùng bất cứ từ gì bạn thích để khái niệm về sự kiện đó.
2 hours ago · Like

Tren Dinh Phu Van: Tiểu bộ kinh, Thanh văn sử, cuộc đời của tôn giả Angulimala là ví dụ minh chứng rõ nhất!
about an hour ago · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Dù dùng từ ngữ loại gì, dẫn chứng điển tích gì cũng phải phù hợp, logic với Kinh Điển, không thể "ưa", "thích",... rồi muốn phán gì thì phán được!?
2 hours ago · Like

Tren Dinh Phu Van: Ok! Nói hay lắm! Kính hỏi Thuận Pháp Dhammiko! Câu "Quả của Nghiệp bất thiện là không thể nghĩ bàn. Quả của Nghiệp bất thiện là không thể ngăn ngừa!" được trích dẫn từ kinh nào?
2 hours ago · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Câu đó ở bài Kinh Ngăn ngừa, bảo đảm Pāṭibhogasuttaṃ trong Tăng Chi ở cmt trên:
<Yāni kho pana tāni pāpakāni kammāni saṃkilesikāni ponobhavikāni sadarāni dukkhavipākāni āyatiṃ jātijarāmaraṇikāni. Tesaṃ vipāko mā nibbattīti natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasmiṃ.>
Tạm dịch là: Này chư Tỳ-khưu, không ai trên đời có thể ngăn ngừa (có thể dám chắc trước, có thể chia sẻ) quả của nghiệp bất thiện đưa đến tái sanh, già, chết trong tương lai, kể cả sa-môn, bà-la-môn, chư thiên, ma vương, thậm chí cả Đại phạm thiên!
about an hour ago · Like

Tren Dinh Phu Van: Khoan hãy bàn đến độ chính xác và độ tin cậy, cũng như thẩm quyền của bản kinh văn Pali được kí âm Latin trên,
TDPV xin trích dẫn: "Ai dùng các hạnh lành, Làm xóa mờ nghiệp ác, Chói sáng rực đời này, Như trăng thoát mây che." (Pháp Cú 173)

Bạn không thấy đoạn kinh này mâu thuẫn với đoạn kinh văn Pali trên?
44 minutes ago · Like

Tren Dinh Phu Van: ABHIDHAMMATTHASANGAHA
THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN
Tỳ kheo Thích Minh Châu (dịch và giải)

PÀLI VĂN.

- 19) Janakamupatthambhakamupapìlakamupaghàtakam ceti kiccavasena, garukamàsannamàcinnam katattàkammam ceti pàkadànapariyàyena, ditthadhammavedanìyam upapajjavedanìyam aparà-pariyavedanìyam ahosikammam ceti pàkakàlavasena cattàri kammàni nàma.

Tathà akusalam, kàmàvacarakusalam, rùpàvacarakusalam, arùpà-vacarakusalam càti pàkatthànavasena.

VIỆT VĂN.

- 19) Về phương diện công tác, có bốn loại nghiệp: sanh nghiệp, trì nghiệp, chướng nghiệp và đoạn nghiệp.

Về phương diện sức mạnh thứ tự đưa đến hình thành của quả báo, có bốn loại nghiệp: cực trọng nghiệp, cận tử nghiệp, tập quán nghiệp và tích lũy nghiệp.

Về phương diện thời gian đưa đến sự thọ lãnh kết quả của nghiệp, có bốn loại nghiệp: hiện báo nghiệp, sanh báo nghiệp, hậu báo nghiệp và vô hiệu nghiệp.

Về phương diện vị trí quả báo, có bốn loại nghiệp: bất thiện nghiệp, dục giới thiện nghiệp, sắc giới thiện nghiệp và vô sắc giới thiện nghiệp.
41 minutes ago · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Câu dịch PC-173 của HT Minh Châu cũng không rõ ràng lắm, chưa chắc Ngài đã dịch đúng! Nếu nói làm lu mờ, lấn át, vượt qua, ngưng lại,... thì được, sao có loại nghiệp gì mà xóa mờ được???

Còn đoạn văn dịch Abhidhamma về các loại Nghiệp thì không có loại nào gọi là Thay đổi quả của nghiệp, hay Chuyển nghiệp!
23 minutes ago · Edited · Like

Tren Dinh Phu Van: ABHIDHAMMATTHASANGAHA
THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN
Tỳ kheo Thích Minh Châu (dịch và giải)

- Kamma nghĩa là hành động, tạo tác. Nói một cách thiết thực hơn, kamma là những hành động thiện, ác cố ý. Trừ đức Phật và các vị A la hán, hành động cố ý của các loài khác đều gọi là kamma.

Kamma là hành động, vipàka là quả hay phản ứng của nghiệp. Theo Abhidhamma, kamma bao trùm 12 Bất thiện Tâm, 8 Dục giới thiện tâm, 5 Sắc giới thiện tâm, 4 Vô sắc thiện tâm. 8 Siêu thế tâm không gọi là kamma vì những tâm này có tánh cách đoạn trừ căn rễ của kamma, khiến không còn sanh tử. Tại Siêu thế tâm, trí tuệ (pannà) chiếm địa vị ưu thắng. Tại Dục giới tâm, Tư (cetanà) chiếm địa vị ưu thắng. 29 tâm kể trên gọi là kamma, vì chúng chứa khả năng tạo ra quả báo. Có 23 tâm gọi là quả báo dị thục ở Dục giới. 5 tâm là quả báo dị thục ở Sắc giới và 4 tâm là quả dị thục ở Vô sắc giới.

Janakakamma (sanh nghiệp) là nghiệp chi phối sự sanh trưởng trong một đời sau. Sự chết của con người chỉ là sự kết liễu tạm thời của một hiện tượng tạm thời. Chính tâm sát na cuối cùng định đoạt đời sống tương lai của con người.

Theo sớ giải, Janakakamma là nghiệp sanh ra tâm uẩn và sắc uẩn khi mới thọ thai. Tâm đầu tiên là Patisandhi vinnàna (kiết sanh thức) bị chi phối bởi Janakakamma này.

Upatthambhakakamma (trì nghiệp) là nghiệp tiếp theo Janakakamma, duy trì và nâng đỡ nghiệp này cho đến khi mệnh chung. Một thiện trì nghiệp có thể làm con người khỏe mạnh, an lạc, hạnh phúc. Trái lại, một bất thiện nghiệp có thể làm con người bệnh hoạn, đau khổ v.v...

UPAPÌLAKAKAMMA LÀ CHƯỚNG NGHIỆP. NGHIỆP NÀY, TRÁI VỚI NGHIỆP TRƯỚC, LÀM CHO YẾU ỚT, DỪNG LẠI VÀ CHẬM TRỄ SỰ KẾT THÀNH CỦA SANH NGHIỆP. NHƯ MỘT NGƯỜI SANH RA VỚI MỘT THIỆN SANH NGHIỆP CÓ THỂ ĐAU ĐỚN BỊNH HOẠN, DO VẬY KHÔNG CÓ KẾT QUẢ TỐT LÀNH CỦA NGHIỆP THIỆN.

UPAGHÀTAKAKAMMA, ĐOẠN NGHIỆP LÀ NGHIỆP ĐOẠN TRỪ, TIÊU DIỆT NĂNG LỰC CỦA SANH NGHIỆP, NHƯ MỘT MŨI TÊN ĐANG BAY CÓ THỂ BỊ MỘT SỨC MẠNH NÀO KHÁC CẢN LẠI KHIẾN CHO MŨI TÊN RƠI XUỐNG. SỨC MẠNH ẤY LÀ ĐOẠN NGHIỆP. ÐOẠN NGHIỆP NÀY CÓ THỂ THIỆN HAY ÁC.

Một ví dụ điển hình công năng của các nghiệp trên là đời sống của Devadatta. Thiện sanh nghiệp khiến Devadatta sanh trong gia đình vương giả giàu có. Nhờ trì nghiệp Devadatta được sống hạnh phúc an lạc trong một thời gian khá dài. Vì chướng nghiệp, Devadatta bị nhục nhã khi bị tẩn xuất ra khỏi Giáo hội. Vì đoạn nghiệp, Devadatta bị chết một cách đau đớn.
16 minutes ago · Edited · Like

Tren Dinh Phu Van: Chắc bạn Thuận Pháp Dhammiko thừa biết bản luận ABHIDHAMMATTHASANGAHA /THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN của luận sư Anurudha quan trọng thế nào với giới sư tăng theravada , nó có thể thay thế hẳn bộ Thanh Tịnh Đạo và tóm yếu toàn bộ tạng Abhidhamma của Tạng Pali!
10 minutes ago · Like

Tren Dinh Phu Van: Về phần THÍCH NGHĨA trên, HT Thích Minh Châu đã y cứ vào hai bản Abhidhammatthasangaha của Ðại Ðức Narada, người Tích Lan và Ðại Ðức Kashyap, Viện Trưởng Viện Phật Học Nalanda người Ấn.
6 minutes ago · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Bởi vậy, Vấn đề về Nghiệp và Quả của Nghiệp rất rộng, vi tế, khó nghĩ bàn (trừ đức Phật và các bậc thắng trí), chúng ta bàn ở đây sẽ không tới đâu.
Theo TP thì hầu như toàn bộ vấn đề trong Kinh, Luật và Abhidhamma đều logic, ăn khớp với nhau!
4 minutes ago · Like

Thuận Pháp Dhammiko: TP xin dừng đề tài ở đây! TP sẽ tạo 1 File và lưu lại ở nhóm này, nếu cần thì cho cmt ở sau file này!
2 minutes ago · Like

Thuận Pháp tổng hợp lần cuối lúc 9PM, 28/12/2013
Trích từ Nhóm FB: Đàm Luận Phật Pháp.

Bài giảng có tính thời sự của Phật Giáo Việt Nam

Wednesday, December 25, 2013

"Thậm chí những người muốn lên Thiên Đàng cũng không muốn chết để đến đó!"

Hôm nay là Lễ Noel, ngày vui của rất nhiều người. Song mọi người hãy chiêm nghiệm đôi chút câu nói của Steve Jobs:

"Không có ai mà không chết. Thậm chí những người muốn lên Thiên Đàng cũng không muốn chết để đến đó! Và cái chết là định mệnh của tất cả chúng ta. Không ai thoát được. Và điều đó vẫn nên như vậy, bởi vì cái chết dường như là phát kiến tuyệt vời nhất của cuộc sống! Nó là điều thay đổi cuộc sống. Nó xóa sạch cái cũ và tạo ra cái mới."

(Trích từ Một bài phát biểu của Steve Jobs ở lễ Trao bằng tốt nghiệp của trường Đại học Stanford (Mỹ) giữa tháng 6/2005)
**St

Sunday, December 1, 2013

Niệm Phật


1. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
2-10. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đế nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Pháp... niệm Tăng... niệm Giới... niệm Thí... niệm Thiên... niệm Hơi thở vô, Hơi thở ra... niệm Chết... niệm Thân... niệm An tịnh. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

(Bộ Kinh Tăng Chi, Chương Một Pháp, Phẩm Một Pháp, Kinh Niệm Phật)
HT Minh Châu dịch Việt.   

Chánh Kinh:
PTS: A, I, 30

Ekadhammapāḷi

(Sāvatthinidānaṃ:)
Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: buddhānussati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: dhammānussati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: saṅghānussati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: sīlānussati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: cāgānussati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: devatānussati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: āṇāpānasati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: maraṇasati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: kāyagatāsati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: upasamānussati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Tu tập Niệm Phật:

Tu tập Niệm Phật (trong Chánh Tạng Pāḷi dùng là Tùy Niệm Phật - Buddhānussati) là một trong 10 pháp Tùy Niệm của 40 đề mục tu tập Thiền Định. Tùy Niệm Phật là niệm (hay ghi nhận) 9 ân đức của Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Cách thực hành thông thường là niệm bằng tiếng Pāḷi gồm 108 âm Pāḷi đầy đủ tất cả 9 ân đức Phật là: “Itipi so Bhāgavā Arahaṃ, Itipi so Bhāgavā Sammāsambuddho,…”. Cách khác đơn giản hơn là niệm một trong 9 ân đức trên như niệm ân đức gồm 2 âm Pāḷi là “Buddho”, hay niệm ân đức gồm 3 âm Pāḷi là “Arahaṃ”... Chánh Tạng Pāḷi dùng chữ "Buddhānussati" có nghĩa là "tùy niệm - anussati" đối tượng là ân đức "Buddho" của vị Phật. Ý nghĩa thực hành phải là nương nơi đối tượng là âm thanh của ân đức "Buddho" để trau dồi và phát triển "niệm - sati", hay Chánh Niệm. Cách niệm có thể là phát âm lên thành tiếng, có thể là niệm thầm, có thể là lần chuỗi hột kết hợp với niệm thầm. Mục đích duy nhất của phương pháp tu tập này cốt yếu chỉ để phát triển SAMMĀSATI - CHÁNH NIỆM; mà theo Abhidhamma là khi có SATI - NIỆM thì các tâm ĐẠI THIỆN chắc chắn khởi sinh, sẽ cho quả tốt lành, tạo duyên lành để tu tiến (BHĀVANĀ) lên các tầng thiền bậc cao của Định An Chỉ. (Nên phân biệt với cách giải thích của các trường phái nói rằng "Niệm Phật để sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc", là cái gì sẽ sanh về đó!). Cách thực hành như vậy cũng phải có các yếu tố như Nhiệt Tâm, Chánh Niệm và Tỉnh Giác (thực hành nhuần nhuyễn, thiện xảo để có Tỉnh giác sẽ mới thấy rõ!). Ban đầu người thực hành duy trì liên tục sự tùy niệm như vậy thì tâm của người đó sẽ tiến đến trạng thái An Tịnh (có hỷ, có lạc) và không quên, không phóng dật (có tỉnh giác), trạng thái tốt nhất là có Cận Định (chưa có trạng thái Nhất Tâm, hay Nhất Điểm, gom tâm trên một đối tượng trong một thời gian chủ định), lúc này thì có thể chuyển sang tu tập Định An Chỉ (Thiền Định), hoặc Thiền Tuệ (Thiền Minh Sát).

Tu tập Tùy Niệm hay Niệm!

Tương tự, tu tập Niệm Pháp là tùy niệm 6 ân đức Pháp, tu tập Niệm Tăng là tùy niệm 9 ân đức Tăng.
Tu tập Tùy Niệm Giới là tùy niệm lợi ích và phước báu của việc giữ giới: "Các chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được sanh về cõi trời cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giải thoát nhập Niết-bàn cũng nhờ giữ giới!". Tu tập Tùy Niệm Thí là tùy niệm quả phước của việc bố thí. Tu tập Tùy Niệm Thiên là tùy niệm hạnh nguyện, phước báu của Chư Thiên. Tu tập Tùy Niệm Tịch Tịnh (upasamānussati) là tùy niệm quả báu siêu thế của Niết-bàn, nơi an vui tuyệt đối.
Các loại niệm như Niệm Thân (kāyagatāsati), Niệm Hơi Thở (āṇāpānasati), Niệm Sự Chết (maraṇasati) như giải thích rõ ràng trong bài Kinh Tứ Niệm Xứ - SATIPAṬṬHĀNASUTTA. Điều đáng lưu ý là ba loại Niệm này, Chánh Tạng Pāḷi không còn dùng TÙY NIỆM (ANUSSATI) nữa mà dùng NIỆM (SATI)! Bởi vì các đối tượng của ba loại Niệm này là trực tiếp, quen thuộc, dễ tiếp cận và rõ ràng đối với tất cả thiền sinh; Tùy Niệm có đối tượng thuộc quả, là ân đức, là trạng thái, khó tiếp cận và không trực tiếp rõ ràng đối với thiền sinh phổ thông. Cũng nhân lý do này mà về sau các vị Trưởng Lão tiền bối sáng tạo ra cách dùng xâu chuỗi hạt để lần khi Tùy Niệm Phật, như một hình thức để kết hợp giữa đối tượng trực tiếp và gián tiếp (đối tượng rõ ràng và đối tượng do Tưởng tạo ra), mục đích là để NIỆM và TỈNH GIÁC được tốt hơn (Thiết nghĩ là chắc các bậc thượng căn thì không cần dùng đến cách kết hợp này, một số người có vẻ dính mắc và sinh phiền não khi sử dụng các phương tiện hỗ trợ!).

Buddhānussati Meditation.

Buddhanussati is one of the 10 Recollections under the 40 subjects of meditation.  In this meditation one recollects the 9 virtues of the Buddha by repeating the recitation 108 times until one’s mind is calm and then shift to vipassana or mindfulness meditation.

The Benefits of Contemplation on Nine Virtues of the Buddha

A virtuous one who repeatedly contemplates the attributes of the Buddha has exceptional esteem of the Buddha comparable to the Ariyas’s devotion to the Buddha. Repeated recollection of the Buddha so develops his mind that he has a stable mindfulness. The profundity of the Buddha’s attributes on which his mind is trained makes him a person of profound wisdom. The nine attributes in themselves are the fertile field for sowing merit, therefore constant recollection of them is highly meritorious.

Reflection on the Buddha is a mental exercise conducive to delightful joy (piti), one of the seven factors of Enlightenment. The meditator becomes possessed of much delightful joy, first of the feeble kind but, later, of an ecstatic kind.  The mindfulness that dwells on the attributes of the Buddha overcomes fear, therefore the meditator becomes indifferent to fear and dread, great or small. Since this mental exercise has the nature of warding off physical pain, the meditator acquires a kind of tolerance to pain. He also feels that he is together with the Buddha. The body of one whose mind is absorbed in the thoughts of the Buddha is like a shrine containing the Buddha so that it becomes worthy of adoration. His mind is always inclined to Supreme Enlightenment.

The meditator’s mind is constantly reminded of the attributes of the Buddha with the result that any evil thought that might arise is driven away before evil word or deed is committed, being shameful to do it, and being abhorrent to do it in the presence of the Buddha. Contemplation of the Buddha is a basis for gaining Magga Phala. If the meditator does not gain Magga Phala in this existence for want of sufficient past merit he is reborn in the fortunate existences.

These are the benefits of contemplating the Buddha as explained in Visuddhi Magga.                    

…Abstract from ‘The Great Chronicle of Buddhas’./.