Saturday, December 31, 2011

Năm 2011 qua đi, năm 2012 lại về, đôi dòng tư duy.

Trời đất thì rộng mênh mông, chất chứa vạn loài
Con người thì quá nhỏ bé, muốn ôm tất cả…


Năm 2011 chuẩn bị đi vào những thời khắc cuối cùng, ngẫm nghĩ, tôi chỉ lưu tâm hai sự việc lớn nhất đã xảy ra, một cho thiên nhiên và một cho loài người. Thảm họa kép do Động đất và sóng thần xảy ra ở Nhật Bản nổi bật cho hiện tượng thiên nhiên, và Phong trào Mùa Xuân xảy ra ở Bắc Phi – Trung Đông tiêu biểu cho hoạt động của xã hội loài người. Kết quả của chúng thì mọi người có quan tâm đều đã ghi nhận rõ. Nguyên nhân của chúng thì các chuyên gia, nhà chính trị, nhà phân tích này nọ đã đưa ra vô số luận điểm, ý kiến chung cũng như ý kiến riêng. Nhưng cách giải thích tận gốc rễ của họ vẫn chưa sáng sủa mấy, nhằm có cái nhìn toàn diện các hiện tượng này.
Thiên nhiên nổi giận, gây phong ba bão táp, long trời lở đất,… cũng do con người mà ra. Vì họ tàn phá môi trường, làm mất cân bằng sinh thái từ trong lòng đất đến tận hư không. Gốc vấn đề đều là do lòng tham, tâm phá hoại, sự tối tăm của con người.
Phong trào Mùa Xuân Bắc Phi – Trung Đông nổ ra làm thay đổi thể chế địa chính trị, xã hội tại các nước này. Nguyên nhân cũng do Tham, Sân, Si của tầng lớp cầm quyền trong xã hội con người, họ độc đoán, tham quyền cố vị, họ kìm hãm đối lập, gây phân hóa giàu nghèo, bất công xã hội, họ quản lý con người và tài nguyên thiên nhiên thiếu khách quan, khoa học và thẩm mỹ. Theo Phật Pháp, chỉ có ba cái gốc là Tham, Sân, Si đã đang và sẽ tạo ra tất cả khổ đau, bất công, rối loạn,… trong toàn thể sự sống của cả vũ trụ này.
Đọc tin tức đó đây, tôi được nghe nói rằng có sự tiên tri là năm 2012 sẽ xảy ra Ngày Tận Thế. Ừ, cứ cho là thế đi, “sức cùng thì lực kiệt” đâu khó hiểu gì! Bản thân thấy mình còn tràn trề sinh lực, thấy sống có ý nghĩa trong từng khoảnh khắc thì lo chi ngày tận thế. Đất mẹ sinh ra thì sự sống chết của mọi sinh linh là tùy ý đất mẹ lấy đi. Thỉnh thoảng trước khi đi vào giấc ngủ tôi có hay niệm sự chết nên dù có đối diện với nó chắc cũng dễ chịu. Hoặc lúc đó cái chết xảy đến nhanh quá, tôi sẽ tái sinh vào thế giới khác tức khắc theo nghiệp thiện của mình thường tạo thì đâu hay biết gì mà phòng ngừa, lo lắng.
Dù tư duy thế nào cũng tạm gác lại, thời khắc chuyển giao năm mới thật sự tuyệt vời. Vì lúc này trời đất sẽ làm mới lại một chu kỳ tuần hoàn đầy sức sống và con người khởi lên niềm hỷ lạc trong sáng cho cuộc đời mình. Tham, sân, si tạm lắng đọng, và hạnh phúc, công bằng được sẻ chia cho tất cả, mọi người, mọi loài, mọi thế giới.


Chúc mừng năm mới!
Chúc mừng tất cả một năm mới thật hạnh phúc và an lạc!

** TP.PA **

Thursday, December 22, 2011

NGƯỜI PHÁP HUYNH TRONG TÔI

Thời gian lặng lẽ trôi, dòng đời cũng thế,...

Đời người đi qua biết bao cuộc gặp gỡ. Con gặp cha mẹ, anh em sinh ra gặp nhau, tình làng nghĩa xóm, tình quê hương đất nước, những mối quan hệ này làm người ai cũng có. Lớn lên, bạn học, bạn thân, bạn chí cốt, bạn đạo, bạn đời,... chi phối tâm trí, vui buồn lẫn lộn, hạnh phúc khổ đau chập chờn, như gió, như mây, đến rồi đi.

Anh và tôi quen biết khi nào không ai hay. Những kỷ niệm đọng lại khó mờ theo năm tháng. Đây không phải là tình huynh đệ thân hữu đúng nghĩa, phải gọi chính xác là "bạn lành" hay "Pháp hữu". Qua những câu chuyện bên chung trà ly nước, những động viên nhắc nhở việc đời việc đạo, niềm vui, sự hỷ lạc căng phồng, chẳng ngượng nghịu hay pha trò gì. Anh có biệt tài là nhận biết được tâm ý của người khác. Vì vậy chúng tôi không bao giờ và cũng không dám nghĩ xấu về nhau. Anh em qua lại nhau thật trong sáng, tròn vẹn như trăng rằm, như hoa mới nở, như nắng ấm ban mai. Đời người hiếm gặp - dù chỉ là một - tình bạn như thế.

Anh tu Pháp, tôi cũng tu Pháp. Pháp như thực, tự nhiên và sáng trong. Sống giữa dòng đời xô bồ, chạy vạy, xoay sở, có lúc phải chen lấn dẫm đạp nhau,...con người lại duy trì được sự chân thật ấy, chẳng khác gì hương sen tinh khiết dễ chịu giữa đầm hồ lầy và tanh. Anh đi con đường của riêng anh, tôi đi con đường của riêng tôi. Chúng tôi đi trên hai con đường khác nhau nhưng cùng hướng chỉ theo lời dạy của Thầy chúng tôi: "Các con hãy tinh tấn hành thiền, dù chỉ còn một mình, duy trì con đường của chư Phật. Con đường ấy hiện nay như đi ngược dòng đời".

Vậy là, anh đóng vai trò người anh cả trong Pháp của tôi, kể từ khi tôi làm lại cuộc đời mình, sống và thực hành Pháp. Anh tu tập Pháp trước tôi cả chục năm, có lúc đồng hành cùng vài ba anh em chung hướng, có lúc độc hành lang thang. Anh nói rằng mình lo tu tập để tự giúp mình và tinh tấn để anh em hiểu ra được giá trị con đường tu tập. Đối với tôi, anh đã sống thuận theo Pháp, đã có những chứng nghiệm tâm linh tuyệt vời và trên tất cả là niềm tin vào Pháp của Đức Phật Gotama một cách bất động. Thỉnh thoảng anh bòn phước chữa lành bệnh hiểm nghèo cho người hữu duyên. Anh mà hạ thủ công phu thì tôi cũng kinh hãi chứ đừng nói bắt chước làm theo. Một mình anh từng đạp xe chở gạo lên rừng, có suối, có nghĩa địa hoang vu, heo hút, dựng chòi cốc, thổi cơm, hái lá vàng làm canh rau cầm cự qua ngày, gần hai năm độc cư thiền định để hóa giải cộng nghiệp dữ trong gia đình. Cho đến gần đây, anh đã rũ bỏ toàn bộ công việc trong công ty của mình, để độc hành làm một công việc không giống ai, cốt để lánh xa những bợn nhơ, lậu hoặc của xã hội thời kinh tế thị trường, nhằm trong sạch hóa con đường tu Pháp của mình, góp sức phụng sự Chánh Pháp được tốt hơn. Tôi phục anh sát đất, và cảm lo vì không còn nhiều hàn huyên chuyện trò bên chén trà như xưa nữa.

Nguyện cầu cho anh được nhiều sức khỏe, vững bước thực hành Ba-la-mật của mình, góp phần duy trì Chánh Pháp của Đức Phật Gotama tròn đủ năm ngàn năm, như có lần anh đã tâm sự với tôi.

Huế, tháng 12/2011,
Dhammiko.
Thuận Pháp - Phan Anh.

Thursday, December 15, 2011

Nói, nghĩ và làm như thực được lợi ích lớn!

Nếu bạn không có thiền sư hướng dẫn thích hợp, thì dùng Pháp như thực để thực hành. Nói, nghĩ và làm như thực sẽ có an lạc và hạnh phúc bền lâu.

If you have no satisfactory teacher, then take this sure Dhamma and practise it. For the Dhamma is sure, and when right undertaken it will be welfare and happiness for a long time.

Selection from sacred literature of Buddhism.
Compiled by Ven.S.Dhammika
Source: Buddhanet.net

Thursday, September 29, 2011

Pali Canon Online

Pali Canon Online
Sri Lanka Tripitaka Project

PALI CANON IN UNICODE
As of May 2005 a new Unicode version of the files is available for download. This version of the Pali Canon is avaiable as an archive of HTML documents. In order to correctly display the accented characters make sure your browser's default encoding is set to Unicode (UTF-8). We are grateful to Nobumi Iyanaga for doing the conversion and to Dan Lusthaus for facilitating its availability. 

SLTP - Sri Lanka Tripitaka Project
Ven. D. Vimalananda
(Project Leader)
Ven. Prof. Dhammavihari
(Senior Advisor)
L.S.Cousins Editorial Coordinator
(International)
Ven. R. Subhuti
Editorial Coordinator (Sri Lanka)
Editorial Staff
Ven. T. Ananda
Ven. T.Dhammavansa
Ven. H. Sumanasiri
Ven. K.Dhammaloka
Ven. D. Bodhisiha
Ven. M. Anuruddha
Ven. K. Vidhura
Ven. T.Candakitti
Burmese Variant Readings
Ven U Jotika.
Ven U Indobhasa
Associate editors
Mr. C. Witanachchi
Head of the Department of Pali and Buddhist Studies, University of Peradeniya.
Dr. P. D.Premasiri
Professor of Pali and Buddhist Studies, University of Peradeniya
Postal Address
380 / 9 Sarana Road, Colombo 07, Sri Lanka.
Email: sltp@sri.lanka.net
Telephone + 94 1 68 9388
Proofreading:
The rigorous task of proofreading the raw input of the Buddha Jayanti Tripitaka series text
Commentaries:
A further project to input the text of the commentaries (from the Simon Hewavitarne Bequest edition), consisting of approximately fifty volumes.
International Buddhist Research & Information Center (IBRIC).
380/9 Sarana Road, Colombo 00700, Sri Lanka.
Telephone - +94 1 68 9388 Fax - 94 1 67 4428 email - ibric@sri.lanka.net
WWW URL - http://www.buddhistethics.org/ibric.html