Friday, August 31, 2012

Chữ Hiếu trong đạo Phật


Trong Phật Giáo có bốn hạng phước điền là:

- Ðức Phật,
- Chư vị A-la-hán,
- Mẹ, và
- Cha.

Đức Phật, chư vị A-la-hán, Mẹ và Cha là bốn thửa ruộng đệ nhất phì nhiêu trong thiên hạ để gieo trồng phước báu.

Chư Phật là những đóa hoa vô cùng quí giá của nhân loại, nhưng cũng là một thứ hoa vô cùng hy hữu. Chư vị A-la-hán là những đóa hoa quí báu khác, chỉ trổ sanh tươi tốt trong thời kỳ có một vị Phật toàn giác ra đời. Nhưng một bà mẹ hiền hay một ông cha lành thì hằng có trong mỗi gia đình.

Nếu con cháu hiểu được bổn phận mình, biết được công ơn cha mẹ và khéo khai thác hai thửa ruộng phì nhiêu sẵn có trong nhà, ắt sẽ được phong phú không sai. Nếu thận trọng gieo trồng trên hai sở thượng điền này những hạt giống tốt thì sớm chầy sẽ gặt được vô số quả tốt lành. Hữu hạnh thay cho trẻ con nào được sanh trưởng trong một gia đình mà cha phải đạo cha, mẹ tròn phận mẹ. Bao nhiêu tình thương, bao nhiêu lòng hiếu thảo của con trẻ sẽ lai láng tuôn đến cha mẹ.

Theo Phật Giáo, cái trọng ơn đối với cha mẹ mà con phải mang trong lòng thật không lường được. Ví dầu con phải cõng cha trên vai mặt, mẹ trên vai trái, đi khắp thế gian cả một thế kỷ và, trong thời gian ấy, cung phụng đầy đủ cho cha mẹ. Ví dầu phải đặt cha mẹ trên một mâm vàng đầy ngọc ngà châu báu, rồi thành kính quì lạy như lạy một hoàng đế thống trị nhân loại, lạy ngày lạy đêm đi nữa, vị tất con đã đền đáp đủ công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Theo Ấn-Ðộ Giáo, một ông thầy dạy đạo quí bằng một trăm ông thầy dạy chữ, một người cha bằng một trăm ông thầy dạy đạo, nhưng một bà mẹ hiền quí bằng một ngàn người cha.

Tại sao từ ngàn xưa ai ai cũng cho rằng ơn cha mẹ là cao quí, thiêng liêng hơn tất cả?

Không cần tìm hiểu xa vời. Một người cha lành bao giờ cũng dành để cho con những gì quí báu nhất của mình, hy sinh tất cả cho con và tìm hạnh phúc an vui trong sự hạnh phúc của con cái. Dầu giàu dầu nghèo, cha luôn luôn vẫn nghĩ đến vấn đề giáo dục cho con, nếu phải tiêu xài bao nhiêu tiền của cũng không tiếc. Niềm vui sướng nhất đời của cha là thấy con được nên người và sống đầy đủ trong sự yên lành, vui vẻ.

Về phần mẹ, từ lúc chưa thấy mặt con, mẹ đã đặt trong lòng một tình thương vô hạn. Nuôi con bằng sữa, mà sữa là gì nếu không phải là máu? Vậy, mẹ nuôi con bằng máu của mình. Lắm khi thức suốt đêm trường, không nhắm mắt, không nghỉ ngơi, để canh chừng ru hát cho con ngủ thẳng giấc. Công ơn cha mẹ không sao tả được. Con là núm ruột, là hòn máu, là một phần của mẹ, là kho vàng quí báu, là nguồn hạnh phúc vô bờ bến của mẹ. Con đau là mẹ xót, con mạnh thì mẹ vui. Thiếu con mẹ sẽ thấy lẻ loi hiu quạnh, buồn tẻ và vô phước.

Vậy, muốn đền ơn cha đáp nghĩa mẹ, đạo làm con phải hết lòng khuyên nhủ khi thấy cha mẹ sa chân lỡ bước vào đường tội lỗi, phải lựa lời khôn khéo mà thức tỉnh và dìu dắt cha mẹ trở lại nếp sống chơn chánh, vun bồi cuộc đời đạo đức cao thượng. Ðạo làm con chẳng những phải phụng dưỡng bằng những thức ăn vật lạ, cất nhà cao cửa rộng cho cha mẹ, mà còn phải kính cẩn dâng lên cha mẹ những món ăn tinh thần, tạo những cảnh nhàn lạc thích thú, để cho cha mẹ vui sống một nếp sống thanh cao, đạo đức.

Hỡi các con! Cha mẹ là cội phúc duy nhất trên đời của các con. Các con hãy tôn trọng ý muốn của cha mẹ. Trong lời nói, trong việc làm, trong cách đi lối đứng, trong tác phong hàng ngày, các con hãy làm thế nào để giữ tròn tiếng tốt cho gia đình, nhất là khi cha mẹ vắng mặt. Dầu cha mẹ đã khuất bóng, các con hãy luôn luôn tôn trọng thanh danh của gia tộc như vật thiêng liêng cao cả. Bổn phận làm con chẳng những phải bảo tồn danh giá của cha mẹ mà lại còn phải tránh điều gì có thể làm nhục nhã tông môn.

Trích từ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH của Ngài Nārada, bác Phạm Kim Khánh dịch Việt, Sài gòn - 1967.

Sādhu! Sādhu! Sādhu! Anumodāmi! Anumoveyyāvacca!
Rằm tháng 7 - Nhâm Thìn, Thuận Pháp - Phan Anh.

Saturday, August 18, 2012

Buddhist Blessing for All Beings


May everyone be happy and safe,
and may their hearts be filled with joy.
May all living beings live in security and in peace
beings who are frail or strong,

tall or short, big or small,
visible or not visible, near or far away,
already born or yet to be born.
May all of them dwell in perfect tranquility.
Let no one do harm to anyone.
Let no one put the life of anyone in danger.
Let no one, out of anger or ill will,
wish anyone any harm.

BÀI RẢI TÂM TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG BẰNG TIẾNG VIỆT

Nguyện cho tất cả chúng sanh đừng có oan trái lẫn nhau,
hãy cho được sự an vui, đừng có khổ,
đừng làm hại lẫn nhau, đừng hẹp lượng;
hãy cho được sống lâu, đừng bệnh hoạn,
hãy cho được thành tựu đầy đủ,
hãy giữ mình cho được an vui;
tất cả chúng sanh đang đau khổ, xin cho dứt khổ,
đang kinh sợ, xin cho hết kinh sợ,
đang thương tiếc, xin cho hết thương tiếc!

PĀḶIBHĀSAṂ ( PALI LANGUAGE - TIẾNG PALI)

Sabbe sattā averā hontu,
sukhitā hontu, niddukkhā hontu,
abyāpajjhā hontu, anīghā hontu,
dīghāyukā hontu, arogā hontu,
sampattīhi samijjhantu,
sukhī attānaṃ pariharantu,
dukkhappattā ca niddukkhā,
bhayappattā ca nibbhayā,
sokappattā ca nissokā hontu sabbepi pāṇino.

Tuesday, August 7, 2012

THỬ MỞ CÁNH CỬA VÀO TỨ NIỆM XỨ

I. BẢN KINH MN 10 – KINH NIỆM XỨ (Satipaṭṭhānasutta).

1. Bản tiếng Việt của HT. Minh Châu:
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
2. Bản tiếng Việt dịch từ tiếng Anh của Narada Mahathera:
http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&ppx6.htm
3. Bản tiếng Anh của Nyanasatta Thera - The Foundations of Mindfulness:
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.010.nysa.html
4. Bản tiếng Anh của Soma Thera - The Discourse on the Arousing of Mindfulness:
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.010.soma.html
5. Bản tiếng Anh của Thanissaro Bhikkhu - Frames of Reference:
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.010.than.html
6. Bản song ngữ Pali-Việt của Bhikkhu Indacanda:
http://paliviet.info/VHoc/13/010.htm
7. Bản tiếng Việt của H.T. Thích Nhất Hạnh:
http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/kinh-sach/36-kinh-vn/161-kinh-bn-lnh-vc-quan-nim

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Giảng Giải Kinh Đại Niệm Xứ.
Tác giả: Ngài Pa Auk Sayadaw, Tỳ Khưu Pháp Thông dịch Việt.
http://www.facebook.com/groups/paliviet/329721687114949/
2. Kinh Đại Niệm Xứ.
Tác giả: Thiền sư U Silananda, Tỳ Khưu Khánh Hỷ dịch Việt.
http://www.budsas.org/uni/u-dainiemxu/dnx-idx.htm
3. Tứ Niệm Xứ Giảng Giải.
Tác giả: Ngài S.N. Goenka, Tỳ Khưu Pháp Thông dịch Việt.
http://www.trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/TuNiemXu/index.htm
4. Thiền Tứ Niệm Xứ - Minh Sát Tuệ.
Tác giả: Cố Trưởng lão Giới Nghiêm.
http://buddhanet.net/budsas/uni/u-dainiemxu/gntnx01.htm
5. Giảng Kinh Tứ Niệm Xứ – TT. Chơn Thiện.
http://www.budsas.org/uni/u-phathoc-kl/phkl-2-14.htm
6. Tứ Niệm Xứ - Bốn Nền Tảng của Chánh Niệm.
Tác giả: Bhikkhu Brahmavamso, Dr. Bình Anson dịch Việt.
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vbud/vbthn026.htm
7. Toát Yếu Kinh Trung Bộ - SC. Trí Hải.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-ty-01.htm
8. The Way of Mindfulness by Soma Thera.
http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/soma/wayof.html
9. Kinh Niệm Xứ của Trung A Hàm - TT. Tuệ Sỹ dịch Việt.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-ahamtrung/trungaham098.htm

III. PHÂN TÍCH TỪ NGỮ PALI.

   Thuận Pháp Dhammiko: <<Idha bhikkhave bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. Vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. Citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. Dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ>>

Đoạn Pali trên như cái chìa khóa để mở cánh cửa vào bài Kinh Niệm Xứ. Tiếc rằng mỗi bản dịch mỗi khác biệt. Vì cách giải thích khác biệt nên pháp hành sai biệt, tạo thành các trường phái khác nhau, như trường phái niệm thọ, trường phái niệm tâm,...Kính nhờ Sư Đức Hiền, Ven Adhiṭṭhāna, Cô Nguyen Huong,...phân tích từ ngữ Pali đoạn kinh trên nhằm giúp cho PLCĐ một hướng khách quan nhất!

   Ven Adhiṭṭhāna: Cố gắng dịch và phân tích một cách khách quan nhất:

‘‘Katame cattāro? Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ.
“Bốn điều nào? Ở đây (ngay trong giáo pháp này), này các thầy tỳ khưu! một vị tỳ khưu trú trên thân có sự theo dõi thân, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian; (vị tỳ khưu đó) trú trên các cảm thọ, có sự theo dõi cảm thọ, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian; (vị tỳ khưu đó) trú trên tâm, có sự theo dõi tâm, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian; (vị tỳ khưu đó) trú trên các pháp, có sự theo dõi pháp, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian.

Phân tích ngắn:
- Idhāti imasmiṃ sāsane – ngay trong giáo pháp này.
- Ātāpīti tīsu bhavesu kilese ātāpetīti ātāpo, vīriyassetaṃ nāmaṃ - Thiêu đốt ba phiền não gọi là ātāpa, với sự tinh tấn như vậy gọi là ātāpa. ( ā + căn tap với căn tap mang nghĩa thiêu đốt)
- Sampajānoti sampajaññasaṅkhātena ñāṇena samannāgato – Sự sở hữu được trí tuệ. (saṃ + pa + căn ñā)
- Kāyānupassī = kāyaṃ + anupassīti. Đây là 1 dạng dutiya vibhatti tappurisa samāsa (sử dụng như tính từ) – (người) có sự theo dõi trên thân. Anupassī – anu + căn dis + ṇī tiếp vĩ ngữ - người nào đó có sự theo dõi, quan sát; đây là một dạng assatthi taddhita.
- ‘‘anupassī’’ti tattha katamā anupassanā? Yā paññā pajānanā…pe… sammādiṭṭhi. Ayaṃ vuccati anupassanā. Imāya anupassanāya upeto hoti samupeto upāgato samupāgato upapanno sampanno samannāgato. Tena vuccati anupassīti. (trong chú giải aṭṭhakathā chỉ giải thích đại khái vậy thôi)
- vineyya – đây là dạng sattamī vibhatti của từ vineti (vi + ni +e), căn ni có nghĩa là dẫn dắt, nhưng lại có nghĩa khác là loại bỏ.

Nhờ sư huynh Từ Minh kiểm tra lại trong Nissaya của Myanmar, hay trong tự điển họ phân tích các từ anupassī, kāyānupassī, ātāpī, v.v. như thế nào.

   Thuận Pháp Dhammiko: @‎Ven Adhiṭṭhāna: <<“Bốn điều nào? Ở đây (ngay trong giáo pháp này), này các thầy tỳ khưu ! một vị tỳ khưu trú trên thân có sự theo dõi thân, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian; (vị tỳ khưu đó) trú trên các cảm thọ, có sự theo dõi cảm thọ, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian; (vị tỳ khưu đó) trú trên tâm, có sự theo dõi tâm, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian; (vị tỳ khưu đó) trú trên các pháp, có sự theo dõi pháp, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian.>>

=> một vị tỳ khưu trú trên thân có sự theo dõi thân, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, NẾU VẬY THÌ (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian;...(TP cảm ơn Ven Adhiṭṭhāna nhiều vì kiểu dịch này :)

Bài kinh nói rằng, một vị muốn niệm thân thì phải trú trên thân mà niệm, muốn niệm thọ thì phải trú trên thọ mà niệm,... và muốn sự niệm có hiệu quả thì phải có sự hiểu biết, có nhiệt tâm, làm miết như vậy thì loại bỏ được tham, ưu ở trên đời.

   Sư Từ Minh: Hiểu 4 pháp (nhiệt tâm, có sự nhận biết, có niệm, có sự quán thân) ngang nhau theo cấu trúc văn phạm như Ven Aditthana là một cách giải rất mới lạ. Thường trong những sách giải về bài kinh này, cũng như những vị thiền sư dạy: sự nhiệt tâm, có sự nhận biết, có niệm bổ trợ cho lối sống tu tập (quán thân).

- Còn một điểm nữa: Ở phần ‘‘Katame cattāro? Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ, ..."
Ở đây đức Phật nói: ātāpī (có nhiệt tâm) sampajāno (có sự rỏ biết) satimā (có niệm) như 3 pháp hổ trợ cho vị sống quán thân (kāyānupassī).
Nhưng ở phần chi tiết về niệm hơi thở đức Phật lại dạy:
- So satova assasati, satova passasati. - Chỉ có niệm vị ấy thở ra, chỉ có niệm vị ấy thở vô; ở đây chỉ CÓ NIỆM (satova=sati+eva), mà không phải là ātāpī sampajāno satimā.
- Dīghaṃ vā assasanto ‘dīghaṃ assasāmī’ti pajānāti..., - và khi thở ra dài, vị ấy tuệ tri tôi thở ra dài...ở đây là TUỆ TRI (pajānāti) mà không phải là ātāpī sampajāno satimā.
- Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati..., - vị ấy tập rằng: tôi sẽ thở ra có ý thức rõ toàn thân (hởi thở chặng đầu, giữa, cuối), ở đây là VỊ ẤY TẬP (sikkhati) mà không phải ātāpī sampajāno satimā.
- Không biết dụng ý đức Thế Tôn dùng từ ở đây như thế nào? Hay satova, pajānāti và sikkhati mỗi pháp đều có 3 "cái" ātāpī sampajāno satimā? Hay là đức Phật đi từ tổng quát ( ātāpī sampajāno satimā) rồi đến chi tiết hành trì (satova, rồi pajānāti rồi sikkhati).
Xin chư vị chia sẻ chỗ này.

   Ven Adhiṭṭhāna: @ Sư ‎Từ Minh, về mặt ngữ pháp thì 4 chi trên đều bổ nghĩa cho chữ Bhikkhu, ý nói nó ngang nhau là ngang nhau như vậy.

‘‘Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ.
Ở đoạn trên Đức Phật Ngài dùng từ rất rõ ràng như thế này: "(Nếu) 1 vị tỳ khưu sống trên thân có sự dõi theo thân (kāyānupassī), có nhiệt tâm (atīpī), có sự rõ biết (sampajāno), có niệm (satimā)>>> (thì vị ấy sẽ có thể ) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian.
Vấn đề được đặt ra : nhiệt tâm (ātīpī), rõ biết (sampajāno), chánh niệm (satimā) đã đủ hay chưa để cho đến kết quả tốt đẹp là sẽ có thể loại bỏ được tham ái (abhijjhā) và domanassa (sầu ưu).
Ở phần đoạn văn này, Đức Phật đưa ra điều kiện và kết quả (hãy đủ điều kiện đi cái đã :P).
Tiếp tục,
- So satova assasati - Vị đó tỉnh giác thở vào - satova= sata + eva với sata bổ nghĩa cho chủ ngữ so.
- satovapassasati - vị đó tỉnh giác thở ra.
- Dīghaṃ vā assasanto “Dīghaṃ assasāmī”ti pajānāti, dīghaṃ vā passasanto “Dīghaṃ passasāmī”ti pajānāti - Trong khi đang thở vào dài, vị đó biết "tôi đang thở vào dài", hay là trong khi đang thở ra dài vị đó biết "tôi đang thở ra dài".
- Rassaṃ vā assasanto “Rassaṃ assasāmī”ti pajānāti, rassaṃ vā passasanto “Rassaṃ passasāmī”ti pajānāti - Trong khi đang thở vào ngắn vị đó biết "tôi đang thở vào ngắn", hay là trong khi thở ra ngắn vị đó biết "tôi đang thở ra ngắn".
- “Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī”ti sikkhati, (vị đó) thực tập "có sự cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào".
- “Sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī”ti sikkhati, (vị đó) thực tập "có sự cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra".
- “Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī”ti sikkhati, (vị đó) thực tập "thân có được sự yên tịnh, tôi sẽ thở vào".
- “Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī”ti sikkhati, (vị đó) thực tập "thân có được sự yên tịnh, tôi sẽ thở ra".

Đệ mạo muội dịch lại phần này theo ý mình vì có những điểm sau đây:
Khi vị đó thực hành, sự tiến bộ theo từng bước, lúc đầu chỉ là sự nhận biết hơi thở vào ra >>> tiếp theo hơi thở dài ngắn >>> tiếp theo trước khi thở vào hay thở ra vị đó nhận biết được toàn thân >>> tiếp theo trước khi thở vào hay thở ra, vị đó lại xem thân mình đã yên tịnh hay chưa. Một chuỗi tiếp diễn quá trình thực hành như thế này đã đủ để gọi là satimā hay chưa? :D

   Sư Từ Minh: @‎Ven Adhiṭṭhāna, Ba pháp như cái kiềng ba chân bổ trợ cho nhau, thiếu một chân cái kiềng sẽ không đứng vững được; trong pháp hành cũng thế, nhiệt tâm (ātāpī) sẽ hổ trợ cho chánh niệm (satimā) trên đối tượng và rõ biết (sampajāno) làm cho đề mục rõ ràng không lầm lẫn. Ở cấp độ thấp ba pháp này có thể loại bỏ tham ái, sầu ưu, và cả si mê ngay lúc tu tập, khi tuệ minh sát (16 tuệ vipassanā paññā) phát triển sẽ loại bỏ chúng một cách hoàn toàn.

Nguồn từ FB Group: Pali-Chuyên đề.

GHI ÂM VÀ PHÁT ÂM (LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ SANDHI Ở VĂN TỰ PALI)

I. NGHE ÂM RỒI VIẾT THÀNH CHỮ, ĐỌC CHỮ RỒI PHÁT RA ÂM.

- Tiếp theo đề tài HỎI VỀ CÁCH PHÁT ÂM ENGLISH, cần phải trình bày thêm một số khái niệm như sau: Sự phát ra âm thanh (articulation) ở miệng có liên quan đến các bộ phận phát âm (articulators) chủ yếu là lưỡi, răng, môi, rồi tính thêm mũi, cổ họng, nóc họng, bụng, v.v... Ví như ống sáo, hoặc cây kèn, bấm vào nốt nào rồi thổi hơi gió vào thì sẽ có âm thanh tương ứng phát ra, thì việc phát âm ở miệng cũng vậy, tùy thuộc vị thế của răng lưỡi, v.v... và hơi gió mạnh yếu mà có âm thanh của cái từ ngữ mà mình muốn đọc; nghĩa là muốn đọc âm này nhưng các bộ phận phát âm đặt không đúng chỗ thì không có âm thanh chính xác được. Dạy trẻ em nói chớt cũng vậy, phải lắng nghe và phát hiện cho ra điểm sai của các em lúc phát âm mà chỉ dạy, còn cứ cho ăn đòn lúc đọc sai thì không có hiệu quả. Do đó, để phát âm đúng cách thì phải học cách phát âm, còn nghe âm thanh rồi bắt chước phát lại thì khó đạt được kết quả hoàn hảo, lấy thí dụ các từ world, girl, v.v... Điều muốn đề cập ở đây  là: Các ngài thời xưa nghe rồi ghi lại âm thành văn tự, và chúng ta căn cứ theo cái văn tự đó mà tái tạo lại âm thanh thì cái âm thanh thời xưa và cái âm thanh của chúng ta tái tạo lại ngày hôm nay đương nhiên có nhiều sai biệt. Viết đến đây thì cũng cần nói rõ là quý vị đừng đòi hỏi cái gì TUYỆT ĐỐI ở bài viết này, vì việc đó không phải dễ dàng. 

- Ngôn ngữ có trước các quy luật về văn phạm, nghĩa là văn phạm tổng kết lại các trường hợp xảy ra ở ngôn ngữ thành các quy luật, và từ các quy luật đó ảnh hưởng ngược lại cách viết và cách nói của cái ngôn ngữ đó. Vì vậy, người bản xứ học ngôn ngữ mà không cần phải học văn phạm. Nhưng đối với những người học ngôn ngữ thứ hai hoặc thứ ba, nhất là hạng lớn tuổi, thì đi theo quy trình ngược lại, nghĩa là học ngôn ngữ qua cấu trúc văn phạm  là chủ yếu. Sở dĩ đề cập đến vấn đề này vì việc viết lại văn tự chịu ảnh hưởng của văn phạm rất nhiều.

 II. SỰ LIÊN HỆ ÂM THANH GIỮA CÁC NGUYÊN ÂM - SARASANDHI.

Nhắc lại: Pali gồm có 8 nguyên âm: a, ā, i, ī, u, ū, e, o.
Cách phát âm cũng tựa như tiếng Việt.
Giờ chỉ trình bày về a, i, u, e, o (ā, ī, ū cũng tương tợ như a, i, u).

- Giờ bạn hãy đọc nguyên âm a rồi nguyên âm i theo lối tiếng Việt trong cùng một hơi thì bạn sẽ nghe rằng: a + i => ai (cái này chính là sandhi). Còn Pali thì sao? Bạn hãy đọc lại nguyên âm a rồi nguyên âm i một lần nữa, hơi chậm một tí. Bạn cảm nhận điều gì? Bạn có nghe được cái âm của nguyên âm e không? Bạn có nhớ điều đã trình bày trước đây: Do vị thế của các bộ phận phát âm như răng, lưỡi, v.v... mà có các âm thanh tương ứng phát ra, không phải do ước muốn của bạn. Giờ bạn hãy đọc lại nguyên âm a rồi nguyên âm i một lần nữa đi, trong quá trình phát âm a rồi i, các bộ phận phát âm sẽ di chuyển qua vị thế của nguyên âm e, nên âm e được tạo thành.
Do đó, sandhi của Pali sẽ là: a + i => e => ai.

- Tương tợ, bạn phát âm a rồi u theo tiếng Việt thì âm thanh được tạo ra sẽ là au:
a + u => au
Còn Pali thì sao? Trước khi thành âm au, thì sẽ có âm o phát ra, nên sẽ được viết như sau:
a + u => o => au.

TRƯỜNG HỢP NGƯỢC LẠI:
- Theo cách đánh vần của tiếng Việt
- i + a => ia.
- u + a => ua.

- Còn Pali thì sao? Bạn hãy phát âm và lắng nghe, đọc từ từ chậm rãi,
iii rồi aaa trong cùng một hơi thì âm tạo ra sẽ nghe như là ya.
uuuu rồi aaaa trong cùng một hơi thì âm tạo ra sẽ nghe như là va/wa
- i + a => ya (được giải thích là i => y).
- u + a => va (được giải thích là u => v).

TỔNG KẾT:
- Tiếng Việt:
- a + i => ai; a + u => au.
- i + a => ia; u + a => ua.

- Tiếng Pali:
- a + i => e => ai; a + u => o => au.
- i + a => ya; u + a => va.

Bạn đang ở level 2 của chương trình Pali. Bởi vì bài học về Sandhi được trình bày ở tập 2 theo tài liệu của Ngài A. P. Buddhadatta (chỉ trình bày chứ không có giải thích).

***
Hỏi: Vì sao trong Pali lại có hình thức thu gọn lại là: o = ava ; e = aya. Đây có phải do chuyện phát âm không? hay là do mục đích làm thơ kệ trọng Pali.
Đáp: a + u => o => au + a => (av + a) => ava
Âm o kéo dài thêm a thì thành ava. Âm e kéo dài thêm a thì thành aya. Việc rút ngắn hay kéo dài âm thanh đều được áp dụng ở kệ ngôn. 
Ví dụ: gāravo ca nivāto ca / santutthi ca kataññutā (Maṅgalasuttaṃ)
gāravo từ chữ garu (a => ā, u => ava). 
Hoặc bhoti and bhavati, neti and nayati, v.v...
Nên nhớ là văn phạm đi theo sau để giải thích ngôn ngữ. Ví dụ như nổi hứng rồi xuất khẩu thành thơ thì khác, còn ngồi tính vần điệu để mà làm thơ thì 2 bài thơ đó có giá trị khác nhau. Một điểm đáng lưu ý là đọc Pali của Chánh Tạng và Pali của Atthakatha có âm hưởng khác nhau bởi vì Pali Chánh Tạng là ngôn ngữ tự nhiên, còn giai đoạn về sau là ngôn ngữ của sự tính toán theo văn phạm nên không còn cái âm điệu nữa. Sư có thể đọc lại mấy câu Pali mà Sư đã làm từ bài tập dịch từ tiếng Việt (hay tiếng Anh) sang tiếng Pali thì sẽ cảm nhận được ngay. Ngay cả mấy câu Pali mà các tác giả tự đặt ra cho phần bài tập dịch từ Pali sang Việt (hay Anh) cũng vậy.

By Bhik. Indacanda.
Nguồn từ FB Group: Pali-Chuyên đề.

Monday, August 6, 2012

Đức Phật nói tiếng gì?

Question:

- What language did the Buddha speak? Some sources say Sanskrit and some Magadhi. Now I wonder is there any evidence? 

Answer by Kare Albert Lie (Norway, 11 June 2010):

- He did not speak Sanskrit. At the Buddhas time different dialects were spoken in Northern India. They were probably not very different from each other, and not very different from Sanskrit. Pali is a standardization from these dialects (we find traces of different dialects in Pali), a couple of hundred years after Buddha, and the Pali texts therefore probably are as close to the Buddha's own language as we can reasonably expect to get.

The term Magadhi is ambiguous. It means "from Magadha", and so we have to ask what area was called Magadha, and at what time. 

At the Buddha's time Magadha was one of several states in Northern India. We do not know if, or how much, the dialect in Magadha at that time differed from the neighboring dialects. As far as I know, we have no documentation for the use of Magadhi as a linguistic term at that time.

Magadha was a rather aggressive kingdom, and after the Buddha's time it conquered other states and expanded until it covered most of India at the time of Asoka. Asoka was king of Magadha, that is, he was king of "greater Magadha" - most of India. At his time Buddhism was exported to Sri Lanka, and so were the Pali texts. But Sri Lankan commentators did not call the language "Pali".They called it Magadhi, which is quite logical, since the texts had been brought to them from Magadha, from "greater Magadha", that is - from the Indian mainland. Therefore the term Magadhi for the Pali language as used in the commentaries, probably mean nothing more than "Indian".

Later, the Asokan dynasty fell from power, and the name Magadha was again restricted to the area, the province that had been the original state of Magadha at the Buddha's time. During the centuries the dialects in different parts of India had diverged (as is normal for languages), and the dialect of Magadha had acquired its own distinctive features. Now came the time of the great Sanskrit dramas, and the Sanskrit authors consciously used different dialects and cultivated these as written sociolects, which were called Prakrit. Thus there arose a Prakrit language/dialect called Magadhi.

There seems to have been quite a lot of confusion due to these different usages of the term"Magadhi".

To sum up: 

"Magadhi 1" - whatever dialect was spoken in Magadha at the Buddha's time. We do not know to what degree, if at all, this was any different from the language spoken over most of Northern India.

"Magadhi 2" - the language of the texts from "greater Magadha" that arrived in Sri Lanka at the time of Asoka. This "Magadhi 2" is the same as we today call Pali.

"Magadhi 3" - the later dialect of the province of Magadha that became a Prakrit language in the Middle Ages. No special connection to Buddhism or the Pali texts.


* * *
Pali có ý nghĩa thế nào?

Từ Pali không tìm thấy ở Tam Tạng.

Ở Chú Giải, khi đề cập đến việc học tập của vị tỳ khưu thì Ngài Buddhaghosa có ghi là vị ấy cần học tập “pāliñca atthakathañca”, nghĩa là học "pali và atthakathā". Từ atthakathā có nghĩa là Chú Giải, nhờ đó có thể biết được rằng từ Pali có nghĩa là Chánh Tạng, là những gì được chứa đựng trong Tam Tạng - Tipitaka.

Và ngôn ngữ ghi lại Tam Tạng thì Ngài Buddhaghosa ghi rằng Māgadhabhāsā, nghĩa là ngôn ngữ của xứ Magadha (Ma Kiệt Đà). Việc gọi Pali là tên của ngôn ngữ ghi lại lời dạy của đức Phật có thể đã được học giả người Pháp Simon de la Loubère sử dụng đầu tiên trong tác phẩm Du Royaume de Siam ấn hành năm 1691; tài liệu này đã được dịch sang tiếng Anh năm 1693 (Juo-Hsüeh Shih Bhikkhunī, Controversies over Buddhist Nuns, Oxford: The Pali Text Society, 2000, trang 3). Do sự ngộ nhận ban đầu đó, ngày nay nói đến từ Pali người ta liên tưởng đến ngôn ngữ Pali, mà hầu như không biết đến ý nghĩa ban đầu của nó.

Như vậy tùy theo ngữ cảnh, Pali có thể hiểu là:

   - Các lời dạy nguyên thủy, chánh truyền của đức Phật.

   - Ngôn ngữ đã được sử dụng để ghi lại các lời dạy ấy.

Tỳ-khưu Indacanda,

Nguồn: Công trình Tam Tạng Pali-Việt. URL: http://www.paliviet.info