Saturday, December 28, 2013

Hỏi Đáp về giới "Không lấy của không cho"

Kuki Tuki: Thưa các anh chị, cô chú!
Mình muốn bàn về giới thứ hai của người cư sĩ: "Không lấy của không cho"
Vấn đề ở đây mình muốn đề cập là, cái của không cho đó có giới hạn ở vật chất (sờ được, nắm được) không?

Ví dụ: mình đi làm, thay vì ngồi làm việc thì mình lại vào web coi phim, nghe nhạc. Như vậy có phải là mình đã phạm giới thứ 2 không?

Lại nữa, ví dụ mình gọi điện cho một người, người ta không muốn nghe, nhưng mình vẫn nói thao thao bất tuyệt, làm người kia khó chịu. Có phải ở đây mình đã phạm giới thứ 2 không (lấy thời gian của người khác)?

Hoặc việc xài phần mềm không có bản quyền, hay down phim, down nhạc trên mạng, v.v... Như vậy có phạm giới trộm cắp không?

Và còn nhiều vấn đề khác nữa. Xin mọi người cùng cho ý kiến ạ! ^^
November 26, 2013 at 11:14pm near Ho Chi Minh City · Edited

Lặng Yên: nhưng mà quan trọng là có tác ý ko :)
November 27 at 12:07am via mobile · Like

Trưa Nắng: Bạn cẩn thận thật. Lấy thời gian của người khác cũng tính vào phạm giới thì ngày nào mình cũng ko yên vì phải sám hối không hết tội mất.

Mình có đọc bài viết về chi của giới nói về vấn đề này. Ko biết bạn đọc bài này chưa:

* "Giới trộm cắp" có 5 chi:

1- Vật bị lấy là vật có chủ bảo quản (paraparig-gahitaṃ).
2- Kẻ lấy biết rõ là vật có chủ (paraparigga-hitasaññī)
3- Có tâm trộm cắp (theyyacittaṃ)
4- Cố sức lấy trộm (upakkamo)
5- Vật đã bị đem đi khỏi chỗ do sự trộm ấy (tena haranaṃ)

Hội đủ 5 chi này mới gọi là phạm giới trộm cắp."

http://www.budsas.org/uni/u-cusi/csgp03.htm

Cu si gioi phap - Ty khuu Giac Gioi
www.budsas.org
November 27 at 12:24am · Edited · Like · 1 · Remove Preview

Trưa Nắng: Ở đây có chú giải rõ hơn: http://www.budsas.org/uni/u-chanhminh/ctk02.htm

Mình cũng có một thắc mắc: tên giới là "không lấy của không cho" hay "không trộm cắp thì cái nào đúng hơn (đối với cư sĩ)?
November 27 at 12:23am · Like

Nguyên Phong: Có 5 chi pháp rành mạch, cứ làm gì mà hội đủ 5 chi pháp ấy là phạm giới trộm cắp vậy thôi!
November 27 at 7:26am · Like · 1

Nguyên Phong: adinna (không cho) + ādāna (lấy lên, bám níu lấy) = adinn ādāna = lấy của không cho = trộm cắp
November 27 at 7:35am · Like

Kuki Tuki: Vậy trong giờ làm việc mà làm việc khác, chat chit, nghe nhạc, xem phim có phải phạm giới trộm cắp không? Cái bị trộm ở đây là thời gian làm việc. Mình thấy ở đây hội đủ 4 chi phần. Còn chi phần thứ 5: Vật đã bị đem đi khỏi chỗ do sự trộm ấy thì không rõ lắm.
November 27 at 9:11am · Like

Binh Anson: Anh Kuki: Hỏi tức là trả lời!
November 27 at 9:25am · Like · 1

Kuki Tuki: Binh Anson, dạ con không hiểu lắm ạ?
Vả lại thêm trường hợp nữa là khi ở đại học, có một số môn mình không vững, mình đi học ké lớp khác. Mình không đóng tiền học lớp đó, nhưng lại đi học ké. Vậy như vậy có phải cũng phạm giới trộm cắp không ạ? @.@
November 27 at 10:30am · Like

Nguyễn Anh Tú: Hi hi...
Đó là học "dự thính" chớ không có phải phạm tội gì hết...
November 27 at 10:59am · Like · 1

Nguyễn Anh Tú: Cái bị đem đi ở ví dụ 1 là tiền lương cuối tháng, ví dụ 2 cái bị đem đi chính là thời gian, ví dụ 3: cái bị đem đi chính là trí óc của nhà sản xuất, hay nói đúng hơn là tiền bản quyền,... 
Ở vd3 thì gần như VN và 1 số nước nghèo khác rất là hay phạm phải mà nhiều người không biết, hoặc bất khả kháng... 
Nhạc cũng có nhiều loại...
Ví dụ tui rất là thích nghe nhạc Vàng, tui tải xuống, nhưng người ta không bắt phí, và có ghi là "tải miễn phí", vậy thì tui chưa chắc đã trộm cắp...
Tui nghĩ là những ca sĩ ở hải ngoại cũng muốn người dân ở trong nước nghe nhạc của họ, đương nhiên cũng phải có 1 chút gì trả lại họ, mà theo tui, thì lòng hâm mộ ở đây lớn hơn giá trị vật chất...
Nhưng vật chất cũng rất là quan trọng mà, phải không!?
VD đĩa Paris by night thâu hình ở Mỹ, liệu nó có về được tới VN không!?
Và về tới hẳn nó sẽ không đáp ứng được nhiều người do giá quá cao và do bị nhà nước cấm phát hành chớ... 
Nhưng ở đây, cuối cùng kết lại, tui vẫn nghĩ là mình đã trộm cắp...
November 27 at 11:07am · Like · 4

Thuận Pháp Dhammiko: Trong giờ làm việc mà làm việc riêng như coi phim, nghe nhạc thì phạm vào điều giới thứ 2 là "lấy của không cho" rồi! Vì công việc thì sở làm và chính phủ đã quy định bảo đảm giờ công, chất lượng hoàn thành và không làm việc riêng nếu chưa được phép để được nhận 1 khoản lương. Nên nếu làm việc riêng, xài chùa trong công việc thì phạm vào việc ăn gian giờ làm việc, lấy của công,...

Xài phần mềm có bản quyền mà không mua bản quyền, hạ tải các phần mềm có bản quyền nhưng bị bẻ khóa để xài,... cũng phạm vào điều giới thứ 2 luôn!

Giới có 2 loại là "Nguyện giữ Giới" và "Hành điều Giới". Giới nguyện thì dễ, nhưng Giới để hành thì TP thấy rất dễ phạm phải trong cuộc sống ngày hôm nay, người ta phạm lung tung. Nếu ai có hành giới thì suốt ngày nhìn mọi người phạm giới cũng thấy vui, sẽ biết được người này tương lai tái sanh xuống 4 đường ác đạo, kẻ kia sẽ tái sanh làm trời người; vì Đức Phật nói: Chỉ người giữ ngũ giới trong sạch mới hưởng được cảnh trời người an vui trong tương lai! Điều này cũng hợp với dự báo là Con người càng về sau này càng khó đắc Thánh Quả trong Phật Giáo, trựu trung cũng do cuộc sống vật chất chi phối làm chúng ta khó hành Giới, khó hành Định và khó hành Tuệ.
November 27 at 11:25am · Edited · Like · 3

Hoa Nguyen: Đạo Phật có pháp Sám hối rất hay, nếu thành tâm nhận biết lỗi, và hứa chừa, không tái phạm, là coi như sạch lỗi (không nặng). Có điều thành tâm thì cũng dễ, nhưng rất khó chừa.
November 27 at 11:59am · Like · 1

Thuận Pháp Dhammiko: Pháp Sám hối là để hối cải, hứa chừa thôi, để không vi phạm lần tiếp theo. Còn không có cái tội lỗi gì, dù nhỏ như vi trần mà sám hối để trở nên sạch lỗi cả, nếu không thì luật Nhân Quả của đạo Phật không có giá trị. Một tác ý tội lỗi gì đã tạo nên là coi như xong, lập tức đã tạo thành nghiệp và chờ lúc hợp thời là trổ quả tương ứng thôi, vì Đức Phật nói rằng "Tác ý chính là Nghiệp".

Vì có tư tưởng như chú Hoa Nguyên nên Phật giáo Bắc tông coi Nghiệp ác đã tạo rất nhẹ nhàng, chỉ sám hối cái là xong, nhưng khi quả của nghiệp đó tới bất thình lình thì buông xuôi, kêu Trời khấn Phật cũng vô nghĩa! Có ai mà cản nỗi quả của Nghiệp mà mình đã tạo!
November 27 at 12:30pm · Edited · Like

Hoa Nguyen: Thiền tông cho tội do tâm tạo, nên cũng do tâm mà diệt. Có hai cách nhìn về pháp sám hối.
November 27 at 12:29pm · Like

Hoa Nguyen: Cũng có câu: Kẻ đồ tể buông dao thì cũng thành Phật.
November 27 at 12:31pm · Like

Hoa Nguyen: Hậu quả của tội là làm tâm mất an vui, nên kẻ phạm tội trở thành buồn rầu, sợ hãi, ray rứt, hối tiếc, có khi cả đời, và đó là sự hành hạ, trừng phạt cho việc phạm lỗi, có khi là hình phạt lớn nhất. Theo một cách nhìn của Phật giáo (Bắc tông) thì kẻ đó đang phải chịu nghiệp báo (trong đau khổ đó). Nhưng nếu chân thành sám hối, để được tâm an hơn, không còn đau khổ vì mặc cảm tội lỗi, thì đó coi như sạch tội (đối với ai chấp nhận ý tưởng: tội do tâm diệt).
November 27 at 12:40pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Tâm tạo tội và tâm hối tội là 2 loại khác nhau, cách biệt nhau và cho ra 2 loại quả khác nhau. Ngài Angulimala trước đó là kẻ đồ tể, nhưng để đến lúc đắc quả Thánh là cả 1 tiến trình rất dài, đã dày công ba-la-mật trong tiền kiếp, cơ duyên đã chín muồi, được Phật lực của Đức Phật tế độ như người đỡ tay hái quả đã chín muồi. Còn chúng ta thì sao, ngày nay rất rất nhiều người đã buông đao, sao không thấy ai thành Phật cả???

Người Phật tử, là con Phật, trước hết phải tin lời Phật dạy đã. Các loại tổ thiền tông là cái gì mà tin trên cả lời Phật. Ngày xưa vì thời các vị tổ kinh sách của Phật rất hiếm, vớ được 1 vài bài kinh là mừng hú vía, sau đó tụng đi tụng lại gọi là đắc đạo, sau đó nữa là trước tác vô số tác phẩm rồi quy cho đó là kinh Phật. Thời nay con cháu của chúng ta cũng có cơ duyên lành hơn, được tạo dựng và kế thừa lại gần như đầy đủ Tam Tạng của Đức Phật nhờ công nghệ, Internet và thế giới phẳng, không phải cất công đi bộ thỉnh kinh như xưa; chỉ có cái không may là những ngài tinh thông ngôn ngữ Tam Tạng là không nhiều, nên chúng ta chỉ đọc lại các bản dịch bằng các loại sinh ngữ, nhưng nội dung thì sai lệch cũng không lớn lắm!
November 27 at 12:54pm · Edited · Like

Hoa Nguyen: Tranh luận mãi thì cũng chia ra thành Đại thừa và Tiểu thừa.
November 27 at 12:50pm · Like · 1

Thuận Pháp Dhammiko: TP dành chút ngoài giờ làm việc để chia sẻ chút Phật Pháp, coi như kiếm phước bố thí Pháp. Dĩ nhiên không mất công phân biệt tông phái, vì nó không thuộc về Pháp
November 27 at 12:55pm · Like

Huynh Thy: Thưa cô chú trước nha cưng!
_/\_
November 27 at 1:05pm via mobile · Like

Hoa Nguyen: Nói thêm để làm sáng tỏ một chút. Đối với Bắc tông, tội và nghiệp khác nhau. Cắt cổ một con gà là phạm tội sát sinh theo Phật giáo, nhưng làm thịt gà cúng dường chư Tăng, hay bố thí cho nhiều người đang đói thì được phước. Vậy người căt cổ gà đó sẽ bị nghiệp có giống như kẻ sát sinh chỉ vì miếng ăn cho mình, hay để bán thịt sinh lợi không. Bắc tông cho là khác nhau, và Phật giáo dù thuộc tông phái nào cũng cho hai trường hợp sát sinh đó dẫn đến hai nghiệp khác nhau. Nói dối cũng vậy, đều có ý thức rõ là mình nói dối, mình có tác ý, chủ tâm nói dối, nhưng phải nói dối để cứu người khác với nói dối để hại người lợi mình. Vẫn là tội nói dối (không chánh ngữ), nhưng đưa tới nghiệp quả không giống nhau.
Hiện tại tôi không muốn viết dài hơn, chỉ như trên để thấy tội và nghiệp (xấu) khác nhau.
November 27 at 1:52pm · Like · 1

Hoa Nguyen: Theo quan điểm Phật giáo phát triển về sau (như tôi hiểu), thì tội chỉ là lầm lỗi của con người, trong nhất thời vì xảy ra ở một thời điểm, hoàn cảnh nào đó, do tâm còn bị che lấp trong vô minh (chính yếu là do tham, sân ,si). Nếu không nhận biết sự sai lầm đó thì vì tâm vẫn trong vô minh, và con người vẫn trong tội lỗi. Nhưng nếu nhận thấy rõ hành động đã làm là sai lầm thì tâm ngay lúc đó thoát ra khỏi vô minh, và không còn sống trong tội lỗi nữa. Tất nhiên, hành động nào cũng tạo ra nghiệp riêng, và nghiệp tác động theo luật nghiệp quả riêng mà con người thường không biết rõ. Ngày nào đó khi nghiệp chín mùi thành quả báo thế nào thì là chuyện khác. Theo Kinh, Phật cũng chịu quả báo cũ nên bị thương ở ngón chân, ngài Mục Kiền Liên chịu quả báo nặng hơn nên bị ngoại đạo giết chết, nhưng từ rất lâu trước khi gánh chịu (hay trả) quả báo cũ, ngay từ khi thành A la hán, Phật và Mục Kiền Liên đã sạch hết tội lỗi do đã sạch hết vô minh, và tâm luôn trú trong thanh tịnh, an lạc.
Về thế nào là tội, thường người ta cho là do phạm giới luật Phật giáo (còn nếu phạm giới do đạo khác đặt ra, như có hai vợ, thì không tội gì?). Thật ra có thể nói phạm tội khi có hành động làm hại mình, hại người, và cái hại này không phải chỉ xét hậu quả trước mắt mà còn về lâu dài, có khi mãi rất lâu sau đó. Phạm luật giao thông do công an đặt ra cũng là phạm tội (vì có thể gây tai nạn cho mình, hay cho người), và cũng lãnh hậu quả bằng giấy phạt. Thế nhưng, quá chấp thủ với giới luật để không dám hành động thích hợp với hoàn cảnh mới, thì cũng là phạm tội khác: Giới Cấm thủ (hiểu theo Bắc tông là quá chấp giới). Zen của Nhật có một câu chuyện mà người các tông phái khác, ngay ở nền văn hóa khác cũng biết vì rất thú vị. Hai nhà sư (Thiền tông) khi đến một dòng suối, thấy một cô gái mặc áo kimono lụa rất đẹp đang ngại ngùng không dám lội qua vì nước chảy siết. Một nhà sư đến bồng cô gái lên, lội qua suối, đặt cô xuống, và tiếp tục cuộc hành trình. Nhà sư thấy tâm mình vẫn bình thường hay thanh thản như trước, như không có gì xảy ra, khi ôm một cô gái trẻ trong tay, nhưng nhà sư kia thì thấy đó là phạm giới, hay là tội lỗi, và tâm cứ áy náy mãi cho bạn đồng tu. Nhiều người đều biết phần sau của câu chuyện, nhưng nhìn theo một góc thì có thể nói tội lỗi do tâm sinh, và nếu tâm không sinh ra tội thì không có tội, và khi tâm thấy sạch tội thì hết tội.
November 28 at 4:41am · Edited · Like · 1

Nguyễn Anh Tú: Hi hi...
Con cũng nhớ có 1 "mô-típ" như vầy ở trong Kinh, xem ra cũng khá hợp với lời bác Hòa nói:

- Bạch Thế Tôn, chúng con đã phạm tội, ngu đần như vậy, si mê như vậy, bất thiện như vậy; vì rằng chúng con đã xuất gia trong Pháp và Luật khéo nói như vậy, chúng con lại nói với nhau: "Hãy đến, này Tỷ-kheo, ai sẽ là người nói nhiều hơn? Ai sẽ là người nói tốt đẹp hơn? Ai sẽ là người nói dài hơn?” Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận tội lỗi ấy của chúng con là tội lỗi, để chúng con ngăn ngừa trong tương lai.
- Thật sự, này các Tỷ-kheo, các ông đã phạm tội, ngu đần như vậy, si mê như vậy, bất thiện như vậy! Vì rằng các ông đã xuất gia trong Pháp và Luật khéo nói này, các ông đã nói với nhau: "Hãy đến, này Tỷ-kheo, ai sẽ là người nói nhiều hơn? Ai sẽ là người nói tốt đẹp hơn? Ai sẽ là người nói dài hơn?” Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, các ông đã thấy tội lỗi là tội lỗi, như pháp sám hối, Ta chấp nhận tội lỗi ấy cho các ông.
Này các Tỷ-kheo, như vậy luật của bậc Thánh được tăng trưởng, khi nào có người sau khi thấy tội lỗi là tội lỗi, như pháp sám hối để ngăn ngừa trong tương lai.

Ở đây, mô-típ là:

- Bạch Thế Tôn, chúng con đã phạm tội, ngu đần như vậy, si mê như vậy, bất thiện như vậy; <đưa ra lý do phạm tội>; Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận tội lỗi ấy của chúng con là tội lỗi, để chúng con ngăn ngừa trong tương lai.
- Thật sự, này các Tỷ-kheo, các ông đã phạm tội, ngu đần như vậy, si mê như vậy, bất thiện như vậy! Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, các ông đã thấy tội lỗi là tội lỗi, như pháp sám hối, Ta chấp nhận tội lỗi ấy cho các ông.
November 28 at 3:33am · Like · 2

Hoa Nguyen: "Này các Tỷ-kheo, như vậy luật của bậc Thánh được tăng trưởng, khi nào có người sau khi thấy tội lỗi là tội lỗi, như pháp sám hối để ngăn ngừa trong tương lai."
Thật là lời vàng, đã có từ rất xưa!
November 28 at 3:42am · Like · 1

Tren Dinh Phu Van: Chủ đề rất hay và sâu sắc, TDPV xin phép tham gia thảo luận!
Kính hỏi Thuận Pháp Dhammiko! "Còn không có cái tội lỗi gì, dù nhỏ như vi trần mà sám hối để trở nên sạch lỗi cả, nếu không thì luật Nhân Quả của đạo Phật không có giá trị. Một tác ý tội lỗi gì đã tạo nên là coi như xong, lập tức đã tạo thành nghiệp và chờ lúc hợp thời là trổ quả tương ứng thôi, vì Đức Phật nói rằng "Tác ý chính là Nghiệp".
Đây là quan điểm của riêng bạn hay là của các luận thư Abhidhamma?
December 19 at 5:16pm · Like

Nguyễn Thị Thu Hà: Có thể hiểu giới "không lấy của không cho" không nhất thiết phải là tài sản "hữu hình", mà tài sản "vô hình" cũng được tính mà bạn Tren Dinh Phu Van.
December 19 at 6:08pm · Edited · Like

Nguyễn Thị Thu Hà: Khi tính đến khấu trừ tài sản!
Ngoài việc khấu trừ do hao mòn hữu hình, người kế toán còn tính đến hao mòn do vô hình nữa.
Điều này không biết bạn Tren Dinh Phu Van có biết không ạ?
December 19 at 6:07pm · Like

Nguyễn Thị Thu Hà: Thế nên việc "ăn cắp thời gian" cũng có thể tính là LẤY CỦA KHÔNG CHO rồi vậy.
Một số người bình cho câu hỏi này không theo Vi Diệu Pháp. Họ luận theo tư duy logic chứ không phải do ảnh hưởng bởi VDP, bạn nhé !
December 19 at 6:13pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Điều này tôi nghĩ đã rõ ràng! Cái tôi muốn nói là đề tài về nghiệp và quả của nghiệp!
December 19 at 6:28pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Theo như bạn Thuận Pháp Dhammiko, thì đã tạo nhân ắt nhất định thành nghiệp, không có cách gì thay đổi cho quả đừng xảy ra được. Tôi thấy điều này trái với lý nhân quả của Phật dạy, nên tôi có thắc mắc là bạn ấy có căn cứ vào kinh Phật hay vào Abhidhamma không, hay chỉ là quan điểm riêng của bạn ấy?
December 19 at 6:46pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Tren Dinh Phu Van, ở các bình luận trên bạn thấy TP có dùng Abhidhamma gì đâu? Theo bạn hiểu về luật Nhân Quả trong đạo Phật là như thế nào???
December 19 at 7:15pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Ok! Như lời bạn Thuận Pháp Dhammiko thì đây là quan điểm riêng của bạn đúng ko?
Vậy chúng ta sẽ thảo luận với tư cách cá nhân nhé?
December 19 at 7:18pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Không! TP giải thích theo lý Nhân Quả, và đó là lời dạy của Đức Phật, không phải quan điểm cá nhân!
December 19 at 7:18pm · Like

Kuki Tuki: Gieo một cái hạt giống, có thể nó nảy mầm, cũng có thể nó không nảy nầm. Còn tùy vào nhiều điều kiện khác nữa, chứ không phải chỉ bởi bản thân hạt giống không. Nếu chúng ta phải gặt tất cả các quả ác mà chúng ta đã gieo thì không thể nào có sự giác ngộ được.
December 19 at 7:19pm · Like · 3

Tren Dinh Phu Van: Tán thán Kuki Tuki! Bạn hiểu đúng về luật nhân quả! Sadhu!
December 19 at 7:23pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Luật nhân quả là khác với thuyết định mệnh của ngoại đạo, cũng khác với thuyết tất định của các triết gia...
Khác ở chỗ có thể chuyển nghiệp được!
December 19 at 7:24pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Thật ra khi 1 người đạt được giác ngộ thì họ đã gieo 1 cái nhân quá lớn, và nhân này tạo năng lực lấn át các quả của các nhân ác trong quá khứ. Trong Kinh kể có rất nhiều trường hợp các bậc A-ra-hán phải trả quả bất thiện rất khốc liệt trước khi bát Niết-bàn. Nhưng các nỗi khổ thân này không ảnh hưởng nhiều đến tâm của các ngài!
December 19 at 7:26pm · Like · 1

Thuận Pháp Dhammiko: Bạn TDPV nói vậy thì không hiểu gì về luật Nhân Quả cả!
December 19 at 7:29pm · Like

Tren Dinh Phu Van: "Lấn át" là nghĩa thế nào? Bạn cho rằng giống như 1 cục đá đè cỏ? Hay như 1 người lực sĩ đè xuống 1 người ốm yếu?
December 19 at 7:31pm · Edited · Like

Nguyễn Thị Thu Hà: Không biết bạn Tren Dinh Phu Van không hiểu hay cố tình không hiểu câu "lấn át"?
December 19 at 7:33pm · Edited · Like

Nguyễn Thị Thu Hà: Và nhân này tạo năng lực lấn át các quả của các nhân ác trong quá khứ!
December 19 at 7:34pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: "Lấn át" là kiểu như khi 1 người đậu bằng bác sỹ rồi thì gần như tất cả các môn học đều đạt, chỉ có rất ít môn không đạt (giới hạn cho phép). Và cái bằng bác sỹ đó lấn át các môn không đạt đó, họ có thể đi hành nghề chữa bệnh do các môn đạt quyết định.
December 19 at 7:37pm · Like · 1

Nguyễn Thị Thu Hà: Khi ánh sáng xuất hiện thì màn đêm tự biến mất!
Theo TH là vậy đó anh Thuận Pháp Dhammiko ạ !
December 19 at 7:41pm · Unlike · 1

Tren Dinh Phu Van: VD để giải thích của bạn Thuận Pháp Dhammiko vẫn ko rõ ràng, chỉ làm sai lệch vấn đề thêm! Bạn có thể đưa ra VD khác phản ánh trung thực vấn đề hơn không?
December 19 at 7:43pm · Like

Nguyễn Thị Thu Hà: Ánh sáng không hề "lấn át" màn đêm.
Mà là màn đêm tự nhiên phải biến mất khi ánh sáng xuất hiện!
December 19 at 7:43pm · Like

Huynh Thy: Bạn TDPV không hẳn là không hiểu gì về Nhân Qủa, nhưng có vẻ chưa rốt ráo lắm thì phải. Mô Phật!
December 19 at 7:52pm via mobile · Like

Tren Dinh Phu Van: Uhm! Hoan nghênh các bạn tham gia thảo luận vấn đề quan trọng và căn bản này của Chánh Pháp.
Theo bạn thì vấn đề nhân và nghiệp quả này như thế nào? Huynh Thy?
December 19 at 7:54pm · Like

Huynh Thy: Nhân là HT đã tham gia cmt trên và Quả là nhận được tag trong cmt của bạn TDPV!!!
December 19 at 7:57pm via mobile · Like

Tren Dinh Phu Van: Tựu trung, quan điểm của bạn Thuận Pháp Dhammiko là, nhân đã tạo thì không thể mất kể cả khi đắc Niết-bàn, chỉ đợi thời cho quả. Và bên cạnh đó, nếu ta tạo được 1 nghiệp nhân nào mạnh, thì (nhân hoặc quả của nhân mạnh này) sẽ lấn át các nhân khác, khiến các nhân đó không cho quả! Đúng ko ạ?
December 19 at 8:05pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Vì ở cmt trên, Tren Dinh Phu Van có nhắc đến từ "CHUYỂN NGHIỆP". Rất nhiều người hiểu sai về từ này, dạng như: "Lễ Phật một lễ tội diệt hà sa!": Cứ làm việc ác vô tư đi, tối về lạy Phật một nhát, hết tội, khỏe, ngày mai đi làm việc ác tiếp,...!!! Không biết từ CHUYỂN NGHIỆP có tồn tại trong Tam Tạng không?
December 19 at 8:06pm · Edited · Like

Tren Dinh Phu Van: Ok! bạn Thuận Pháp Dhammiko lý luận rất tốt! Vậy tôi đưa ra 1 VD, để ta cùng khảo sát nhé!
VD: Tôi lỡ tạo nghiệp phỉ báng 1 bậc Arahant, lẽ xứng đáng đọa vào địa ngục, nhưng tôi sau đó liền hối lỗi, tinh tấn tu tập dưới sự hướng dẫn của 1 bậc Thiền sư đắc Đạo, và nhờ vậy tôi đắc được quả Dự Lưu. Vậy có được gọi là đã chuyển nghiệp rồi không?
December 19 at 8:11pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Ý bạn là, đã chuyển được nghiệp gì?
December 19 at 8:13pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Nghiệp phỉ báng bậc Thánh Arahant, (nghiệp quả là nhất định đọa địa ngục) nhưng nhờ sám hối, tinh tấn tu tập, vậy thì có phải quả báo địa ngục đã được chuyển hóa không? Tâm phỉ báng đó đã được chuyển hóa không?
December 19 at 8:16pm · Edited · Like

Huynh Thy: Vụ lấn át mà TP nói trên có thể được hiểu như chuyển nghiệp được không TDPV?
December 19 at 8:16pm via mobile · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Nếu bạn phỉ báng bậc Arahant mà không sám hối thì có thể bị quả báo địa ngục. Nhưng liền sau đó, có thể khi đang còn tuổi thọ, bạn đã sám hối, thì nghiệp sám hối này là đại thiện, có thể vớt vát được nghiệp phỉ báng kia, vị Arahant đã xác nhận. (Nên nhớ các bậc giải thoát họ có 1 lực vô hình rất lớn, có thể là năng lực tâm từ của họ đã nâng đỡ bạn, trong Kinh nói Phật lực có thể nâng đỡ 1 người đủ duyên chứng ngộ được dễ dàng!). Còn trong quá trình tu tập để đắc quả Dự Lưu là cả 1 chuỗi dài bạn đã tạo vô số nghiệp lành khác rồi. Ở đây không có sự chuyển nghiệp nào cả!
December 19 at 8:21pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Vậy vớt vát không có nghĩa là chuyển hóa? Không chuyển hóa có nghĩa là không thay đổi gì cả, nhân không thay đổi mà quả cũng không thay đổi? Có chắc ko vậy bạn?
December 19 at 8:26pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Đúng rồi, không có chuyển nghiệp gì cả, là 2 loại nghiệp khác nhau rõ ràng. (Chỉ thay đổi khi đã trả quả rồi! Hoặc có 1 số quả thiện, bất thiện không trổ sau nữa sau khi vị Thánh bát Niết-bàn!) Sau khi đắc quả Dự Lưu, đây là 1 loại Quả siêu thế, là quả bất động, loại quả này nó lớn như núi Tu Di, trong khi quả phỉ báng kia là 1 ngọn đồi nhỏ, nên núi Tu Di lấn át ngọn đồi là lẽ dĩ nhiên thôi!
December 19 at 8:29pm · Like

Tren Dinh Phu Van: VD: tôi trồng 1 hạt bắp, luật Nhân quả sẽ cho 1 trái bắp, nhất định không có sự thay đổi hay chuyển hóa nào!
Nhưng cũng là luật nhân quả, có 1 duyên xảy đến khiến quả không phải là 1 quả bắp mà là 1 quả dưa chuột, vì tôi mời 1 nhà sinh học đến, ghép nhân tế bào của dưa chuột vào, đồng thời phá hủy nhụy và nhị của cây bắp đi, vậy thì khi cây bắp ra quả dưa chuột, bạn Thuận Pháp Dhammiko vẫn cho rằng không có gì chuyển hóa, không có gì thay đổi? Bạn vẫn cho rằng quả dưa chuột chính là quả bắp?
December 19 at 8:45pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Luật Nhân quả khác với luật Di truyền. Luật Nhân quả đ/v phần Danh cũng (có thể) khác với phần Sắc! Đức Phật chỉ đề cao luật Nhân quả áp dụng cho phần tâm thôi, như Ngài thường nhắc đi nhắc lại: Thân đau khổ nhưng đừng làm cho Tâm đau khổ!
December 19 at 8:39pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Luật di truyền không phải là luật nhân quả, nghĩa là sự di truyền của sinh vật không theo luật nhân quả?
Luật Nhân quả đ/v phần Danh cũng khác với phần Sắc, vậy là có đến 2 loại luật nhân quả? Bạn chắc chứ?
December 19 at 8:43pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Chắc chứ, học Phật phải phân biệt luật Nhân quả với các loại luật khác chứ! Phải tin luật Nhân quả mới thấy đức Phật nói đúng sai chứ! Thế gian này mà ai cũng tin luật Nhân quả thì xã hội thật tốt đẹp!

Một đứa con do cha mẹ sinh ra, luật Di truyền thì nói vậy. Nhưng đứa con đó lớn lên, đủ nhân đủ duyên, tu tập tốt thì chứng đắc quả giải thoát giác ngộ; trong khi cha mẹ nó vẫn còn là phàm phu, luật Nhân quả xác nhận vậy, còn luật Di truyền thì bó tay!
December 19 at 8:56pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Hình như có 1 bài Kinh nào đó nói rằng có tất cả 4 loại luật khác nhau trong tự nhiên!
December 19 at 8:55pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Ok! Lý luận rất vững chắc!
Vậy theo những gì bạn nói nãy giờ, TDPV đã hiểu quan điểm của bạn, bạn cho rằng không có gì chuyển hóa với nghiệp nhân hay nghiệp quả. Chỉ có cách tạo ra nghiệp mới khác lấn át nghiệp cũ thôi. Tu tập là làm theo nguyên lý này!
Thuận Pháp Dhammiko, vậy thì hỏi bạn 1 vấn đề đơn giản để chúng ta cùng tiếp tục thảo luận:
Thân kiến, nghi, và giới cấm thủ là 1 nghiệp nhân (vì do nhiều nghiệp quả bất thiện hoặc quả thiện trổ ra từ chúng...), khi ta tạo 1 nghiệp khác là tu tập tuệ minh sát (vipassana), và đắc quả Dự Lưu, nghiệp nhân (Thân kiến, nghi, và giới cấm thủ) này vẫn còn nguyên, vẫn nằm đó chờ đợi thời cho quả?
Bạn có chắc như vậy không?
December 19 at 9:28pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ chỉ là các Thằng Thúc, Dây Trói Buộc, là Lậu Hoặc. Chúng không phải là các loại Nghiệp. Đức Phật nói rằng: Tác Ý mới chính là Nghiệp!

Một câu hỏi nhỏ ban đầu mà dẫn tới các đề tài lớn rồi!
December 19 at 9:04pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Nghĩa là bạn cho rằng thân kiến, nghi và giới cấm thủ là không có tác ý, nó không phải là 1 loại tác ý?
December 19 at 9:06pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Đúng vậy! Nếu bạn có tìm hiểu sơ qua Abhidhamma thì sẽ rõ các khái niệm này. Mà hình như ở trên theo bạn nói là bạn không quan tâm Abhidhamma thì phải! Nếu vậy thì chúng ta bất đồng quan điểm rồi, thật đáng tiếc!
December 19 at 9:09pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Oh! Chuyện tôi quan tâm hay không thiết tưởng không quan trọng, không phải là vấn đề đang bàn luận!
Bạn cho rằng các tâm như nghi, thân kiến và giới cấm thủ không phải là 1 nhân, vậy bạn hiểu thế nào là tác ý? thế nào là thân kiến? thế nào là giới cấm thủ? thế nào là nghi?
December 19 at 9:15pm · Edited · Like

Tren Dinh Phu Van: Thực tình tôi không thể hình dung được có 1 tâm nào lại không phải là nhân, lại có thể nằm ngoài luật nhân quả!
December 19 at 9:14pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Tâm có nhiều loại tâm, có tâm thuộc về nhân, có tâm thuộc về quả. Tâm thì tuân theo luật Nhân Quả. Tâm thì tạo ra nghiệp. Còn tác ý, thân kiến, nghi, giới cấm thủ,.... là các thành phần, râu ria của tâm! (Tóm lại, các đề tài này không thể trong 1 stt nhỏ này mà thông suốt được. Rất hoan hỷ được chia sẻ với bạn!)
December 19 at 9:20pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Hy vọng bạn không lầm! Thuận Pháp Dhammiko! Cầu chúc cho bạn đạt đến chính kiến!
December 19 at 9:23pm · Like

Tren Dinh Phu Van: Huynh Thy, lấn át theo kiểu trội hơn và làm thay đổi nhân và quả của 1 nghiệp khác thì chính là chuyển nghiệp!
Nếu lấn át theo kiểu cái nghiệp mới chỉ trội hơn cái nghiệp cũ, không hề tác động thay đổi gì đến cái nghiệp nhân và nghiệp quả cũ, vậy thì không phải là chuyển nghiệp!
December 19 at 10:28pm · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Tren Dinh Phu Van, trao đổi 1 hồi nhưng cái cmt cuối cùng kế trên của bạn vẫn cứ sai! Bạn không thể chuyển Tà kiến thành Chánh kiến được! (Vì TP vẫn còn tham gia làm admin ở nhóm này, còn chút quan tâm, nên không thể không đính chính các ý kiến tham gia, có thể làm các thành viên trong nhóm hiểu sai, hành sai! Ý kiến của TP là vậy!)
2 hours ago · Like

Tren Dinh Phu Van: Oh! Vậy xin bạn Thuận Pháp Dhammiko cứ tự nhiên, TDPV luôn luôn hoan hỉ với mọi sự thảo luận chân chính về pháp học pháp hành!
Nếu được chỉ ra chỗ sai lầm. TDPV xin thanks trước!
2 hours ago · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Vấn đề ở câu: Lấn át theo kiểu trội hơn và làm thay đổi nhân và quả của 1 nghiệp khác thì chính là chuyển nghiệp!

Trong Kinh đức Phật nói: Quả của Nghiệp bất thiện là không thể nghĩ bàn. Quả của Nghiệp bất thiện là không thể ngăn ngừa!

Nên quan điểm: Thay đổi quả của 1 nghiệp; Chuyển Nghiệp là không phù hợp với lời dạy của Đức Phật, ở đây là Tam Tạng Pāli. Xin bạn tìm các câu nói đó có ở đâu trong Tam Tạng???
2 hours ago · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Xem bài Kinh:
PTS: A, II, 172.

Pāṭibhogasuttaṃ

Catunnaṃ bhikkhave dhammānaṃ natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā koci vā lokasmiṃ katamesaṃ catunnaṃ?

Jarādhammaṃ mā jīriti natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasmiṃ.

Vyādhidhammaṃ mā vyādhīyīti natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasmiṃ.

Maraṇadhammaṃ mā mīyīti natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasmiṃ.

Yāni kho pana tāni pāpakāni kammāni saṃkilesikāni ponobhavikāni sadarāni dukkhavipākāni āyatiṃ jātijarāmaraṇikāni. Tesaṃ vipāko mā nibbattīti natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasmiṃ.

Imesaṃ kho bhikkhave catunnaṃ dhammānaṃ natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasminnī./.
2 hours ago · Like

Tren Dinh Phu Van: Oh! trước hết xin nói rõ với bạn Thuận Pháp Dhammiko rằng, nguyên văn tam tạng Pali tất nhiên ko có từ "chuyển nghiệp", nhưng đây ko phải là điều quan trọng, thay đổi nhân hay quả của 1 nghiệp thì ko khác gì "chuyển nghiệp", bạn có thể dùng bất cứ từ gì bạn thích để khái niệm về sự kiện đó.
2 hours ago · Like

Tren Dinh Phu Van: Tiểu bộ kinh, Thanh văn sử, cuộc đời của tôn giả Angulimala là ví dụ minh chứng rõ nhất!
about an hour ago · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Dù dùng từ ngữ loại gì, dẫn chứng điển tích gì cũng phải phù hợp, logic với Kinh Điển, không thể "ưa", "thích",... rồi muốn phán gì thì phán được!?
2 hours ago · Like

Tren Dinh Phu Van: Ok! Nói hay lắm! Kính hỏi Thuận Pháp Dhammiko! Câu "Quả của Nghiệp bất thiện là không thể nghĩ bàn. Quả của Nghiệp bất thiện là không thể ngăn ngừa!" được trích dẫn từ kinh nào?
2 hours ago · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Câu đó ở bài Kinh Ngăn ngừa, bảo đảm Pāṭibhogasuttaṃ trong Tăng Chi ở cmt trên:
<Yāni kho pana tāni pāpakāni kammāni saṃkilesikāni ponobhavikāni sadarāni dukkhavipākāni āyatiṃ jātijarāmaraṇikāni. Tesaṃ vipāko mā nibbattīti natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasmiṃ.>
Tạm dịch là: Này chư Tỳ-khưu, không ai trên đời có thể ngăn ngừa (có thể dám chắc trước, có thể chia sẻ) quả của nghiệp bất thiện đưa đến tái sanh, già, chết trong tương lai, kể cả sa-môn, bà-la-môn, chư thiên, ma vương, thậm chí cả Đại phạm thiên!
about an hour ago · Like

Tren Dinh Phu Van: Khoan hãy bàn đến độ chính xác và độ tin cậy, cũng như thẩm quyền của bản kinh văn Pali được kí âm Latin trên,
TDPV xin trích dẫn: "Ai dùng các hạnh lành, Làm xóa mờ nghiệp ác, Chói sáng rực đời này, Như trăng thoát mây che." (Pháp Cú 173)

Bạn không thấy đoạn kinh này mâu thuẫn với đoạn kinh văn Pali trên?
44 minutes ago · Like

Tren Dinh Phu Van: ABHIDHAMMATTHASANGAHA
THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN
Tỳ kheo Thích Minh Châu (dịch và giải)

PÀLI VĂN.

- 19) Janakamupatthambhakamupapìlakamupaghàtakam ceti kiccavasena, garukamàsannamàcinnam katattàkammam ceti pàkadànapariyàyena, ditthadhammavedanìyam upapajjavedanìyam aparà-pariyavedanìyam ahosikammam ceti pàkakàlavasena cattàri kammàni nàma.

Tathà akusalam, kàmàvacarakusalam, rùpàvacarakusalam, arùpà-vacarakusalam càti pàkatthànavasena.

VIỆT VĂN.

- 19) Về phương diện công tác, có bốn loại nghiệp: sanh nghiệp, trì nghiệp, chướng nghiệp và đoạn nghiệp.

Về phương diện sức mạnh thứ tự đưa đến hình thành của quả báo, có bốn loại nghiệp: cực trọng nghiệp, cận tử nghiệp, tập quán nghiệp và tích lũy nghiệp.

Về phương diện thời gian đưa đến sự thọ lãnh kết quả của nghiệp, có bốn loại nghiệp: hiện báo nghiệp, sanh báo nghiệp, hậu báo nghiệp và vô hiệu nghiệp.

Về phương diện vị trí quả báo, có bốn loại nghiệp: bất thiện nghiệp, dục giới thiện nghiệp, sắc giới thiện nghiệp và vô sắc giới thiện nghiệp.
41 minutes ago · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Câu dịch PC-173 của HT Minh Châu cũng không rõ ràng lắm, chưa chắc Ngài đã dịch đúng! Nếu nói làm lu mờ, lấn át, vượt qua, ngưng lại,... thì được, sao có loại nghiệp gì mà xóa mờ được???

Còn đoạn văn dịch Abhidhamma về các loại Nghiệp thì không có loại nào gọi là Thay đổi quả của nghiệp, hay Chuyển nghiệp!
23 minutes ago · Edited · Like

Tren Dinh Phu Van: ABHIDHAMMATTHASANGAHA
THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN
Tỳ kheo Thích Minh Châu (dịch và giải)

- Kamma nghĩa là hành động, tạo tác. Nói một cách thiết thực hơn, kamma là những hành động thiện, ác cố ý. Trừ đức Phật và các vị A la hán, hành động cố ý của các loài khác đều gọi là kamma.

Kamma là hành động, vipàka là quả hay phản ứng của nghiệp. Theo Abhidhamma, kamma bao trùm 12 Bất thiện Tâm, 8 Dục giới thiện tâm, 5 Sắc giới thiện tâm, 4 Vô sắc thiện tâm. 8 Siêu thế tâm không gọi là kamma vì những tâm này có tánh cách đoạn trừ căn rễ của kamma, khiến không còn sanh tử. Tại Siêu thế tâm, trí tuệ (pannà) chiếm địa vị ưu thắng. Tại Dục giới tâm, Tư (cetanà) chiếm địa vị ưu thắng. 29 tâm kể trên gọi là kamma, vì chúng chứa khả năng tạo ra quả báo. Có 23 tâm gọi là quả báo dị thục ở Dục giới. 5 tâm là quả báo dị thục ở Sắc giới và 4 tâm là quả dị thục ở Vô sắc giới.

Janakakamma (sanh nghiệp) là nghiệp chi phối sự sanh trưởng trong một đời sau. Sự chết của con người chỉ là sự kết liễu tạm thời của một hiện tượng tạm thời. Chính tâm sát na cuối cùng định đoạt đời sống tương lai của con người.

Theo sớ giải, Janakakamma là nghiệp sanh ra tâm uẩn và sắc uẩn khi mới thọ thai. Tâm đầu tiên là Patisandhi vinnàna (kiết sanh thức) bị chi phối bởi Janakakamma này.

Upatthambhakakamma (trì nghiệp) là nghiệp tiếp theo Janakakamma, duy trì và nâng đỡ nghiệp này cho đến khi mệnh chung. Một thiện trì nghiệp có thể làm con người khỏe mạnh, an lạc, hạnh phúc. Trái lại, một bất thiện nghiệp có thể làm con người bệnh hoạn, đau khổ v.v...

UPAPÌLAKAKAMMA LÀ CHƯỚNG NGHIỆP. NGHIỆP NÀY, TRÁI VỚI NGHIỆP TRƯỚC, LÀM CHO YẾU ỚT, DỪNG LẠI VÀ CHẬM TRỄ SỰ KẾT THÀNH CỦA SANH NGHIỆP. NHƯ MỘT NGƯỜI SANH RA VỚI MỘT THIỆN SANH NGHIỆP CÓ THỂ ĐAU ĐỚN BỊNH HOẠN, DO VẬY KHÔNG CÓ KẾT QUẢ TỐT LÀNH CỦA NGHIỆP THIỆN.

UPAGHÀTAKAKAMMA, ĐOẠN NGHIỆP LÀ NGHIỆP ĐOẠN TRỪ, TIÊU DIỆT NĂNG LỰC CỦA SANH NGHIỆP, NHƯ MỘT MŨI TÊN ĐANG BAY CÓ THỂ BỊ MỘT SỨC MẠNH NÀO KHÁC CẢN LẠI KHIẾN CHO MŨI TÊN RƠI XUỐNG. SỨC MẠNH ẤY LÀ ĐOẠN NGHIỆP. ÐOẠN NGHIỆP NÀY CÓ THỂ THIỆN HAY ÁC.

Một ví dụ điển hình công năng của các nghiệp trên là đời sống của Devadatta. Thiện sanh nghiệp khiến Devadatta sanh trong gia đình vương giả giàu có. Nhờ trì nghiệp Devadatta được sống hạnh phúc an lạc trong một thời gian khá dài. Vì chướng nghiệp, Devadatta bị nhục nhã khi bị tẩn xuất ra khỏi Giáo hội. Vì đoạn nghiệp, Devadatta bị chết một cách đau đớn.
16 minutes ago · Edited · Like

Tren Dinh Phu Van: Chắc bạn Thuận Pháp Dhammiko thừa biết bản luận ABHIDHAMMATTHASANGAHA /THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN của luận sư Anurudha quan trọng thế nào với giới sư tăng theravada , nó có thể thay thế hẳn bộ Thanh Tịnh Đạo và tóm yếu toàn bộ tạng Abhidhamma của Tạng Pali!
10 minutes ago · Like

Tren Dinh Phu Van: Về phần THÍCH NGHĨA trên, HT Thích Minh Châu đã y cứ vào hai bản Abhidhammatthasangaha của Ðại Ðức Narada, người Tích Lan và Ðại Ðức Kashyap, Viện Trưởng Viện Phật Học Nalanda người Ấn.
6 minutes ago · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Bởi vậy, Vấn đề về Nghiệp và Quả của Nghiệp rất rộng, vi tế, khó nghĩ bàn (trừ đức Phật và các bậc thắng trí), chúng ta bàn ở đây sẽ không tới đâu.
Theo TP thì hầu như toàn bộ vấn đề trong Kinh, Luật và Abhidhamma đều logic, ăn khớp với nhau!
4 minutes ago · Like

Thuận Pháp Dhammiko: TP xin dừng đề tài ở đây! TP sẽ tạo 1 File và lưu lại ở nhóm này, nếu cần thì cho cmt ở sau file này!
2 minutes ago · Like

Thuận Pháp tổng hợp lần cuối lúc 9PM, 28/12/2013
Trích từ Nhóm FB: Đàm Luận Phật Pháp.

Bài giảng có tính thời sự của Phật Giáo Việt Nam

Wednesday, December 25, 2013

"Thậm chí những người muốn lên Thiên Đàng cũng không muốn chết để đến đó!"

Hôm nay là Lễ Noel, ngày vui của rất nhiều người. Song mọi người hãy chiêm nghiệm đôi chút câu nói của Steve Jobs:

"Không có ai mà không chết. Thậm chí những người muốn lên Thiên Đàng cũng không muốn chết để đến đó! Và cái chết là định mệnh của tất cả chúng ta. Không ai thoát được. Và điều đó vẫn nên như vậy, bởi vì cái chết dường như là phát kiến tuyệt vời nhất của cuộc sống! Nó là điều thay đổi cuộc sống. Nó xóa sạch cái cũ và tạo ra cái mới."

(Trích từ Một bài phát biểu của Steve Jobs ở lễ Trao bằng tốt nghiệp của trường Đại học Stanford (Mỹ) giữa tháng 6/2005)
**St

Sunday, December 1, 2013

Niệm Phật


1. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
2-10. Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đế nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Pháp... niệm Tăng... niệm Giới... niệm Thí... niệm Thiên... niệm Hơi thở vô, Hơi thở ra... niệm Chết... niệm Thân... niệm An tịnh. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

(Bộ Kinh Tăng Chi, Chương Một Pháp, Phẩm Một Pháp, Kinh Niệm Phật)
HT Minh Châu dịch Việt.   

Chánh Kinh:
PTS: A, I, 30

Ekadhammapāḷi

(Sāvatthinidānaṃ:)
Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: buddhānussati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: dhammānussati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: saṅghānussati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: sīlānussati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: cāgānussati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: devatānussati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: āṇāpānasati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: maraṇasati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: kāyagatāsati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Ekadhammo bhikkhave bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattati. Katamo ekadhammo: upasamānussati. Ayaṃ kho bhikkhave ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṃvattatīti.

Tu tập Niệm Phật:

Tu tập Niệm Phật (trong Chánh Tạng Pāḷi dùng là Tùy Niệm Phật - Buddhānussati) là một trong 10 pháp Tùy Niệm của 40 đề mục tu tập Thiền Định. Tùy Niệm Phật là niệm (hay ghi nhận) 9 ân đức của Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Cách thực hành thông thường là niệm bằng tiếng Pāḷi gồm 108 âm Pāḷi đầy đủ tất cả 9 ân đức Phật là: “Itipi so Bhāgavā Arahaṃ, Itipi so Bhāgavā Sammāsambuddho,…”. Cách khác đơn giản hơn là niệm một trong 9 ân đức trên như niệm ân đức gồm 2 âm Pāḷi là “Buddho”, hay niệm ân đức gồm 3 âm Pāḷi là “Arahaṃ”... Chánh Tạng Pāḷi dùng chữ "Buddhānussati" có nghĩa là "tùy niệm - anussati" đối tượng là ân đức "Buddho" của vị Phật. Ý nghĩa thực hành phải là nương nơi đối tượng là âm thanh của ân đức "Buddho" để trau dồi và phát triển "niệm - sati", hay Chánh Niệm. Cách niệm có thể là phát âm lên thành tiếng, có thể là niệm thầm, có thể là lần chuỗi hột kết hợp với niệm thầm. Mục đích duy nhất của phương pháp tu tập này cốt yếu chỉ để phát triển SAMMĀSATI - CHÁNH NIỆM; mà theo Abhidhamma là khi có SATI - NIỆM thì các tâm ĐẠI THIỆN chắc chắn khởi sinh, sẽ cho quả tốt lành, tạo duyên lành để tu tiến (BHĀVANĀ) lên các tầng thiền bậc cao của Định An Chỉ. (Nên phân biệt với cách giải thích của các trường phái nói rằng "Niệm Phật để sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc", là cái gì sẽ sanh về đó!). Cách thực hành như vậy cũng phải có các yếu tố như Nhiệt Tâm, Chánh Niệm và Tỉnh Giác (thực hành nhuần nhuyễn, thiện xảo để có Tỉnh giác sẽ mới thấy rõ!). Ban đầu người thực hành duy trì liên tục sự tùy niệm như vậy thì tâm của người đó sẽ tiến đến trạng thái An Tịnh (có hỷ, có lạc) và không quên, không phóng dật (có tỉnh giác), trạng thái tốt nhất là có Cận Định (chưa có trạng thái Nhất Tâm, hay Nhất Điểm, gom tâm trên một đối tượng trong một thời gian chủ định), lúc này thì có thể chuyển sang tu tập Định An Chỉ (Thiền Định), hoặc Thiền Tuệ (Thiền Minh Sát).

Tu tập Tùy Niệm hay Niệm!

Tương tự, tu tập Niệm Pháp là tùy niệm 6 ân đức Pháp, tu tập Niệm Tăng là tùy niệm 9 ân đức Tăng.
Tu tập Tùy Niệm Giới là tùy niệm lợi ích và phước báu của việc giữ giới: "Các chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được sanh về cõi trời cũng nhờ giữ giới, các chúng sanh được giải thoát nhập Niết-bàn cũng nhờ giữ giới!". Tu tập Tùy Niệm Thí là tùy niệm quả phước của việc bố thí. Tu tập Tùy Niệm Thiên là tùy niệm hạnh nguyện, phước báu của Chư Thiên. Tu tập Tùy Niệm Tịch Tịnh (upasamānussati) là tùy niệm quả báu siêu thế của Niết-bàn, nơi an vui tuyệt đối.
Các loại niệm như Niệm Thân (kāyagatāsati), Niệm Hơi Thở (āṇāpānasati), Niệm Sự Chết (maraṇasati) như giải thích rõ ràng trong bài Kinh Tứ Niệm Xứ - SATIPAṬṬHĀNASUTTA. Điều đáng lưu ý là ba loại Niệm này, Chánh Tạng Pāḷi không còn dùng TÙY NIỆM (ANUSSATI) nữa mà dùng NIỆM (SATI)! Bởi vì các đối tượng của ba loại Niệm này là trực tiếp, quen thuộc, dễ tiếp cận và rõ ràng đối với tất cả thiền sinh; Tùy Niệm có đối tượng thuộc quả, là ân đức, là trạng thái, khó tiếp cận và không trực tiếp rõ ràng đối với thiền sinh phổ thông. Cũng nhân lý do này mà về sau các vị Trưởng Lão tiền bối sáng tạo ra cách dùng xâu chuỗi hạt để lần khi Tùy Niệm Phật, như một hình thức để kết hợp giữa đối tượng trực tiếp và gián tiếp (đối tượng rõ ràng và đối tượng do Tưởng tạo ra), mục đích là để NIỆM và TỈNH GIÁC được tốt hơn (Thiết nghĩ là chắc các bậc thượng căn thì không cần dùng đến cách kết hợp này, một số người có vẻ dính mắc và sinh phiền não khi sử dụng các phương tiện hỗ trợ!).

Buddhānussati Meditation.

Buddhanussati is one of the 10 Recollections under the 40 subjects of meditation.  In this meditation one recollects the 9 virtues of the Buddha by repeating the recitation 108 times until one’s mind is calm and then shift to vipassana or mindfulness meditation.

The Benefits of Contemplation on Nine Virtues of the Buddha

A virtuous one who repeatedly contemplates the attributes of the Buddha has exceptional esteem of the Buddha comparable to the Ariyas’s devotion to the Buddha. Repeated recollection of the Buddha so develops his mind that he has a stable mindfulness. The profundity of the Buddha’s attributes on which his mind is trained makes him a person of profound wisdom. The nine attributes in themselves are the fertile field for sowing merit, therefore constant recollection of them is highly meritorious.

Reflection on the Buddha is a mental exercise conducive to delightful joy (piti), one of the seven factors of Enlightenment. The meditator becomes possessed of much delightful joy, first of the feeble kind but, later, of an ecstatic kind.  The mindfulness that dwells on the attributes of the Buddha overcomes fear, therefore the meditator becomes indifferent to fear and dread, great or small. Since this mental exercise has the nature of warding off physical pain, the meditator acquires a kind of tolerance to pain. He also feels that he is together with the Buddha. The body of one whose mind is absorbed in the thoughts of the Buddha is like a shrine containing the Buddha so that it becomes worthy of adoration. His mind is always inclined to Supreme Enlightenment.

The meditator’s mind is constantly reminded of the attributes of the Buddha with the result that any evil thought that might arise is driven away before evil word or deed is committed, being shameful to do it, and being abhorrent to do it in the presence of the Buddha. Contemplation of the Buddha is a basis for gaining Magga Phala. If the meditator does not gain Magga Phala in this existence for want of sufficient past merit he is reborn in the fortunate existences.

These are the benefits of contemplating the Buddha as explained in Visuddhi Magga.                    

…Abstract from ‘The Great Chronicle of Buddhas’./.

Saturday, November 30, 2013

Bốn điều không thể ngăn ngừa

Trong kinh Pāṭibhoga thuộc Tăng Chi Bộ Kinh - Aṅguttaranikāya, Đức Phật có giảng về bốn hiểm họa mà không ai trên thế gian này có thể ngăn ngừa được, luôn đến tất cả các hàng Sa-môn, Bà-la-môn, Chư Thiên, Ma Vương, Phạm Thiên,… cũng thế. Đó là bản chất hiểm nguy của tuổi già, của bệnh tật, của sự chết và hiểm họa phải chịu hậu quả của những hành động bất thiện. Đó là bốn điều mà không ai có thể ngăn ngừa. Thế giới ngày nay chúng ta đã thực hiện được rất nhiều tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Nhưng không có khám phá nào có thể ngăn ngừa bốn hiểm họa ấy. Những vị đã tự xưng là có nhiều phép tắc hay bùa chú, những người đã tự khoe khoang là có nhiều thần thông hay năng lực siêu nhiên, cũng không thể làm gì để giúp chúng ta tránh khỏi bốn hiểm họa ấy.

“Tuổi già, bệnh hoạn, chết chóc và gánh chịu hậu quả của nghiệp bất thiện. Đó là bốn điều không thể ngăn ngừa”.

Sự kiện không thể ngăn ngừa có nghĩa là chắc chắn thế nào chúng ta cũng phải đương đầu với nó. Đức Phật dạy rằng chúng ta phải lấy Giáo Pháp để tự vệ, phải thực hành Giáo Pháp để tránh khỏi các phiền não đưa đến sầu, bi, khổ, ưu, não,… khi lâm vào hoàn cảnh hiểm nguy. Thực hành và chứng nghiệm Giáo Pháp giúp ta tránh được hiểm họa.

Chánh Kinh:
PTS: A, II, 172.

Pāṭibhogasuttaṃ

Catunnaṃ bhikkhave dhammānaṃ natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā koci vā lokasmiṃ katamesaṃ catunnaṃ?

Jarādhammaṃ mā jīriti natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasmiṃ.

Vyādhidhammaṃ mā vyādhīyīti natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasmiṃ.

Maraṇadhammaṃ mā mīyīti natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasmiṃ.

Yāni kho pana tāni pāpakāni kammāni saṃkilesikāni ponobhavikāni sadarāni dukkhavipākāni āyatiṃ jātijarāmaraṇikāni. Tesaṃ vipāko mā nibbattīti natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasmiṃ.

Imesaṃ kho bhikkhave catunnaṃ dhammānaṃ natthi ko ci pāṭibhogo samaṇo vā brāhmaṇo vā devo vā māro vā brahmā vā ko ci vā lokasminnī./.

Kinh Thuận Dòng

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, hiện hữu có mặt ở đời. Thế nào là bốn? Hạng người đi thuận dòng, hạng người đi nghịch dòng, hạng người tự đứng lại, vị Bà-la-môn đã vượt qua đến bờ bên kia, đứng trên đất liền.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người đi thuận dòng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người thọ hưởng các dục và làm các nghiệp ác. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người đi thuận dòng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người đi ngược dòng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không thọ hưởng các dục, không làm ác nghiệp, với khổ, với ưu, nước mắt đầy mặt, khóc than, sống Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người đi ngược dòng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người tự đứng lại?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người do diệt tận năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, tại đấy nhập Niết-bàn, không còn trở lại đời ấy nữa. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người tự đứng lại.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Bà-la-môn đã vượt qua đến bên bờ kia, đứng trên đất liền?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người do hoại diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vị Bà-la-môn đã vượt qua đến bờ bên kia, đứng trên đất liền.
Bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

Những ai sống ở đời 
Không chế ngự các dục
Không từ bỏ ly tham
Thọ hưởng các dục vọng
Họ đi đến sanh già
Ðến rồi lại đến nữa
Bị khát ái trói buộc
Họ đi thuận dòng đời
Do vậy bậc có trí
Ở đời, trú chánh niệm
Không thọ hưởng các dục
Không hành trì điều ác
Dầu chịu sự khổ đau
Từ bỏ các dục vọng
Họ được gọi hạng người 
Ði ngược lại dòng đời.


Những ai quyết đoạn tận 
Năm phiền não kiết sử
Bậc hữu học viên mãn
Không còn bị thối thất
Ðạt được tâm điều phục
Các căn được định tĩnh
Vị ấy được gọi là
Người đã tự đứng lại
Ðối các pháp thắng liệt
Vị ấy được giác tri
Ðã được quét, quạt sạch
Các pháp được chấm dứt
Vị ấy bậc trí giả
Phạm hạnh được thành tựu 
Ðược tên gọi danh xưng
Bậc đã đi đến nơi
Chỗ tận cùng thế giới 
Bậc đã đến bờ kia.

(Bộ Kinh Tăng Chi, Chương Bốn Pháp, Phẩm Bhandagana, Kinh Thuận Dòng)
HT Minh Châu dịch Việt.

PTS: A, II, 5
Anusotasuttaṃ

Cattāro'me bhikkhave puggalā santo saṃvijjamānā lokasmiṃ. Katame cattāro?

Anusotagāmī puggalo, paṭisotagāmī puggalo, ṭhitatto puggalo, tiṇṇo pāragato thale tiṭṭhati brāhmaṇo.

Katamo ca bhikkhave anusotagāmī puggalo? Idha bhikkhave ekacco puggalo kāme ca paṭisevati, pāpañca kammaṃ karoti, ayaṃ vuccati bhikkhave anusotagāmī puggalo.
Katamo ca bhikkhave paṭisotagāmī puggalo? Idha bhikkhave ekacco puggalo kāme na paṭisevati, pāpañca kammaṃ na karoti, sahāpi dukkhena sahāpi domanassena assumukho'pi rudamāno paripuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ carati. Ayaṃ vuccati bhikkhave paṭisotagāmī puggalo.

Katamo ca bhikkhave ṭhitatto puggalo? Idha bhikkhave ekacco puggalo pañcannaṃ orambhāgiyānaṃ saññojanānaṃ parikkhayā opapātiko hoti, tattha parinibbāyī anāvattidhammo tasmā lokā. Ayaṃ vuccati bhikkhave ṭhitatto puggalo.

Katamo ca bhikkhave puggalo tiṇṇo pāragato thale tiṭṭhati brāhmaṇo? Idha bhikkhave ekacco puggalo āsavānaṃ khayā anāsavaṃ cetovimuttiṃ paññāvimuttiṃ diṭṭheva dhamme sayaṃ abhiññā sacchikatvā upasampajja viharati. Ayaṃ vuccati bhikkhave puggalo tiṇṇo pāragato thale tiṭṭhati brāhmaṇo.

Ime kho bhikkhave cattāro puggalā santo saṃvijjamānā lokasminti.

Ye keci kāmesu asaññatā janā avītarāgā idha kāma bhogino,
Punappunaṃ jātijarūpagāhino taṇhādhipannā anusotagāmino.

Tasmā hi dhīro idhupaṭṭhitāsatī kāme ca pāpe ca asevamāno,
Sahāpi dukkhena jaheyya kāme paṭisotagāmīti tamāhu puggalaṃ.


AN 4.5 (PTS: A ii 5)
Anusota Sutta: With the Flow
translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu
© 1998

"These four types of individuals are to be found existing in the world. Which four? The individual who goes with the flow, the individual who goes against the flow, the individual who stands fast, and the one who has crossed over, gone beyond, who stands on firm ground: a brahman.
"And who is the individual who goes with the flow? There is the case where an individual indulges in sensual passions and does evil deeds. This is called the individual who goes with the flow.
"And who is the individual who goes against the flow? There is the case where an individual doesn't indulge in sensual passions and doesn't do evil deeds. Even though it may be with pain, even though it may be with sorrow, even though he may be crying, his face in tears, he lives the holy life that is perfect & pure. This is called the individual who goes against the flow.
"And who is the individual who stands fast? There is the case where an individual, with the total ending of the first set of five fetters, is due to be reborn [in the Pure Abodes], there to be totally unbound, never again to return from that world. This is called the individual who stands fast.
"And who is the individual who has crossed over, gone beyond, who stands on firm ground: a brahman? There is the case where an individual, through the ending of the mental fermentations, enters & remains in the fermentation-free awareness-release & discernment-release, having known & made them manifest for himself right in the here & now. This is called the individual who has crossed over, gone beyond, who stands on firm ground: a brahman.
"These are the four types of individuals to be found existing in the world."

People unrestrained in sensual passions, not devoid of passion,
indulging in sensuality: they return to birth & aging, again & again —
seized by craving, going with the flow.
Thus the enlightened one, with mindfulness here established,
not indulging in sensuality & evil, though it may be with pain, would abandon sensuality. They call him one who goes against the flow.

Whoever, having abandoned the five defilements,
is perfect in training, not destined to fall back, skilled in awareness,
with faculties composed: he's called one who stands fast.
In one who, having known, qualities high & low
have been destroyed, have gone to their end, do not exist: He's called a master of knowledge, one who has fulfilled the holy life, gone to the world's end, gone beyond./.

P/s: Bờ bên này: Thế gian, ba cõi bốn loài còn trôi lăn trong tử sinh luân hồi.
Bờ bên kia: Siêu thế gian, cõi Niết-bàn tịch tịnh, không còn luân hồi khổ đau.
Thuận dòng: thuận theo dòng đời, được trợ lực bởi tham, sân, si; đi dễ khó về!
Ngược dòng: ngược lại dòng đời, không tham, không sân, có niệm, có định để an trú vào 10 đề mục tùy niệm (P, P, T, Th, G, TH, CH, Thn, TT); đi khó dễ về đến Bờ bên kia. (TP.PA)

Friday, November 22, 2013

Bhutan - "Cõi Niết-bàn" bên triền Himalaya

Kỳ 1:
Triết lý hạnh phúc
TT - “Chốn địa đàng cuối cùng”- (The last Shangri-la), “Thiên đàng nơi hạ giới”, “Đất nước hạnh phúc nhất thế giới”, “Thụy Sĩ của phương Đông”,... Đấy là một vài danh xưng khác của vương quốc Bhutan. 


 Thimphudzong – Công trình kiến trúc điển hình ở thủ đô Thimphu. Ảnh L.Đ. Dục

Nhiều người nghe cái tên Bhutan hơi lạ lẫm, như mười năm trước, một người bạn sau khi viết xong cuốn sách về Tây Tạng mang đến tặng tôi và nói: “Đi Tây Tạng về càng khao khát đi Bhutan hơn, đó mới thật sự là xứ sở tuyệt vời bởi còn bảo tồn được Phật giáo Himalaya nguyên thủy!”. Khi ấy tôi cũng buột miệng hỏi: “Bhutan - đó là xứ sở nào vậy?”. Và giấc mơ được đặt chân đến Bhutan đã gieo mầm trong tâm thức tôi từ ngày ấy, tròn mười năm về trước...
Chạm mặt địa đàng
Một ngày cuối tháng 4 vừa qua, sau chuyến bay khuya Sài Gòn - Bangkok, vạ vật tại phi trường Suvarnabhumi thêm mấy giờ đợi làm thủ tục check-in ở quầy của Hãng hàng không quốc gia Bhutan Drukair, chiếc xe buýt chở chúng tôi ra điểm đỗ của chiếc máy bay Airbus mang quốc kỳ Bhutan lúc 4g sáng. Khi leo hết bậc cầu thang lên máy bay, gương mặt thanh thoát với đôi mắt xếch của cô tiếp viên hàng không trong bộ trang phục kira truyền thống đứng chào đón cho tôi cảm giác dường như mình đã chạm được vào Bhutan, dù rằng hành trình từ Bangkok đến Bhutan phải thêm hơn ba giờ bay vượt quãng đường mấy ngàn cây số từ miền nắng ấm Đông Nam Á để hạ cánh xuống một sân bay bên triền Himalaya được mệnh danh là nguy hiểm nhất thế giới: sân bay Paro! Sân bay quốc tế này của vương quốc Bhutan chỉ có duy nhất một... đường băng để cất và hạ cánh, nằm lọt thỏm giữa thung lũng và hai bên là những dãy núi cao vút.
Có lẽ là một cơ may khi được chạm mặt Bhutan vào buổi bình minh của một sáng mùa xuân như hôm nay, khởi đầu một ngày mới, khởi đầu một cuộc viễn du mới, tới một vùng đất mình đã từ lâu mơ ước. Máy bay giảm độ cao trườn vào giữa khe núi, nhìn ra hai bên cảm giác như vách núi gần chạm vào cánh bay.
Đội bay của Drukair - Hãng hàng không quốc gia Bhutan - vốn chỉ có vài chiếc máy bay này được mệnh danh là những phi công giỏi nhất thế giới. Những máy bay của các tỉ phú, nguyên thủ quốc gia khác muốn hạ cánh thăm viếng Bhutan cũng phải nhờ vào họ, bởi việc luồn lách một chiếc phản lực giữa những vách núi không hề là chuyện dễ dàng. Và giờ đây, từ sân bay quốc tế bé nhỏ với đường băng duy nhất ấy, hàng không Bhutan đã có đường bay tới Bangkok (Thái Lan), Dhaka (Bangladesh), Singapore, Kolkata, Delhi (Ấn Độ), Kathmandu (Nepal)... Thế nhưng không một hãng hàng không nước nào lại có thể bay tới được Bhutan! Trong câu chuyện gian nan và phát triển của hàng không Drukair, tôi lờ mờ nhận ra một triết lý đồng điệu với triết lý phát triển của đất nước này, và cũng chỉ vừa kịp nghĩ đến đó, tiếng vỗ tay của hơn 100 hành khách trên chuyến bay vang lên rào rào kéo tôi ra khỏi mạch nguồn “triết lý Bhutan”. Đấy là tiếng vỗ tay hân hoan chào mừng máy bay đã đáp xuống đường băng an toàn, bởi có lẽ những du khách đến Bhutan trên chuyến bay này, họ cũng như tôi, đã không thể không có chút lo lắng mơ hồ khi đọc về những chuyến bay mạo hiểm qua những vách đá. Và chắc mỗi ngày trên phi trường Paro này những phi công của Drukair đều luôn nhận được những tràng pháo tay bày tỏ sự khâm phục và mừng vui như thế.
“Tại sao Bhutan?”
Chắc chắn đó là một câu hỏi của bất kỳ ai muốn tìm hiểu về quốc gia bé nhỏ và khá biệt lập này! Thập niên 1950-1960, khi Mỹ và Liên Xô đã phóng những vệ tinh vào vũ trụ thì Bhutan vẫn chưa có... đường ôtô, và cũng chỉ hơn mười năm trước, năm 1999, khi Internet bắt đầu phổ biến trên thế giới thì ở Bhutan người dân bắt đầu nhìn thấy những “chiếc hộp kỳ lạ” biết ca hát và nhảy múa - đấy là những chiếc tivi đầu tiên đến với xứ sở Bhutan. Có nhiều câu chuyện hài hước của người dân khi tiếp cận với phương tiện văn minh này, rằng nhiều người dân đã chui xuống gầm giường để... trốn khi thấy trên tivi những võ sĩ to béo đang nổi giận chỉ vì sợ “họ nhảy ra khỏi cái hộp đó và đánh mình” (!). Một họa sĩ khi đang vẽ bức tranh tường trên Tu viện Taktshang (Tiger’s Nest), cheo leo trên vách đá ở độ cao hơn 700m, đã suýt rơi khỏi giàn giáo vì trông thấy một “ngôi nhà hình con cá khổng lồ đang chao lượn và gầm rú” - mà thật ra đó là chiếc máy bay đang chuẩn bị hạ cánh xuống phi trường Paro gần đó.
Những câu chuyện thoạt nghe có vẻ hài hước nhưng đằng sau nó chứa đựng hình ảnh một Bhutan dường như rất xa lạ với thế giới văn minh! Vậy nhưng chỉ hơn mười năm sau đó, giờ đây Bhutan đang là giấc mơ của nhiều quốc gia khác, và cũng chỉ là giấc mơ thôi, bởi để có được những gì Bhutan đang có không phải dễ. Với công thức làm nên tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) dựa trên bốn mục tiêu: phát triển kinh tế - xã hội bền vững/bảo vệ môi trường/bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống/một chính quyền hoạt động hiệu quả và trong sạch.
Chỉ bốn vấn đề ấy thôi, nhưng khi tìm hiểu về GNH của Bhutan, tôi đã tìm thấy trong tài liệu của The Centre for Bhutan Studies (CBS-Trung tâm Nghiên cứu Bhutan), để tính toán chỉ số hạnh phúc của người dân Bhutan, những nghiên cứu viên của trung tâm này đã có những chỉ số tính toán mà tôi chưa bao giờ nghe thấy, ví như số... giờ ngủ bình quân của một người Bhutan trong năm (!) bởi theo tính toán của GNH, để người dân ngủ đủ số giờ cần thiết cũng là một chỉ số đo lường hạnh phúc! Lo đến từng giấc ngủ cho dân cả một nước, chỉ riêng chuyện này thôi đủ cho chúng tôi tin Bhutan thật sự là “địa đàng chốn trần gian” dù những ngày ở Bhutan chúng tôi biết dân Bhutan chưa phải giàu có, nhưng hạnh phúc với người Bhutan lại không nằm ở những chuyện bạc tiền vật chất, điều ấy có lẽ ngược lại với nhiều xứ sở khác trên Trái đất này!

Một quốc gia với diện tích 47.500km2 và dân số chừng 70 vạn người, nằm kín trong vùng lục địa Nam Á, lọt thỏm giữa hai quốc gia to lớn là Ấn Độ và Trung Hoa. Bhutan tuy bé nhỏ nhưng vẫn an nhiên tự tại giữ gìn nguyên vẹn bản sắc văn hóa của đất nước mình, bảo tồn nguyên vẹn những cánh rừng nguyên sinh đang che phủ hơn 72% diện tích đất nước với phong cảnh tuyệt đẹp.
Bhutan là nước duy nhất trên thế giới cấm săn bắn và đánh cá. Là nước duy nhất cấm được chuyện hút thuốc lá trong dân chúng. Là nước duy nhất đưa ra khái niệm “tổng hạnh phúc quốc gia” (gross national happiness-GNH) thay cho tổng sản phẩm quốc nội (gross domestic product) bởi theo Quốc vương Jigme Singye Wangchuck, người đưa ra khái niệm GNH, ông cho rằng GDP chưa chắc mang lại hạnh phúc cho người dân mà hạnh phúc chính là sự phát triển nhằm vào sự tăng tiến giá trị đời sống nhưng vẫn bảo tồn được thiên nhiên và văn hóa, chứ không phải nằm ở số lượng vật chất sản xuất và tiêu thụ!

Kỳ 2:
Giữ môi trường trong từng... hơi thở
TT - Một buổi chiều trên đường từ cố đô Punakha về khách sạn nằm ở thị trấn Wangdue, tôi bất ngờ nhìn thấy một cành thông khá lớn bổ ngang qua đường.


Hoa đỗ quyên dưới những cánh rừng nguyên sinh. Ảnh L.Đ. Dục

Điều đáng nói là cành cây ấy lại uốn cong hình chữ V mà đáy của nó nằm ngay giữa tim đường, nếu không cẩn trọng khi ôtô chạy qua sẽ đâm vào đáy của đoạn cây uốn cong hình chữ V ấy. Và theo như logic thông thường, ở bất cứ xứ nào nhân viên công trình giao thông sẽ cưa ngay nhánh cây để đảm bảo an toàn.
Chuyện một cành cây
Nhưng người Bhutan đã không ứng xử như vậy. Ngay giữa tim đường, phía dưới đáy nhánh cây sà xuống ấy, họ xây một cái trụ tháp nho nhỏ vươn lên, vừa đỡ lấy nhánh cây không bị đổ, vừa chia con đường ra hai luồng cho xe cộ lưu thông hai bên. Cành cây không bị cưa cắt mà giao thông vẫn an toàn. Cái hình ảnh đối xử “lễ độ” với cành cây ấy cứ ám ảnh trong tôi rất lâu trên những dặm đường khám phá đất nước Bhutan xinh đẹp. Đôi khi chỉ cần một hình ảnh như thế, chiếc trụ nhỏ đỡ nhánh cây trên đường đủ nói lên nhiều điều về ứng xử với thiên nhiên và môi trường mà không cần phải kẻ vẽ hay hô hào quá nhiều panô và khẩu hiệu.
Cũng chính trong buổi chiều hôm ấy, khi lên tu viện Khamsun Yuley được xây ở phía bắc cố đô Punakha, chúng tôi đã gặp một hình ảnh tương tự: một cây thông cổ thụ cũng sà xuống cản lối lên tu viện vốn rất nhỏ và dốc, nhưng thay vì đi tránh lối khác, lối đi này lại được khoét sâu xuống để lọt vừa tầm vóc một người đi qua bên dưới thân cây. Phía trên gốc cây, ai đó đã trồng thêm vào một khóm hoa giấy, leo quấn quýt trên thân cây thông lão trượng, biến thành một chiếc cổng chào tự nhiên xinh đẹp và ấn tượng trên lối lên chùa. Trên dặm dài hành trình qua Bhutan, chúng tôi lại phát hiện thêm những niềm vui cây cỏ như thế, bình dị mà ấm áp.
Nhưng “lễ độ” với thiên nhiên không chỉ là câu chuyện ứng xử với những cành cây nghiêng ngả trên lối đi. Nhà vua Bhutan đã từng ra một sắc lệnh khi một cây rừng bị chặt đi người dân phải trồng lại ba cây khác thay vào đó. 72% diện tích đất nước được che phủ bởi rừng rậm là một con số cao vào hàng nhất thế giới, nhưng không bằng lòng với con số ấy, đất nước này vẫn luôn tìm mọi cách tăng độ che phủ của rừng và từ lâu nhà vua luôn là người tìm cách đưa diện tích rừng tăng lên mỗi năm. Dịp kỷ niệm lễ đăng quang của mình, thay vì người dân chờ đợi được xem những cuộc diễu hành huy hoàng và tráng lệ, nhà vua đã tuyên bố đó sẽ là ngày “lâm nghiệp xã hội”, những trường học cũng như cộng đồng dân cư được nghỉ lễ để đi... trồng cây! Và chính thiên nhiên đã đền đáp lại cho đất nước Bhutan những ân tình mà người dân đã đối xử với cây cỏ.
Trên đường từ thủ đô Thimphu về cố đô Punakha, không thể không dừng lại trên đỉnh con đèo Dochula với độ cao 3.050m. Không chỉ vì nơi đây có một công trình với 108 ngọn tháp (chortens) được xây để tưởng nhớ những tiền nhân đã mang đạo Phật đến xứ sở Bhutan, và may mắn nếu gặp ngày đẹp trời có thể phóng tầm mắt nhìn ra dãy Himalaya để chiêm ngắm những đỉnh núi phủ tuyết trầm mặc. Trên ngọn đèo này, vẻ đẹp thiên nhiên của Bhutan hiện ra đẹp lộng lẫy và rực rỡ nhất nếu bạn đến đây đúng vào những ngày xuân ấm nắng. Giữa điệp trùng chồi thông cổ thụ đang rực lên như hổ phách dưới sắc vàng của màu nắng xuân trong veo là những thảm hoa đỗ quyên bừng nở đỏ rực. Hốt nhiên trong cái khoảnh khắc ấy, giữa trời xanh, mây trắng và những đỉnh núi tuyết trầm mặc xa mờ, sắc hoa đỗ quyên giữa ngàn thông nguyên thủy tinh khôi thật sự mang tới cảm giác của một “cõi địa đàng trần gian” mà người ta thường ví von khi nhắc đến Bhutan. Địa đàng ấy là đây, trong tầm mắt chúng tôi ngay trên đỉnh đèo Dochula một buổi trưa lồng lộng gió và nắng!
Giữ “lá phổi” cho đất nước
Hôm đầu tiên từ sân bay Paro về thủ đô Thimphu, chúng tôi cũng bất ngờ gặp ven đường một hình ảnh quen thuộc, gợi nhớ những ngôi nhà chúng tôi đã gặp trên rẻo cao Tây Bắc, Việt Bắc ở nước ta. Đấy là người Bhutan cũng dựng những ngôi nhà của mình theo phương pháp “trình tường”. Hóa ra một đất nước giàu rừng nhiều gỗ như Bhutan nhưng giờ đây gỗ được dùng rất hạn chế trong xây dựng. Những ngôi nhà với lối kiến trúc Bhutan đều từa tựa như các “dzong” (tu viện). Sau khi dựng móng bằng đá, tường sẽ được “trình” bằng các khuôn gỗ, đất được lèn chặt vào khuôn và nén kỹ, chỉ có khung cửa sổ làm bằng gỗ được đặt gọn vào tường.
Và thật kỳ diệu, cho dù chỉ trình tường bằng đất nhưng những ngôi nhà chúng tôi gặp ở Bhutan đều có độ cao 2-4 tầng lầu. Sau này gặp anh Tashi, một người bạn vừa quen ở Bhutan, khi chúng tôi hỏi có mâu thuẫn gì không trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, cụ thể ở đây là gỗ rừng và việc những cư dân đang có nhu cầu làm nhà ở trước sự phát triển nhanh chóng của các đô thị như Thimphu, Paro, Punakha..., anh cho biết chính phủ đang khuyến khích dân xây dựng nhà cửa bằng những vật liệu khác thay vì từ gỗ như truyền thống. Gạch đá, ximăng được nhập từ Ấn Độ cũng đang thịnh hành thay cho những ngôi nhà bằng gỗ. Bài học gìn giữ những cánh rừng trên đất nước Bhutan được nhà vua Jigme Singye Wangchuck rút ra từ kinh nghiệm đau thương của đất nước Nepal “hàng xóm”. Những cánh rừng ở Nepal bị đốn trụi đã mang đến tai ương với lũ lụt và hạn hán triền miên. Bởi thế, để không “giẫm lên” vết chân Nepal, người Bhutan đã làm cho xứ sở của mình trở thành quốc gia có độ che phủ của rừng cao nhất thế giới!
Nhưng chuyện “cột trụ môi trường” ở Bhutan đâu chỉ là chuyện vĩ mô với những cánh rừng, Bhutan còn xứng đáng là quốc gia duy nhất trên thế giới không có cư dân hút thuốc lá! Trước ngày đi Bhutan, những bạn bè cùng thiết kế chuyến đi đã nhắc đi nhắc lại rằng nếu nhỡ một ai trong chúng tôi nghiện thuốc lá thì nên nghiên cứu kỹ “luật cấm thuốc lá” của Bhutan. Tuy cấm với cư dân đất nước nhưng du khách đến Bhutan vẫn được mang theo tối đa chừng một cây thuốc (200 điếu), có điều số thuốc lá này phải trải qua nhiều thủ tục rất nhiêu khê cộng với đóng thêm một khoản tiền thuế rất cao để mang được thuốc lá vào. Nhưng mang vào là một chuyện, hút được thuốc lá ở Bhutan lại là một chuyện khác. Bhutan cấm hút thuốc nơi công cộng, và nơi công cộng theo luật Bhutan là nơi đó có... hai người trở lên.
Nếu môi trường ở Bhutan tuy khó khăn nhưng vẫn được bảo vệ một cách tuyệt đối thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống lại đòi hỏi những nỗ lực gian khó hơn, bởi trong một thế giới phẳng khi mà Internet và truyền hình vệ tinh đã phủ sóng trên những triền núi Himalaya, nỗi âu lo về sự xâm thực của văn minh với văn hóa truyền thống không phải là điều gì quá lạ lẫm!

Kỳ 3:
Bản sắc hay là... chết!
TT - “Là một đất nước nhỏ, chúng tôi không có sức mạnh về kinh tế. Chúng tôi không có lực lượng quân sự mạnh, không có một vai trò lớn trên quốc tế bởi dân số quá bé nhỏ và cũng bởi chúng tôi là một đất nước khép kín. Yếu tố duy nhất có thể gia tăng sức mạnh chủ quyền của Bhutan và bản sắc độc đáo của chúng tôi là văn hóa”.  

 
Punakhadzong- Hơn 100 năm trước vị vua đầu tiên của triều đại Wangchuck
đã lên ngôi tại dzong này.

Đấy là lời giải thích của vua Jigme Singye Wangchuck với phóng viên New York Times từ năm 1991 được National Geographic trích dẫn lại trong một số báo chuyên đề về Bhutan của tờ tạp chí nổi tiếng này.
Từ “pháo đài” đến “lâu đài”
Những ngày lang thang qua những thành phố hay làng mạc của Bhutan, từ thủ đô tới cố đô, dấu ấn văn hóa để lại ấn tượng nhất từ đất nước này có lẽ chính là các “dzong”. Dzong là những pháo đài ngày xưa được dựng lên để bảo vệ đất nước, giờ đây dzong trở thành những trung tâm tôn giáo và hành chính, với vẻ đẹp bền vững bề thế của pháo đài, vừa rực rỡ, sang trọng như những lâu đài, cung điện.
Thật kỳ lạ khi biết rằng những pháo đài được xây dựng cách nay 5-6 thế kỷ với diện tích rộng đến hàng hecta này lại không hề có đồ án thiết kế kiến trúc ban đầu, tất cả đều đặt dưới sự chỉ huy của một vị latma cao cấp. Và cho dù bề thế, đồ sộ như vậy nhưng các dzong được dựng nên mà không hề dùng đến chiếc đinh nào.
Ở thủ đô Thimphu, không thể không ghé đến Tashichoe dzong hay còn gọi là Thimphu dzong.
Nếu pháo đài bề thế nằm bên dòng sông Wangchu này ngày nay được dành để đặt các cơ quan hành chính của nhà nước đồng thời cũng là “cung điện mùa hè” cho các vị lãnh đạo Phật giáo, thì Punakha dzong ở cố đô Punakha được gọi là “cung điện mùa đông” bởi Punakha nằm ở độ cao thấp hơn, khi thủ đô Thimphu tuyết rơi phủ trắng mái dzong thì Punakha vẫn ấm áp và hoàng gia có thể dời về đây. Punakha dzong đẹp đến sững sờ nếu bạn đến đây đúng vào mùa phượng tím.
Thật may mắn, ngày chúng tôi viếng thăm Punakha dzong là một ngày hàng phượng tím vây quanh tu viện này đang độ mãn khai, tím ngát cả một khung trời bên dòng sông Phochu.
Nằm ở nơi hợp lưu của hai con sông Phochu (trống) và Mochu (mái), pháo đài này được dựng lên từ thế kỷ 17 và sau nhiều lần hư hại vì động đất, hỏa hoạn, nó vẫn được trùng tu với vẻ đẹp vô cùng tráng lệ. Nơi đây hơn 100 năm về trước, năm 1907, vị vua đầu tiên của vương triều Wangchuck, vua Ugyen Wangchuck, đã làm lễ đăng quang.
Tuy nhiên pháo đài - tu viện hiển linh nhất, thánh địa của người Bhutan lại ở Paro, miền tây Bhutan, đấy là Taktsang, nằm trên một vách đá cheo leo ở độ cao hơn 3.000m, và đến hôm nay khi đến đây vẫn không ai có thể hiểu được vì sao người ta có thể xây một tu viện cheo leo trên một vách đá dựng đứng vô cùng hiểm trở như thế. Bởi từ đấy nhìn xuống, dễ bị ngộp bởi hun hút một đáy vực sâu đến 750m!
Bhutan, theo thống kê có đến hơn 2.000 dzong, những pháo đài này lại thường nằm trên những đỉnh núi cao hay các triền dốc nguy hiểm.
Lịch sử vệ quốc của Bhutan, với những công trình dzong như vậy, khiến người ta không thể không buột miệng: Làm sao có thể xây dựng được những công trình ở một địa thế như thế? Hỏi cũng là trả lời, bởi thực tế là các dzong đã hiện diện qua bao nhiêu dâu bể hàng thế kỷ và nay vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, thời chiến là “pháo đài”, thời bình là “lâu đài”, đó có phải là một cách để Bhutan tồn tại, bất chấp những láng giềng của Bhutan quanh dãy Himalaya đã dần... biến mất.
Ví như vương quốc Ladakh bị triệt phá vào năm 1842 rồi sau đó sáp nhập vào Ấn Độ; Tây Tạng trở thành một phần của Trung Quốc năm 1950; vương quốc Sikkim, láng giềng phía tây của Bhutan, từ hơn 40 năm nay cũng thành một tiểu bang của... Ấn Độ.
Nhìn từ du khách 
Trong khi nhiều nước đẩy nhanh số lượng khách quốc tế bằng mọi giá, lấy con số du khách đến xứ sở mình như một thước đo minh chứng sự phát triển du lịch thì Bhutan lại không màng đến... số lượng. Chỉ riêng mức ấn định lệ phí 250 USD/du khách/ngày khi đặt chân lên Bhutan đã hạn chế một số lượng đông đảo khách “du lịch balô”, vốn là những người đi du lịch rất tùng tiệm và tiết kiệm.
Để có một tour Bhutan hơn một tuần, khách phải nộp cho nguồn thu của đất nước Bhutan hơn 2.000 USD, cộng với vé bay khứ hồi từ Bangkok hay Kalkota đến Paro của Hãng Drukair tròm trèm 1.000 USD nữa là gần 3.000 USD.
Với số tiền ấy, nếu không vì một hấp lực đặc biệt từ đất nước này, người ta sẽ lựa chọn một chuyến châu Âu hay Mỹ chứ không phải đến xứ sở chỉ có núi đồi cây cỏ và những tu viện lọt thỏm giữa điệp trùng thăm thẳm Himalaya.
Bởi bài học “du lịch balô”, người Bhutan cũng rút kinh nghiệm từ xứ sở láng giềng Nepal, và mặc cho bất cứ xứ nào thả cửa nhằm tăng số lượng du khách, Bhutan vẫn đi theo cách mà người Việt thường nói (nhưng ít khi làm) là “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, cần ít mà tinh túy hơn là có nhiều!
Chưa nói gì chuyện tiêu xài, chỉ riêng việc thả cửa này chắc chắn chuyện cấm thuốc lá của Bhutan sẽ... phá sản. Bhutan tự lượng sức mình, cân đối năng lực phục vụ, năng lực quản lý, và trên hết là để bảo vệ bản sắc văn hóa của mình!
Đâu chỉ là chuyện chọn lọc du khách, Bhutan cũng rất biết cách để du khách chi tiêu và mang về xứ sở họ những giá trị văn hóa của Bhutan. Ngay buổi sáng đầu tiên đến Thimphu, thủ đô Bhutan, chúng tôi được đưa đến thăm học viện quốc gia về dạy nghề mỹ thuật và thủ công mỹ nghệ (gọi là Zorig Chusum) với 13 ngành học.
Những học viên là thanh thiếu niên sẽ được những nghệ nhân bậc thầy truyền dạy những kinh nghiệm và bí quyết về mỹ thuật và mỹ nghệ trong sáu năm, và sản phẩm của những học viên này sẽ không chỉ được bày bán tại quầy hàng của học viện mà còn cung cấp cho những cửa hàng bán đồ lưu niệm cho du khách ở các trung tâm du lịch. Một quy trình vừa bảo tồn được văn hóa, vừa truyền nối được bí quyết tinh hoa nghề nghiệp, vừa giáo dục cho con em biết yêu quý văn hóa xứ sở và vừa thu được tiền của du khách.

Với Bhutan, bảo vệ văn hóa không chỉ ở chuyện gìn giữ tôn tạo các dzong hay chọn lọc du khách, truyền nối các giá trị truyền thống, chuyện quy định bắt buộc với quốc phục là một thí dụ về sự “tự vệ” của Bhutan. Đàn ông ở đây với trang phục gho, là một áo choàng với đai thắt ngang bụng, phần áo phía trên đai thắt khi kéo thụng xuống sẽ thành chiếc túi đựng rất tiện dụng, bên trong có thể mặc áo lót (áo phông), chân đi giày và vớ (tất) cao đến đầu gối. Khi trời nóng có thể lột phần trên để lộ áo phông. Phụ nữ mặc kira gồm váy phủ chấm gót và áo dài tay. Với quy định quốc phục này, nhiều người không thuộc tộc Drupkpa đã phải rời khỏi Bhutan vào đầu thập niên 1990.

Kỳ 4:
Khúc ca thái bình
TT - Cũng như bạn có thể gặp ở bất cứ một bãi cỏ đầu làng nào đó ở xứ mình luôn có những đứa trẻ biến vuông cỏ thành sân bóng đá, ở Bhutan, những “trường đua” dành cho các cung thủ có thể gặp bất cứ đâu trên đất nước này. Không nhớ hết chúng tôi đã nhìn thấy bao nhiêu sân bắn cung trong những ngày ở Bhutan. Có thể nằm ngay cạnh sân vận động ở thủ đô, trường bắn được xây gờ tường bằng đá làm nơi bảo vệ cho các cung thủ, nhưng cũng có thể đấy chỉ là một gò đất được đắp lên làm nơi ẩn tránh. 

 Hình ảnh quen thuộc ở đất nước Bhutan – Cung thủ say mê với trò bắn cung.
Ảnh: Lê Đức Dục.

Mừng chiến thắng của... đối phương
Bãi thi đấu bắn cung bao giờ cũng có một khoảng cách từ đầu này tới đầu kia chừng 150m, chia làm hai phía, mỗi phía có bia là tấm xốp trắng kẻ những vòng tròn bao quanh hồng tâm, có dựng tường bằng gạch, gỗ, hay bằng đất để các cung thủ nấp vào đó tránh tên bay chệch quá xa. Hình như đã là đàn ông Bhutan thì ai cũng phải biết bắn cung.
Hình ảnh những cung thủ đủ mọi lứa tuổi, trong trang phục truyền thống giương cánh cung dũng mãnh với mũi tên xé gió lao đi cắm vào hồng tâm của tấm bia có lẽ là hình mẫu người đàn ông lý tưởng trong mắt phụ nữ Bhutan. Nhưng với chúng tôi, điều đẹp nhất lại là tiếng hát của những cung thủ ấy. Mỗi khi đối phương từ phía bên kia bắn sang mà mũi tên trúng vào bia, những người đàn ông của phía bên này lại cầm tay nhau reo mừng nhảy múa hát hò vừa để báo cho phía bên kia biết mũi tên đã trúng đích và hát lên cũng là để chúc mừng chiến thắng của đối phương. Sau đó, người vừa bắn tên trúng đích sẽ được thưởng một dải lụa màu giắt vào thắt lưng. Cung thủ nào được nhiều dải lụa càng chứng tỏ tài năng của mình.
Trên những mái đồi hay đồng cỏ, gió miền cao ràn rạt thổi như vậy, nhưng thật kỳ lạ, những mũi tên của những cung thủ xứ này cứ bạt gió cắm phập vào hồng tâm của bia ở khoảng cách 150m. Đâu chỉ là một trò thể thao giải trí, với đôi cánh tay chắc khỏe, sự tính toán khéo léo, ánh mắt tinh anh, những cung thủ này chính là hậu duệ của những thế hệ tiền nhân Bhutan đã nhiều lần đánh bại sự xâm lược của lân bang qua hàng thế kỷ. Và Bhutan là đất nước hiếm hoi ở Nam Á chưa từng bị ngoại bang đô hộ. Sức mạnh và sự khéo léo của một cung thủ sẽ thật cần thiết khi đất nước cần họ tham gia vệ quốc.
Nụ cười thường nhật
Không chỉ có tiếng hát hân hoan của những cung thủ khiến chúng tôi nhận ra niềm hạnh phúc cuộc sống của họ. Trước ngày chuẩn bị chinh phục thiền viện Taktsang trên độ cao 3.140m ở Paro chúng tôi có một buổi “tập dượt” để leo lên tu viện Khamsum Yuley nằm ở phía bắc cố đô Punakha. Vốn là một chortens được xây dựng ngay trên ngọn núi cao, Khamsum Yuley là nơi thờ các vị thần bảo vệ đất nước như ở ta có những ngôi chùa được xây nên để ký thác niềm tin “trấn quốc”. Trên con đường đi lên tu viện này, chúng tôi cận cảnh hơn với cuộc sống của người nông dân Bhutan. Ven chân núi vẫn là những thửa ruộng bậc thang, quen thuộc như đã từng gặp trên những miền cao Tây Bắc. Ruộng không đủ nhiều và đất đai dường như không được tốt tươi màu mỡ, nhưng trên những mảnh ruộng bé tin hin bên triền núi ấy, tôi chứng kiến những nông dân đang vừa làm đồng vừa hát.
Nhờ chàng hướng dẫn viên Leki Dorji, chúng tôi đã trò chuyện với chị Wangmo, một nông dân 40 tuổi, đang gieo lúa trên những mảnh ruộng bé chỉ bằng chiếc chiếu và cụ ông Penjor, 71 tuổi, đang chăn bò bên vệ đường, cùng sống ở làng Yebisa (Punakha) ngay chân núi. Dĩ nhiên câu trả lời của họ với du khách rằng cuộc sống còn khó nhọc nhưng họ vẫn cảm thấy hạnh phúc sẽ chỉ là một câu trả lời “ngoại giao” nếu như không tận mắt thấy nụ cười an lạc trên gương mặt của họ, những nông dân đang sống cuộc đời bình yên giữa thung lũng Paro này. Từ đây nhìn lên tu viện Khamsum Yuley, họ cảm thấy như được bảo bọc trong ánh sáng của đức Phật và nhà vua.
Cũng từ đây nhìn lên sẽ thấy những lá phướn đủ sắc màu tung bay trên triền núi quanh tu viện. Ở Bhutan bạn có thể thấy khắp nơi những dây phướn bằng vải ngũ sắc như thế giăng giăng quanh mái dzong hay từ đỉnh núi này qua đỉnh núi khác, từ bên này sông qua bên kia sông... Những lá phướn viết bằng thứ tiếng dzongkha của Bhutan với nét chữ nhảy múa như những vũ điệu tâm linh rất riêng của cư dân bên triền Himalaya chứa đựng những ước mong và nguyện cầu của họ. Với nhiều nông dân Bhutan, sắm được điện thoại di động giờ vẫn là điều hơi xa xỉ, nhưng có lẽ hàng trăm năm trước khi điện thoại di động ra đời, những người Bhutan đã có cách để chuyển thông tin của họ lên đến Thượng đế và đức Phật. Những lá cờ phướn bằng vải chép đầy kinh nguyện ấy trong cơn gió ào ạt trên núi xa sẽ tung bay và chuyển lên trời những điều họ muốn nói mà không cần đến chiếc điện thoại di động hiện thân của văn minh thế kỷ 21 kia! Hạnh phúc từ chính tâm linh mình, an lạc từ bên trong tâm hồn mình chính là hành trình của những cư dân Bhutan.
Nhưng không thể nói về hạnh phúc chỉ với những khái niệm tâm linh mơ hồ như thế. Giữa cõi người đầy sân si, thực tế những câu chuyện về vật chất thông thường tác động vào thước đo hạnh phúc thì Bhutan vẫn điềm tĩnh giữ một sự quân bình hiện diện trên những giá trị vật chất cụ thể, ví như chuyện xe cộ, nhà cửa. Ở Bhutan thật khó mà nói được điều đó khi nhìn vào nhà cửa hay xe cộ! Kiến trúc nhà ở của Bhutan tuân thủ theo quy định riêng, cùng khuôn mẫu kế thừa như kiến trúc các dzong, có thể thấy nhà này to hơn nhà kia chút ít nhưng không thể nhìn vào đấy để đánh giá khoảng cách giàu hay nghèo, xấu hay đẹp.
Tương tự như thế, trên đường phố của các đô thị lớn ở Bhutan, chiếc ôtô gia đình thông dụng hầu hết là loại xe nhỏ bốn chỗ ngồi hiệu Maruti của Hãng Suzuki (nhang nhác như Kia Morning ở Việt Nam), hiếm hoi lắm mới thấy những chiếc Toyota Prado hay Santa Fe. Ngay một người bạn mới quen của chúng tôi, tổng giám đốc Đài truyền hình Bhutan (Bhutan Broadcasting Service - BBS), anh Tashi Dorji khi đến khách sạn đón chúng tôi đi cà phê, anh và gia đình cùng đi trên một chiếc Hyundai i20 rất bình dân. Trang phục của người Bhutan thì ai cũng như ai, luôn là những chiếc gho và kira truyền thống. Hình như người Bhutan ít mắc phải hội chứng “phải hơn chúng nó” như nhiều xứ khác.

Kỳ 5:
Từ “vương quyền” đến dân chủ
TT - Những ngày ở Bhutan ấn tượng nhất với tôi là một công trình hoang tàn đổ nát nằm ở bắc thành phố Paro: pháo đài Drukgyeldzong.
Những ngày ở Bhutan, chúng tôi được đi thăm thú khá nhiều pháo đài và tu viện. Tuy nhiên pháo đài gây ấn tượng nhất với tôi không phải là sự nguy nga của Thimphudzong, nét lãng mạn bên hàng hoa tím ở Punakhadzong hay vẻ kiêu hãnh của tu việnTaktsang cheo leo trên đỉnh vực thẳm... mà là một công trình hoang tàn đổ nát nằm ở bắc thành phố Paro: pháo đài Drukgyeldzong.

Đức vua thứ tư Jigme Singye Wangchuck trao vương miện truyền ngôi cho con trai - hoàng thái tử Jigme Khesar Wangchuck. Ảnh L.Đ. Dục chụp lại từ ảnh tư liệu.

Ngụ ngôn dưới pháo đài cổ
Pháo đài Drukgyeldzong được xây nên bởi Tenzin Drukdra theo lệnh của Ngawang Namgyal, người có công thống nhất Bhutan, vào giữa thế kỷ 17 (1649) để kỷ niệm chiến thắng trước người Tạng. Lịch sử của quốc gia nhỏ bé bên triền Himalaya này cho đến thế kỷ 17 vẫn là một nhà nước “chắp vá” gồm các thái ấp của các lãnh chúa.
Dưới chân pháo đài cổ này là ngôi làng Drukgyel, một ngôi làng đẹp và bình yên dưới bóng những cây vân sam và tuyết tùng cổ thụ. Từ đây nhìn ra dãy Himalaya, phía biên giới với Tây Tạng (Trung Quốc) chỉ vài chục cây số, có thể nhìn thấy những đỉnh núi phủ tuyết lấp lánh trong ánh nắng chiều. Hình ảnh một ngôi làng đẹp và bình yên cạnh biên giới cũng là một ngụ ngôn của câu chuyện Bhutan.
Không thể không nhắc đến một điều quan trọng trong ngoại giao của Bhutan là đất nước này đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc từ năm 1950, ngay sau khi Tây Tạng thuộc về Trung Quốc.
Sau này, khi hỏi han những người bạn Bhutan về chuyện đóng cửa biên giới với Trung Quốc này có phải vì Bhutan không muốn bị biến thành một Tây Tạng thứ hai, những người bạn Bhutan của tôi đã ý nhị trả lời rằng: “Bhutan chúng tôi biết mình biết người”.
Có lẽ nhờ biết mình biết người nên quốc gia bên triền Himalaya này đã có những bước đi rất riêng khiến cả thế giới sửng sốt, ví như câu chuyện đất nước Bhutan này đã chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sau 100 năm trị vì của triều đại Wangchuck sang chế độ quân chủ lập hiến thật... vui vẻ và nhẹ nhàng với một kịch bản chưa từng có trong lịch sử thế giới hiện đại.
Bởi lịch sử Bhutan vốn từng tồn tại như những mảnh ghép từ các lãnh chúa và thái ấp riêng biệt, mãi cho đến cuối thế kỷ 19, Ugyel Wangchuck, người sau khi đã đánh bại các đối thủ và thống nhất đất nước, đã được hội đồng các sư sãi và lãnh đạo các gia tộc lớn ở Bhutan bầu ông lên ngôi vua vào năm 1907 tại Punakha, trở thành vị vua đầu tiên của dòng họ Wangchuck. Hơn 100 năm qua, triều đại Wangchuck đến vị vua trẻ Jigme Khesar Wangchuck ngày nay là đời vua thứ năm.
Khi nhà vua đòi... dân chủ!
Câu chuyện về sự chuyển đổi thể chế chính trị ở Bhutan đã làm tốn giấy mực của khá nhiều hãng tin và nhiều tờ báo lớn trên thế giới vào tháng 3-2008.
Trong khi để đến được dân chủ nhiều quốc gia phải trải qua rất nhiều binh đao máu lửa và khát vọng dân chủ thường khởi phát từ quảng đại quần chúng thì Bhutan dường như ngược lại, khởi xướng khát vọng này và truyền đến khắp nhân dân lại từ đức vua và hoàng gia!
“Khi ấy, người dân Bhutan chúng tôi không hề mong mỏi sự thay đổi này, chúng tôi đã có một đức vua biết thương yêu và hết lòng chăm lo cho dân - đấy là Tashi đang nói về vị vua thứ tư là Jigme Singye Wangchuck - Suốt 34 năm trị vì của đức vua, thay vì xây dựng cung điện hay tích lũy tài sản, nhà vua đã tập trung mở mang đường sá, xây dựng trường học và bệnh viện, những đứa trẻ được đến trường không phải đóng học phí, những người bệnh không phải đóng viện phí và được chữa chạy một cách tốt nhất, vậy thì “dân chủ” làm gì nữa?”.
Đấy cũng là lý do của hầu hết cử tri Bhutan trước cuộc bầu cử, thậm chí những cuộc tập dượt bầu cử cũng được thực thi cho nhân dân làm quen dần, hai chính đảng được thành lập để tranh cử, những cuộc biểu tình trên đường phố để ủng hộ các đảng đã chia thành “phe phái” với những tiếng hô khẩu hiệu ồn ào đã khiến những người dân Bhutan hiền hòa, quen với sự tĩnh lặng không hề mong ước “dân chủ” một chút nào.
Tuy nhiên, là những thần dân yêu kính nhà vua, tất nhiên họ sẽ tuân theo lời kêu gọi của hoàng thượng dù thật lòng ai cũng nghĩ: Chúng ta đã có một đấng minh quân tận tụy lo cho dân, không hề mong gì hơn thế, vậy thì dân chủ mà làm gì!
Câu chuyện về tiến trình dân chủ ở Bhutan chiếm phần lớn cuộc trò chuyện giữa chúng tôi và Tashi tại một quán cà phê được xem là cổ nhất ở thủ đô Thimphu, quán vốn do một người Thụy Sĩ đã đến Bhutan từ mấy chục năm trước và gầy dựng nên. Cho dẫu cà phê hay những thứ bánh ngọt rất “xịn” của châu Âu đã có mặt từ hàng chục năm trước ở Bhutan, nhưng nền dân chủ ở đây lại không đến sớm như thế.
Tashi đã giải thích cho tôi rằng chính nhà vua vì quá lo lắng đến tương lai của đất nước nên đã thúc đẩy nhanh việc thiết lập một thể chế dân chủ ở Bhutan, trước việc những thần dân của mình cho rằng đã có đức vua anh minh, không cần phải thay đổi gì nữa, nhà vua đã giải thích rất giản dị: Đúng là chúng ta đang ổn định và phát triển, nhà vua và hoàng gia hết lòng chăm lo cho dân chúng, nhưng liệu một ngày nào đó những ông vua tiếp theo có thật sự thông minh và giỏi giang, thật sự tận tâm và nhiệt huyết lo cho đất nước, cho nhân dân? Bởi thế, một chính thể dân chủ chính là để phòng ngừa những điều đó, khi đó chính nhân dân sẽ bầu ra người lãnh đạo sáng suốt và tận tụy để làm cho nhân dân hạnh phúc hơn, đất nước hiện đại hơn!
Đã năm năm, kể từ ngày bầu cử 24-3-2008, Bhutan đang trở thành một quốc gia dân chủ non trẻ nhất thế giới.
Vị vua thứ tư Jigme Singye Wangchuck (ở ngôi từ năm 1972-2006) là người đã có câu nói nổi tiếng: “Không lãnh tụ nào được lựa chọn bằng nối dõi tông đường mà phải bằng công lao của mình”. Thật ngạc nhiên khi câu nói có tầm vóc một danh ngôn ấy không phải từ một nhà dân chủ nào mà lại là từ một ông vua Bhutan, người lẽ ra phải bảo vệ truyền thống “cha truyền con nối”.
Vua Jigme Singye đã nói câu đó vào năm 1996, và hơn mười năm sau, năm 2006, khi ông tuyên bố thoái vị, nhường ngôi cho con trai là Jigme Khesar Wangchuck, trở thành vị vua thứ năm của Bhutan, vị vua trẻ này sẽ thực hiện công cuộc dân chủ cho đất nước mình bằng việc đi bộ gần một tháng trời qua những làng mạc trên non cao. Chính vua đã gặp gỡ các thần dân của mình để vận động mọi người tham gia vào cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên vào ngày 24-3-2008, chuyển Bhutan từ chế độ quân chủ chuyên chế sang quân chủ lập hiến, thủ tướng sẽ đứng đầu quốc gia và nhà vua lúc này chỉ đóng vai trò cố vấn.

Kỳ 6:
Tiếng gầm của rồng sấm
TT - Người Bhutan gọi đất nước mình là Druk Yul - nghĩa là miền đất của rồng sấm (Thunder Dragon). Hình ảnh con rồng không chỉ hiện diện trên quốc kỳ Bhutan, một con rồng trắng kiêu hãnh trên lá cờ chia theo đường chéo với một nửa màu vàng và nửa kia màu đỏ cam.

Thủ đô Thimphu nổi tiếng bởi đây không có đèn tín hiệu giao thông.
Ảnh L.Đ. Dục

Ở Bhutan hầu như từ druk (rồng) có thể gặp khắp nơi nơi. Ghé đến những hiệu sách ở Bhutan, tôi chú ý đến một cuốn sách có cái tên rất gợi: Bhutan - the roar of the thunder dragon (Bhutan - tiếng gầm của rồng sấm), tác giả cuốn sách này là tiến sĩ Lyonpo Om Pradhan, một trí thức lớn của Bhutan.
Cuộc gặp giữa Nobel kinh tế và... GNH
Có lẽ nói rồng sấm Bhutan đang “gầm” là một động từ hơi mạnh và hơi xa lạ với tính cách vốn bình lặng của xứ sở này.
Nhưng nếu nói Bhutan đang “gầm” cũng không sai, bởi con đường Bhutan lặng lẽ đi lên từ... mấy chục năm qua, trong một quốc gia khá kín đáo và biệt lập, thấm đẫm tinh thần Phật giáo, không ngờ triết lý phát triển ấy của Bhutan lại rất trùng hợp với ý tưởng của những giáo sư hàng đầu được trao giải Nobel kinh tế năm 2002!
Từ năm 1972, Bhutan bắt đầu phát triển theo mục tiêu hướng tới “Tổng hạnh phúc quốc gia” (GNH) khi khái niệm này được đưa ra lần đầu, đúng 30 năm sau, giải Nobel kinh tế năm 2002 được trao cho hai nhà khoa học Mỹ, giáo sư Vermon Smith và Daniel Kahneman, với công trình “Ảnh hưởng của tâm lý tới quyết định chi tiêu của người dân và những bằng chứng thực nghiệm từ thập kỷ 1960 đến nay”.
Nghiên cứu này vạch ra hướng mới về mối quan hệ giữa tâm lý học và kinh tế học. Và con đường mà Bhutan đã đi từ bấy lâu nay, trước khi có giải Nobel kinh tế 2002 kia, là một sự đồng điệu như thế, giữa kinh tế học và tâm lý học.
Để có thể hiểu hơn những dòng đánh giá trong Wikipedia về nền kinh tế của Bhutan “GNH quan trọng hơn GDP - lời tuyên bố này dường như đã đi trước những khám phá gần đây của các nhà tâm lý học kinh tế phương Tây, gồm cả người đã đoạt giải thưởng Nobel 2002, với vấn đề về sự liên quan giữa mức độ thu nhập và hạnh phúc”, tôi đã lần mò vất vả đọc lại các khái niệm hàn lâm của Nobel kinh tế 2002 với rất nhiều thí nghiệm thực chứng của D. Kahneman và V. Smith để tạo ra “lý thuyết viễn cảnh” - cơ sở để hai giáo sư này được trao giải Nobel kinh tế.
Căn cứ của lý thuyết này là mối quan hệ giữa kinh tế học và tâm lý học sẽ giúp con người tránh được những quyết định thiếu nhất quán, cảm tính, chủ quan để đạt được sự chắc chắn.
Chiếc gho, kira và những bản nhạc rock...
Một đêm ở lại thủ đô Thimphu, chúng tôi nhờ anh chàng hướng dẫn viên Leki Dorji dẫn đến một “điểm vui chơi” hơi ồn ào một tí ở đây.
Dù len lách qua nhiều hẻm phố, nhưng “điểm vui chơi” ấy vẫn quá hiền hòa, nhạc có thể với tiết tấu hơi mạnh, các cô gái Thimphu trẻ trung đã nhảy rất “bốc” trên sân khấu nhưng ở đó không có “show hàng” hay “quấn cột”, không có thuốc lá (đương nhiên) và với điệu nhảy mang dáng vẻ một bài dân vũ trên non cao ấy, được các cô gái biểu diễn trong bộ y phục kira truyền thống kín mít từ gót chân lên... đến cổ.
Rời “điểm vui chơi”, trong cơn mưa đêm, đi qua phố Norzin Lam - đại lộ chính của thủ đô Thimphu - vẫn đầy những hàng ôtô rất trật tự đi qua vòng xuyến trung tâm.
Ở đó có một cái “bốt” mà vào ban ngày chúng tôi đi qua vẫn thấy chàng cảnh sát trẻ đeo găng trắng điều khiển hàng đoàn xe cộ lưu thông trong một “vũ điệu” lạ lùng thay cho đèn tín hiệu.
Vài năm trước, tại vị trí này một trụ đèn tín hiệu giao thông đã được dựng lên nhưng rồi người dân thủ đô Thimphu cho rằng điều khiển xe theo tín hiệu đèn không thuận lợi như khi chưa... có đèn, vì thế cột đèn bị dời đi, thay vào đó vẫn là cái bục để anh cảnh sát điều khiển các luồng xe qua lại bằng tay (nhờ thế Bhutan đã giữ thêm một kỷ lục nhất thế giới khác: là thủ đô duy nhất trên thế giới không có hệ thống đèn tín hiệu giao thông).
Hệ thống tín hiệu của thế giới hiện đại ấy không (hoặc chưa) thể phát huy vai trò tích cực của nó ở đất nước này, nhưng hệ thống truyền hình và Internet thật sự đã có ảnh hưởng.
“Truyền hình luôn gắn liền với quảng cáo và quảng cáo thì luôn thôi thúc người ta tiêu thụ, tiêu thụ, tiêu thụ... Sự thúc ép tiêu thụ không giới hạn ấy từ các chương trình quảng cáo khiến ta phải tự hỏi: cứ tiêu thụ như thế sẽ cạn kiệt mất nguồn tài nguyên vốn có hạn, rồi từ đó dẫn đến hủy hoại môi trường”. Nỗi âu lo ấy được bày tỏ không phải từ một người dân mà là một người đứng đầu cơ quan truyền hình Bhutan, anh Tashi Dorji mà chúng tôi may mắn được quen biết qua sự giới thiệu của một người bạn.
Chia sẻ nỗi lo ấy, chính những người làm truyền hình Bhutan cũng tìm cách cân bằng và hóa giải sự xâm thực của những kênh truyền hình ảnh hưởng đến những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước mình.
Những câu chuyện về Bhutan mà chúng tôi đọc được từ các phóng viên nước ngoài thường luôn đề cập sự xuất hiện của những đứa trẻ “thế hệ mới” ở Bhutan, thay vì trang phục gho truyền thống, chúng thích mũ trùm đầu và quần jean, mê những ban nhạc rock vẫn biểu diễn trên các kênh truyền hình nước ngoài. Đấy là điều bình thường với bất cứ đứa trẻ nào trên thế giới, bởi những cái mới lạ luôn luôn có hấp lực với chúng.
Nhưng buổi trưa đầu tiên chúng tôi đến thủ đô Thimphu lại nhằm vào ngày thứ bảy, đúng phiên chợ cuối tuần. Trên cái sân khấu gỗ ở tầng hai của ngôi chợ thủ đô, chúng tôi đã gặp những thanh thiếu niên vui chơi thật hồn nhiên.
Nhiều thiếu niên mang giày Nike, quần Adidas, áo gilê và trình diễn những điệu nhảy có lẽ được học từ truyền hình. Mấy em bé gái, có em mang kira, có em mang quần len bó nhảy say sưa trên nền nhạc nhẹ sôi động, không gian chợ ngập tràn niềm vui tươi trẻ chứ không gợn chút âu lo nào về cái gọi là “xâm thực văn hóa”.
Cố nhiên, trước cơn lốc “toàn cầu hóa”, làm sao Bhutan không thể không lo ngại, cho dù đất nước này là nơi duy nhất bảo tồn được Phật giáo Himalaya nguyên thủy. Đạo Phật cùng với lòng yêu kính hoàng gia là những điều cốt tử trong đời sống tinh thần của họ.

Người Bhutan tự xưng nơi họ sinh sống là vùng đất của sự sinh sôi, nảy nở, “nơi ở của rồng thần”. Mỗi năm vào khoảng tháng 5, 6 gió mùa từ Ấn Độ Dương mang nhiều hơi nước, men theo vịnh Bangladesh thổi ngược lên, sau đó thổi vào các con sông của Bhutan đi lên hướng bắc và bị chắn bởi dãy núi tuyết Himalaya.
Trong khoảnh khắc sấm chớp đùng đùng, mưa như trút nước, tựa như trăm ngàn con rồng trở về biển cả, những thác nước muôn trượng ào ào đổ xuống, tên gọi “quốc gia của rồng sấm” có nguồn gốc từ đó.

Kỳ cuối:
Ân tình Việt nơi xứ sở hạnh phúc
TT - Trước khi đến Bhutan, chúng tôi cố công tìm xem những mối liên hệ đã có giữa Việt Nam với Bhutan, và danh chính ngôn thuận trên văn bản là bản tin từ Bộ Ngoại giao cho biết: ngày 19-1-2012, tại trụ sở phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York, đại sứ Việt Nam tại LHQ Lê Hoài Trung và đại sứ Bhutan Lahtu Wangchuck đã ký thông cáo chung về thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Bhutan.

Một góc thủ đô Thimphu của Bhutan – Kiến trúc nhà cửa của thành phố sạch sẽ
và hài hòa với thiên nhiên. Ảnh L.Đ. Dục.

Tuy nhiên trước khi những phép tắc ngoại giao cấp nhà nước được ký kết, giữa Bhutan và Việt Nam đã có những câu chuyện ân tình rất cảm động.
Cơ duyên miền đất Phật
Năm 2000, Hội chợ triển lãm thế giới (Expo 2000) diễn ra ở thành phố Hannover, Đức, Bhutan cũng tham gia Expo 2000 này và để dựng lên gian trưng bày tại Hannover trong hình dáng một tòa dzong với kiến trúc đặc trưng của đất nước mình, Bhutan đưa một kíp thợ 20 người đến đây làm việc trong nửa năm trời. Dù thi công một công trình đại diện quốc gia ở một hội chợ tầm cỡ thế giới nhưng lo chỗ ăn ở đi lại ngần ấy con người trong nửa năm trời để làm việc, trong điều kiện mùa đông rét mướt của nước Đức là chuyện cũng không dễ. May sao, như một cơ duyên của vương quốc Phật giáo bên triền Himalaya này và một ngôi chùa Việt lại nằm tận nước Đức xa xôi: ngay trên con phố sẽ dựng tòa dzong của Bhutan, chùa Viên Giác trên phố Karlsruher chỉ cách vị trí khu triển lãm chừng mười phút đi bộ.
Và thế là sau khi có sự ngỏ lời của đại diện phía Bhutan, các sư tăng của nhà chùa Việt hoan hỉ đón tiếp kíp thợ 20 người của Bhutan đến tá túc miễn phí hơn nửa năm trời, họ ăn ở sinh hoạt ngay tại chùa để thuận tiện cho việc hoàn thành công trình trưng bày của nước mình. Expo 2000 ấy, hoàng hậu Bhutan sang Đức dự khai mạc, khi được biết sự giúp đỡ tận tình từ ngôi chùa Việt trên đất Đức, bà đã đến thăm chùa Viên Giác và sau đó những sư thầy từ ngôi chùa Việt trên đất Đức này đã đến thăm Bhutan trong sự đón tiếp trọng thị của hoàng gia.
Cũng liên quan đến hoàng gia, trong lễ tấn phong nhà vua trẻ Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, có một người Việt đã viết như thế này sau khi qua Bhutan dự lễ: “Và thằng bạn học năm xưa của tôi ở Oxford vừa lên làm vua”. Tình bạn ấy đã được nhắc nhiều trong những bài viết của anh về vị vua thứ 5 của xứ Bhutan - vốn là bạn học của anh ở Đại học Oxford danh tiếng nước Anh! Nhắc đến không phải vì người bạn ấy là vua của một xứ sở được mệnh danh là “hạnh phúc nhất thế giới” mà vì có những câu chuyện cảm động về nhà vua trẻ với thần dân của mình ít người được biết: “Hôm làm đám cưới ở cố đô Punakha xong, 7g sáng hôm sau vua và hoàng hậu Jetsun Pema đã lên xe trở về thủ đô Thimphu cách đó chừng hai giờ lái xe. Vậy nhưng phải đến 23g khuya cả hai mới về đến cung, vì trên đường về cứ mỗi khi có người dân ra đường đứng đón là cả hai lại xuống xe để có thể đến tận nơi cầm tay từng người một cảm ơn thăm hỏi. Không phải chỉ một bên đường mà cả hai bên cùng một lúc, không bỏ sót một ai...”.
Quỳnh, một người bạn của tôi đang làm việc ở Singapore, biết tôi đi Bhutan đã giới thiệu cho tôi gặp Pema, một cô bạn thân thiết của Quỳnh trong thời gian cùng học ở Singapore. Pema hiện phụ trách phòng nghiên cứu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Bhutan. Vậy nhưng khi tôi đến Bhutan thì vì công việc đột xuất, Pema lại đi công tác tại một địa phương giáp biên giới với Ấn Độ nên cô đã nhờ chị gái của mình là Kesang đến khách sạn đón chúng tôi đi chơi. Dù cuộc hội ngộ phải qua những liên lạc loanh quanh lòng vòng như vậy, nhưng thật bất ngờ khi chúng tôi lên thủ đô Thimphu, Kesang đã đến đón chúng tôi cùng với cả gia đình nhỏ của mình. Cuộc gặp ấy thật sự để lại trong chúng tôi những ấn tượng sâu đậm về tình người ở Bhutan, chan chứa và thân thiện mà không hề có những cảm giác dè chừng xa lạ. Và có lẽ sẽ thiếu sót nếu trong những câu chuyện về Bhutan này, chúng tôi không nhắc đến Kesang và gia đình cô với lòng biết ơn của mình về tình cảm mà gia đình cô đã dành cho chúng tôi khi lần đầu đến với đất nước xa xôi này.
Ly ara và chiếc máy cày Việt
Trước khi rời Bhutan, sau một ngày vất vả leo lên tu viện Taktsang ở độ cao hơn 3.200m, đôi chân dường như đã rã rời, lúc xuống núi, anh chàng hướng dẫn viên Leki nói với chúng tôi: “Chốc nữa sẽ cho các bạn đến nhà một nông dân Bhutan để tận mắt thấy hạnh phúc giản dị của họ”. Xe đưa chúng tôi ra ngoại ô phố Paro, ở một ngôi làng nhỏ có tên Shami. Để trút bỏ những mệt nhọc, chúng tôi được đón tiếp bằng những bồn gỗ chứa đầy nước nóng bốc hơi nghi ngút. Phía ngoài gian nhà với những chậu gỗ kia là bếp lửa với những viên đá to được nung nóng trong lò than đỏ rực. Những viên đá ở dưới chân Himalaya với mùa đông phủ tuyết và mùa hè nắng nung này tích lũy khí vị trời đất trong những phân tử của nó, sau khi nung nóng được thả vào bồn gỗ chứa đầy nước. Những cư dân bên triền Himalaya này cho đến bây giờ vẫn chống chọi lại mùa đông bằng những bếp lửa như thế, những viên đá nung đỏ như thế, và có lẽ núi cũng truyền cho họ sức mạnh của mình từ những sinh hoạt giản dị như thế!
Giữa cơn gió cuối chiều hun hút buôn buốt, trong căn bếp của gia đình người nông dân ở ngoại ô Paro ấy, chúng tôi còn được thưởng thức một thứ đồ uống rất đặc sắc từ chính tay chị chủ nhà pha chế với rượu ara (như rượu đế của xứ mình, chưng cất từ ngô hay gạo). Cho một ít rượu ara vào bình đun nóng lên, cho thêm một ít bơ và một quả trứng gà vào đấy, khi thứ hỗn hợp kia bắt đầu sôi thì rót vào ly và uống nóng, vị bơ béo xua tan giá rét, cùng với hương thơm của rượu và vị bùi của trứng.
Và bất ngờ hơn cả ly rượu ara pha với bơ và trứng gà kia là khi chị chủ nhà biết chúng tôi đến từ Việt Nam, chị đã nói một tràng tiếng Bhutan rất dài với vẻ mặt hoan hỉ, chàng hướng dẫn viên Leki đã dịch lại cho chúng tôi biết chị rất hài lòng với những chiếc... máy cày của Việt Nam! Quá đỗi bất ngờ nên chúng tôi hỏi thêm lần nữa: Vì sao lại có máy cày Việt Nam ở Bhutan này? Sau một hồi hỏi han, hóa ra Bhutan đã được Nhật tài trợ khá nhiều dự án để phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó có việc trang bị cho nông dân Bhutan những chiếc máy cày loại nhỏ (mà chúng tôi đoán là loại máy cày “công nông” chừng 12 sức ngựa). Sở dĩ là máy cày Việt Nam bởi vì nhà tài trợ (Nhật Bản) không muốn Bhutan mua máy của những quốc gia khác. Giữa miền đất xa xôi dưới chân Himalaya này, những nông dân ở một làng quê hẻo lánh biết tới quê hương đất nước của mình cũng là một niềm vui thật đáng nhớ với chúng tôi trong những ngày đến với Bhutan...

Tháng 05/2013.
Lê Đức Dục.

Nguồn: Tuổi Trẻ Online.
***TP st