Wednesday, January 30, 2013

Chia sẻ kinh nghiệm hành thiền trong rừng


Bài & Ảnh: Chơn Minh & Tấn Phát.

Nhằm tìm hiểu thêm việc hành thiền của các nhà Sư Phật Giáo Nguyên Thủy (PGNT) Việt Nam, đã trải nghiệm trong rừng tại Thái Lan như Đức Phật thời xưa đã làm, đồng thời để chia sẻ kinh nghiệm này đến với Chư Tăng, Ni trẻ và Phật tử muốn biết rõ việc hành thiền trong rừng ra sao? Phóng viên Tạp chí PGNT đã tiếp cận Sư Trung Thiện tại Văn phòng chùa Bửu Quang, mới vừa ở Thái Lan về. Mục đích của cuộc phỏng vấn nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết cho bất kì ai có ý định hành thiền trong rừng tại Việt Nam hay tại bất cứ đất nước quốc giáo nào.

Phóng viên (PV): Xin Sư cho biết Sư sang Thái Lan thời gian được bao lâu và hành thiền trong rừng ở vùng nào? Sư có tham gia trong trường thiền nào trong rừng không?

Sư Trung Thiện (STT): Trước khi cuộc phỏng vấn, Sư sẽ đọc một đoạn kinh ngắn phúc chúc an lạc đến cho chư Thiên và độc giả với một tấm lòng chân thật là đem lợi ích Pháp bảo, lợi ích tâm từ đến với chúng sanh:
Namo tassa Bhavagato Arahato Sammāsambuddhassa...
Tổng cộng thời gian hành thiền của Sư tại Đông bắc Thái Lan gồm ba hạ Tỳ khưu. Sư thọ cụ túc giới tại Trường Thiền Wat Ram Poeng – Chiang Mai dưới sự hướng dẫn chỉ dạy của Thiền Sư Tế độ Ajahn Suphan. Ngài đã dạy thiền tại nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc, Mexico và một số nước Châu Âu. Sư thường hành thiền ở trong rừng thuộc chi nhánh của Trường Thiền Wat Ram Poeng dành cho những Tỳ khưu  và Tu nữ hay Phật tử ưa thích muốn hành thiền miên mật ở những nơi thanh vắng. Sư đã ở nơi này hai hạ, tên gọi là “Nơi thực hành pháp của Walay” do cận sự nữ Walay cúng dường đất và vị Viện Trưởng đã xây thêm liêu cốc cho hành giả tu thiền. Ngoài ra, vài lần Sư hành thiền trong khu rừng trồng tại Wat Suan Lamzay (Chùa Vườn Nhãn), tỉnh LamPun.

PV: Xin Sư cho biết khi hành thiền trong rừng thì thiền giả cần chuẩn bị cho mình điều gì về mặt tâm linh và dụng cụ hành thiền?

STT: Thật sự vấn đề hành thiền trong rừng đã nhiều lần được Đức Thế Tôn tán thán. Nhưng thực tế tiêu chuẩn đối với Tỳ khưu muốn vào rừng hành thiền rất khó khăn và cực kì nghiêm ngặt như trường hợp Ngài Upali, được nói đến trong Kinh Tăng Chi Bộ - Phẩm Chín Pháp. Đức Thế Tôn nói “Những vị Tỳ khưu nào khi thấy rõ các pháp này hiện khởi nơi chính mình thì vị ấy mới đến những nơi trú xứ xa vắng để hành pháp”. Rồi trong Kinh Sợ Hãi Và Khiếp Đảm (Trung Bộ Kinh) Đức Thế Tôn còn nói về tiêu chuẩn hành thiền trong rừng của Tỳ khưu, v.v... Soi rọi lại, Sư thường tự hỏi mình xem có hội đủ tiêu chuẩn hành thiền trong rừng hay không? Do vậy để vào rừng hành thiền thì vị Tỳ khưu đó phải nghe nhiều, đọc nhiều, hoan hỷ với pháp với niềm tin vững chắc. Tiêu chuẩn thứ hai vị Tỳ khưu phải là người thiểu dục, tri túc không ưa thích hội chúng. Vị Tỳ khưu cần có nhiệt tâm, tinh cần, ngoài ra vị ấy cần có sự kham nhẫn và tâm từ vì nếu không có những tính chất tâm thế này vị ấy không thề tồn tại lâu trong rừng bởi sự khuấy động của các loại phiền não, của muông thú lớn nhỏ, nhiều nọc độc, các loài muỗi mòng, ác ma, ác phi nhân. Do vậy khi hành thiền trong rừng vị Tỳ khưu nên lựa chọn trú xứ thích hợp.
Chuẩn bị về Tâm, nói tóm gọn vẫn là Giới, Định, Tuệ; còn chuẩn bị dụng cụ là chuyện nhỏ hơn nhiều, điều này liên quan đến Phước báu của mỗi vị, tùy thuộc trú xứ: mùng thiền, dụng cụ trải nằm, bạt che mưa, dây, chão, dao nhỏ, đèn pin và một cái tâm: Ít Dục, Biết Đủ. Sư rất ít dùng thuốc, thường ngồi thiền, giữ Giới, thực hành Thiện Pháp để chữa cho thân bệnh, tâm bệnh. Sống ở rừng núi, muốn có nhiều lợi ích, nên là người dễ tính, có nhiều thời điểm không có xà bông giặt, xà bông tắm, hay dầu gội đầu, Sư an ổn với việc tắm, gội, giặt bằng nước nguyên chất (cười...)

PV: Trong khi hành thiền, Sư làm thế nào đối phó với nỗi sợ hãi khi nó khởi sanh trong tâm mình? Xin Sư cho biết về những trải nghiệm mà Sư từng gặp phải?

STT: Thật sự theo ý nghĩa bài kinh Paritta, khi vị Tỳ khưu đi vào rừng thì có những điều làm lông tóc dựng ngược, thật sự ban đêm và ban ngày trong rừng hoàn toàn khác nhau. Thế nên khi vào rừng hành thiền Sư nói ba lần lời phát nguyện cúng dường sinh mạng này cho Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo bằng sự hành pháp, đồng thời đảnh lễ bảo tháp Xá Lợi Đức Phật và cây Bồ Đề. Nên bất cứ nỗi sợ hãi nào khởi lên cũng đều không vượt qua được nỗi sợ hãi cái chết, hơn thế sinh mạng đã được cúng dường đến Tam Bảo Tối Thượng - trân quý nhất trên thế gian, nên vị hành giả có được phước báu cực lớn, hỗ trợ này rất đặc biệt, để có thể vượt qua được mọi nỗi sợ hãi, ban đêm cũng như ban ngày trong rừng. Hơn nữa hành giả cũng phải an trú vào việc rải tâm từ đến muôn loài, đến các loài rắn khi đọc bài kinh hộ trì ngũ uẩn. Nếu hiểu rằng các chúng hữu tình là có hạn lượng, nhưng Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng là vô lượng; khi khởi lên tâm như thế và an trú vào đó thì vị Tỳ khưu, hành giả sẽ vượt qua nỗi sợ hãi. Các nỗi sợ hãi có thể đến rất bất ngờ nhưng thường xuyên an trú trong chánh niệm tỉnh giác đều vượt qua. Thực tế phiền não ở những trú xứ xa vắng khởi lên rất mạnh đòi hỏi hành giả phải thường xuyên an trú trong các thiện pháp.
 
PV: Xin Sư cho biết thuận lợi và khó khăn về mặt chính quyền khi hành thiền trong rừng?

STT: Thái Lan là một nước Phật giáo có sự tộn trọng chư Tăng, đặc biệt là các vị chuyên tâm tu thiền, từ chính quyền đến người dân. Chư Tăng nước ngoài được sự hỗ trợ lớn khi đến hành thiền tại Thái Lan, chẳng hạn như việc gia hạn passport hay được ưu tiên làm thủ tục gia hạn mà không phải xếp hàng. Nói chung, những đất nước có Phật giáo là quốc giáo thì sự hỗ trợ, giúp đỡ đến từ nhiều nơi, nhiều người. Thế nhưng, còn tùy vào biệt nghiệp của mỗi vị, nên sự thuận lợi, khó khăn về mặt chính quyền thật khó mà nói cho chính xác được. Sư luôn có ý nghĩ là: Một nhà Sư tốt, cần là một công dân tốt, tuân thủ luật pháp của đất nước ấy, Sư cũng chưa thấy sự ngăn cản, cấm đoán xảy ra ở bất kì nơi nào với bản thân, chính do duyên lành, Sư cũng chưa từng gặp khó khăn gì từ chính quyền ở mọi vùng đất: Việt Nam hay nước ngoài.

PV: Xin Sư cho biết sự khác nhau giữa cảm giác khi hành thiền tại trường thiền và trong rừng?

STT: Sư đã từng hành thiền ở hai trường thiền là trường thiền Wat Ram Poeng – Chiang Mai gần một năm và trường thiền Shwe-Oo-Min (Myanmar) khoảng một tháng; và cũng có khi hành thiền ở những chùa xa vắng tại Việt Nam như Rừng Thiền Viên Không, vùng rừng núi Lâm Đồng, Sư thấy có nhiều điều khác nhau: Cụ thể, khi hành thiền tại những nơi này thì có sự trợ giúp từ bên ngoài, hoặc khi phiền não nổi lên có người trò chuyện, hoặc có thể  trình pháp với thiền sư, hay trò chuyện với bạn đồng tu để sách tấn lẫn nhau trong tu tập. Nhưng khi ở trong rừng một mình thì hành giả chỉ lấy Pháp làm bạn và làm Thầy mà thôi. Riêng Sư, thì có việc là tự thuyết Pháp cho chính mình, ghi âm lại, phát lại cho chính mình nghe. Theo đó, thì những bài Pháp do Sư thuyết không theo một chuẩn mực nhất định, mà lại gần gũi với đời thường trong tu tập và với nhu cầu lĩnh hội Pháp một cách thiết thực với những câu hỏi phản đề. Sư có đọc nhiều bài Pháp mà Đức Thế Tôn đã giảng, ghi âm thành đĩa CD mà trước tiên là Những Bài Kinh Trọng Yếu trong Trung Bộ Kinh, chia nhỏ thành từng phần, phân tích, diễn giải và phát lại cho chính mình với thái độ nghe cung kính của một người nghe Pháp. Như thế Sư được an trú trong Pháp, định tĩnh và hỷ lạc đã phát sanh, trí tuệ đã phát sanh, có được hiện tại an trú trong Pháp và Luật của Đức Thế Tôn.

PV: Xin Sư cho biết lịch tu tập của Sư trong một ngày trong rừng ở tại Thái Lan?

STT: Thông thường thì công việc của vị hành giả trong rừng có những việc chính như sau: 1) Đi khất thực khoảng một tiếng đồng hồ. 2) Vệ sinh liêu cốc và vệ sinh cá nhân. 3) Hành thiền và an trú trong Pháp. 4) Những việc lặt vặt phục vụ đời sống… Tối ngủ sớm nhưng dậy rất sớm với tác ý sẽ dậy ngay để hành thiền. Sư thức dậy khoảng 1g đến 3g00 sáng và hành thiền đến sáng. Trường hợp mệt quá có thể nằm nghiêng lưng bên phải, nghỉ ngơi nửa tiếng, đến 6g30 đi khất thực. Sau khi khất thực, sửa soạn đồ ăn, rồi thọ dụng trong cốc một bữa chính, chiều có thể nghỉ ngơi 1 tiếng. Rất nhiều khoảng thời gian, Sư thấy được lợi ích của việc ăn một bữa, ngồi một chỗ, ăn trong bát. Xin đừng đặt tên cho bất cứ pháp hành nào là đầu đà, cao thượng hay gì gì, đơn giản Sư thấy lợi ích, an ổn, nên thực hành, chỉ có vậy mà thôi. Tổng cộng thời gian ngủ trong 1 đêm là 4 đến 5 tiếng; do ăn uống có tiết độ, hành thiền miên mật, tâm sáng suốt, định tĩnh, cơ thể ít hao phí năng lượng, cũng không cần ngủ nhiều trong ngày.

PV: Xin Sư cho biết các đề mục thiền nào mà Sư thường xuyên quán tưởng trong thời gian hành thiền trong rừng?

STT: Từ trước đến nay Sư kiểm nghiệm, hành thiền lần lượt theo nhiều pháp, như của Ngài Mahāsi (đề mục phồng xẹp), sau đó là chánh niệm tỉnh giác trong các oai nghi của trường thiền Shwe-Oo-Min, sau lại theo đề mục hơi thở chóp mũi theo thiền phái của Ngài Ajahn Chah. Nhưng sau đó Sư lại quay về với lời dạy của Đức Phật: Đặt niệm trước mặt, hướng về nội tâm, hay biết cả bốn niệm xứ, ngồi kiết già lưng thẳng, vì đây là tư thế của Bồ Tát chiến thắng ma vương, với Giới, với Định, với Tuệ được hỗ trợ đắc lực bởi tư thế ngồi kiết già này mà hành giả hành thiền trong rừng vượt qua sự quấy nhiễu của phi nhân, ác ma, buồn ngủ, dã dượi cùng nhiều nỗi sợ hãi.
 
PV: Xin Sư cho biết về độ an toàn của việc hành thiền trong rừng?

STT:  Tùy theo nghiệp quả của mỗi vị nên nếu nói về độ an toàn thì rất khó. Thật ra Sư thấy, nỗi sợ hãi thì lớn nhưng nguy hiểm thì lại nhỏ. Nguy hiểm đến từ phiền não trong vòng sinh tử luân hồi mới là nguy hiểm lớn nhất, dai dẳng nhất. An toàn là nơi đoạn trừ được các ô nhiễm nơi tâm.
 
PV: Xin Sư cho độc giả biết về phát nguyện mới đây của Sư?

STT: Sư thấy đây là một câu hỏi lớn, liên quan đến Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Nếu sự trả lời không chân thật và không đặt đúng nơi, đúng người sẽ không đem lại an ổn và lợi ích. Đối với Sư, một vị Tỳ khưu là cao quý. Đức Thế Tôn cũng tự nhận Ngài là một vị Tỳ khưu. Sư có phát nguyện an trú trong Pháp và Luật này cho đến khi nào còn hơi thở.

PV: Điều mà Sư tâm đắc nhất khi hành thiền trong rừng tại Thái Lan là gì?

STT: Đức Phật có nói đến: Có năm hạng Tỳ khưu ở rừng, thì hạng thứ năm được Đức Thế Tôn ca ngợi đó chính là hạng thiểu dục, tri túc, viễn ly, tinh cần. Nếu bất kì ai có những phẩm chất này, tầm cầu thiện hành, sẽ nhận thấy hành thiền trong rừng, những trú xứ xa vắng, cách xa hơi thở loài người có nhiều lợi điểm. Do vậy qua hành thiền miên mật, vị ấy có thể nói rằng định tâm là có thật, thần thông là có thật, tuệ là có thật, giải thoát là có thật.

PV: Sư có điều gì nhắn nhủ với những chư Tăng đang muốn thực tập hành thiền trong rừng trong tương lai hay không? 

STT: Trước khi Sư vào rừng tại Thái Lan, Sư có viết một bài  Khởi Lên Nhiều Thiện Tâm với mong muốn nhiều hơn nữa các vị Sư tu trong rừng:
Nếu gặp được bạn lành,
Bậc bằng mình, hơn mình
Nhiếp phục mọi hiểm nạn
Biết được điều nên làm
Và điều không nên làm.
Nếu không gặp bạn này:
Thận trọng và sáng suốt
Có tâm từ rộng lớn,
Bạn Thiện, trú hiền trí
Người thông minh, biện tài.
Hãy ra đi một mình,
Như Tê Ngưu một sừng.

Do vậy nếu vị nào thấy được lợi ích của việc hành thiền trong rừng thì hãy ở rừng. Còn những vị nào thấy hành thiền trong trường thiền, tiếp cận với các bậc thiện trí, thấy an ổn thì cứ hành theo. Vì Đức Phật không bắt buộc phải hành thiền trong rừng mà Ngài chỉ dạy là: “Thôn làng hay thành thị. Đất thấp hay đồi cao. Chỗ nào La Hán ngự. Vùng đất ấy khả ái,... Hay trong những bài kinh khác: Ở trú xứ nào, những thiện pháp nào chưa sanh khởi nay được sanh khởi. Những thiện tâm, an ổn nào chưa sanh khởi nay được sanh khởi. Những bất thiện nào đã sanh khởi nay bị đoạn giảm, diệt trừ thì hãy ở nơi đó. Còn trái lại thì phải bỏ ngay nơi ấy mà ra đi bất kể ngày hay đêm”. Do vậy không quan trọng là ở rừng hay trong trường thiền, hoặc bất cứ ở đâu, nếu ở nơi nào có thiện pháp, trí tuệ tăng trưởng thì nên ở nơi ấy. Trong trường hợp có vị nào muốn hành thiền trong rừng tại Thái Lan thì Sư có thể giúp đỡ, hỗ trợ về mặt ngôn ngữ, sự đi lại và các trợ duyên khác.

Cám ơn Sư về sự chia sẻ Pháp này!

*** Trích Bài Phỏng vấn trên Tạp chí Phật Giáo Nguyên Thủy***

Monday, January 28, 2013

Bốn kỹ năng để trả lời câu hỏi

1. Có những câu hỏi cần phải trả lời bằng cách trực tiếp (Có, không).
2. Có những câu hỏi cần phải trả lời bằng cách hỏi ngược.
3. Có những câu hỏi cần phải trả lời bằng cách im lặng (Bỏ qua một bên).
4. Có những câu hỏi cần phải trả lời bằng cách phân tích, giảng giải rộng ra.

“Này các Tỷ-kheo, có bốn cách thức để trả lời câu hỏi. Thế nào là bốn?

Có câu hỏi, này các Tỷ-kheo, đòi hỏi câu trả lời nhất hướng (một chiều dứt khoát); có câu hỏi, này các Tỷ-kheo, đòi hỏi một câu hỏi phản nghịch; có câu hỏi, này các Tỷ-kheo, cần phải để một bên; có câu hỏi, này các Tỷ-kheo, cần phải trả lời một cách phân tích.

Này các Tỷ-kheo, có bốn cách thức để trả lời câu hỏi này.” (Kinh Hỏi, Chương Bốn Pháp, Tăng Chi Bộ - HT. Minh Châu dịch Việt)

Four skillful ways of answering questions:

1. There are questions that should be answered categorically, for example, yes or no answer.
2. There are questions that should be answered with an analytical (qualified) answer. You explain the answer in detail defining and redefining the terms.
3. There are questions that should be answered with a counter questions.
4. There are questions that should be put aside.

“There are these four ways of answering questions. Which four? There are questions that should be answered categorically [straightforwardly yes, no, this, that]. There are questions that should be answered with an analytical (qualified) answer [defining or redefining the terms]. There are questions that should be answered with a counter-question. There are questions that should be put aside. These are the four ways of answering questions.” (AN 4.42, Pañha Sutta: Questions, translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu)

PTS A, ii, 46:

Cattārimāni bhikkhave pañhavyākaraṇāni. Katamāni cattāri:
Atthi bhikkhave pañho ekaṃsavyākaraṇīyo, atthi bhikkhave pañho vibhajja vyākaraṇīyo, atithi bhikkhave pañho paṭipucchā vyākaraṇīyo, atthi bhikkhave pañho ṭhapanīyo.
Imāni kho bhikkhave cattāri pañhavyākaraṇānīti.

Ekaṃsavacanaṃ ekaṃ vibhajja vacanāparaṃ,
Tatiyaṃ paṭipuccheyya catutthaṃ pana ṭhāpaye.

Yo ca nesaṃ tattha tattha jānāti anudhammataṃ,
Catupañhassa kusalo āhu bhikkhuṃ tathāvidhaṃ.

Durāsado duppasaho gambhīro duppadhaṃsiyo 2
Atho atthe anatthe ca ubhayassa hoti kovido. 3

Anatthaṃ parivajjeti atthaṃ gaṇhāti paṇḍito,
Atthābhisamayā dhīro paṇḍitoti pavuccatīti. (Pañhavyākaraṇa suttaṃ)

Saturday, January 19, 2013

The Word ‘Abhidhamma’

By Dr. Sīlanandābhivaṃsa (Former Rector of ITBMU) Transcription of Abhidhamma Lecture.

Now we come to the word 'Abhidhamma' itself. This word is composed of two parts—'abhi' and 'dhamma'. 'Abhi' here means excelling or distinguished. 'Dhamma' means teaching. So Abhidhamma means excelling teaching or distinguished teaching. Excelling does not mean that the teachings in Abhidhamma Piṭaka are better than or loftier than, or nobler than those taught in the Sutta Piṭaka. The only difference between those taught in Sutta Piṭaka and Abhidhamma Piṭaka is the method of treatment, the method of presentation. The same things are taught in Sutta and Abhidhamma. You find the same Dhamma, the same subjects, in both Sutta Piṭaka and Abhidhamma Piṭaka. But in Abhidhamma Piṭaka they are minutely analyzed. It excels the teachings in Sutta Piṭaka, it is distinguished from the teachings in Sutta Piṭaka, with regard to the method of treatment. 

Take, for example, the five aggregates. I hope you are familiar with the five aggregates. Buddha taught the doctrine of five aggregates. We are composed of these five aggregates. Most beings are composed of five aggregates. These five aggregates are treated in the Saṃyutta Nikāya on one page only. Please the link: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn22/sn22.048.than.html. However, the same five aggregates are treated in the second book of Abhidhamma in 68 pages! So 68 pages versus one page. You see how different the method of treatment is in Suttanta Piṭaka and Abhidhamma Piṭaka. In the Suttanta Piṭaka the Buddha may elaborate on the five aggregates a little more, but it is not a complete analysis, a complete treatment, as in the Abhidhamma. In the Abhidhamma Piṭaka, especially in the Vibhaṅga, they are treated by way of explanation of Suttanta method, by way of explanation of Abhidhamma method and by way of questions and answers. Actually, everything to be known about the five aggregates is treated in Abhidhamma, not in Suttanta Piṭaka. So this is why it is called Abhidhamma. It differs only in the method of treatment, not in the content, not in the Dhammas taught in it. You find the same five aggregates in Suttas and Abhidhamma. You find the Four Noble Truths in Suttas and Abhidhamma and so on.

May All be happy and peaceful!

Friday, January 11, 2013

Truyền thống giữ gìn kinh điển Pāli qua từng thế hệ

Truyền thống gìn giữ kinh điển Pāli đã được nhắc tới trong tạng Kinh – Suttanikāya:

- ‘‘Yāvakīvañca, bhikkhave, bhikkhū apaññattaṃ na paññapessanti, paññattaṃ na samucchindissanti, yathāpaññattesu sikkhāpadesu samādāya vattissanti, vuddhiyeva, bhikkhave, bhikkhūnaṃ pāṭikaṅkhā, no parihāni.
[Dīghanikāya, Mahāparinibbānasuttaṃ, Bhikkhuaparihāniyadhammā]

Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ban hành những luật lệ không được ban hành, không hủy bỏ những luật lệ đã được ban hành, sống đúng với những học giới được ban hành, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
[Trường Bộ Kinh, 16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn - Ngài Minh Châu dịch]

Trong kỳ trùng tuyên kinh điển lần thứ nhất, Đại Trưởng lão Mahā Kassapa tuyên bố:

- Yato imesaṃ satthā parinibbuto, na dānime sikkhāpadesu sikkhantī’ti. Yadi saṅghassa pattakallaṃ, saṅgho appaññattaṃ nappaññapeyya, paññattaṃ na samucchindeyya, yathāpaññattesu sikkhāpadesu samādāya vatteyya. Esā ñatti.
[Vinaya Pitaka, Cullavagga, Pañcasatikakkhandhakaṃ]

Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng không nên quy định thêm điều chưa được quy định và không nên bỏ đi điều đã được quy định, hội chúng nên thọ trì và thực hành các điều học theo như đã được quy định. Đây là lời đề nghị.
[Tạng Luật, Tiểu Phẩm – Tk. Indacanda dịch]

- Saṅgho appaññattaṃ nappaññapeti, paññattaṃ na samucchindati, yathāpaññattesu sikkhāpadesu samādāya vattati. Yassāyasmato khamati appaññattassa appaññāpanā, paññattassa asamucchedo, yathāpaññattesu sikkhāpadesu samādāya vattanā, so tuṇhassa; yassa nakkhamati, so bhāseyya.
[Vinaya Pitaka, Cullavagga, Pañcasatikakkhandhakaṃ]

Hội chúng không quy định thêm điều chưa được quy định và không bỏ đi điều đã được quy định, hội chúng thọ trì và thực hành các điều học theo như đã được quy định. Đại đức nào đồng ý việc không quy định thêm điều chưa được quy định, việc không bỏ đi điều đã được quy định, việc thọ trì và thực hành các điều học theo như đã được quy định xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.
[Tạng Luật, Tiểu Phẩm – Tk. Indacanda dịch]

- ‘‘Saṅgho appaññattaṃ nappaññapeti, paññattaṃ na samucchindati, yathāpaññattesu sikkhāpadesu samādāya vattati. Khamati saṅghassa, tasmā tuṇhī, evametaṃ dhārayāmī’’ti.
[Vinaya Pitaka, Cullavagga, Pañcasatikakkhandhakaṃ]

Hội chúng không quy định thêm điều chưa được quy định và không bỏ đi điều đã được quy định, hội chúng thọ trì và thực hành các điều học theo như đã được quy định. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.
[Tạng Luật, Tiểu Phẩm – Tk. Indacanda dịch]

Ai là người phá hoại Phật Pháp?

- ‘‘Na kho, kassapa, pathavīdhātu saddhammaṃ antaradhāpeti, na āpodhātu saddhammaṃ antaradhāpeti, na tejodhātu saddhammaṃ antaradhāpeti, na vāyodhātu saddhammaṃ antaradhāpeti; atha kho idheva te uppajjanti moghapurisā ye imaṃ saddhammaṃ antaradhāpenti.
[Samyuttanikāya, Kassapasaṃyutta, 13. Saddhammappatirūpakasuttaṃ]

Này Kassapa, địa giới không làm diệu pháp biến mất, thủy giới… hỏa giới… phong giới không làm diệu pháp biến mất. Ở đây, khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm diệu pháp biến mất.
[Tương ưng bộ, Tương ưng Kassapa, Tượng Pháp - Ngài Minh Châu dịch]

Chúng ta thường thấy chữ moghapurisa trong Luật tạng khi đức Phật quở trách một vị tỷ-kheo phạm luật. Thí dụ:
- ‘‘Ananucchavikaṃ [ananucchaviyaṃ (sī.)], moghapurisa, ananulomikaṃ appaṭirūpaṃ assāmaṇakaṃ akappiyaṃ akaraṇīyaṃ.- Này kẻ rồ dại , thật không đúng đắn, không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm!
[Bhikkhuvibhanga I, Tk. Indacanda - Nguyệt Thiên dịch]

Còn trong Kinh tạng khi đức Phật quở trách những vị tỷ-kheo có sự hiểu biết lệch lạc đối với lời Phật dạy. Thí dụ:
- ‘‘Kassa kho nāma tvaṃ, moghapurisa, mayā evaṃ dhammaṃ desitaṃ ājānāsi? Nanu mayā, moghapurisa, anekapariyāyena antarāyikā dhammā antarāyikā vuttā? Alañca pana te paṭisevato antarāyāya. Appassādā kāmā vuttā mayā, bahudukkhā bahupāyāsā, ādīnavo ettha bhiyyo. - Này kẻ ngu si kia, sao Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy? Này kẻ ngu si kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp.
[Alagaddūpamasuttaṃ, Kinh ví dụ con rắn, MN22 – Ngài Minh Châu dịch]

Moghapurisa là một hợp từ do mogha + purisa; mogha là tỉnh từ có nghĩa: rỗng tếch, rỗng không, vô dụng, vô ích. Ngài Minh Châu dịch: ngu si và ngài Nguyệt Thiên dịch: rồ dại. Anh ngữ: empty, vain, useless. Khi nó bổ nghĩa cho purisa: người rỗng tếch, kẻ ngu si, kẻ rồ dại, kẻ thất học, kẻ vô văn hóa trong đạo. Để làm rõ nghĩa cho từ này, Chú giải dùng từ tucchapurisa có nghĩa tương đương với moghapurisa.
Moghapurisa để chỉ cho người xuất gia trong Tăng đoàn biếng nhác không trau dồi kinh luật, không tìm kiếm những minh sư chơn chánh, những chơn kinh đúng đắn để mở mang sự hiểu biết về Pháp và Luật. Cho nên dẫn đến không thông luật để mà hành, không hiểu nghĩa lý pháp để mà cải chính tri kiến. Một người "tu mù" như vậy nếu có hành động gì ắt sẽ hành động bậy. Người xuất gia có mặt trong Tăng đoàn như vậy được đức Phật gọi là người làm cho Diệu Pháp biến mất hay là kẻ phá hoại Phật Pháp.
Xin đừng đổ thừa cho những thế lực xâm lược, những người đang tâm muốn phá hoại Phật giáo đã, đang và sẽ làm cho Phật Pháp tiêu diệt hoàn toàn. Những kẻ xâm lược, những kẻ có dã tâm muốn phá hoại Phật giáo chỉ có thể đập chùa, phá tượng, giết Tăng, đốt kinh sách, v.v... tuyệt nhiên không thể làm biến mất dòng chảy của Phật giáo. Vì chùa có thể xây lại, tượng có thể đúc lại, Tăng đoàn có thể gầy dựng lại, kinh điển có thể viết lại. Phật Pháp không phải là sự biểu hiện của chùa to, Phật lớn, hội chúng đông đảo, kinh sách được in ấn hàng loạt,... mà là ở nơi tâm nguyện tu tập của mỗi người con Phật chân chánh. Thử hỏi có thế lực nào có thể tiêu diệt được hết tâm tu của những con người chân chánh - những người gìn giữ mạng mạch Phật Pháp!

Xin hãy tự hỏi mình là ai trong Giáo Pháp này?

Cổ đức có câu: “Sư tử trùng thực sư tử nhục”. Hiểu nôm na là những loài thú khác không thể giết hại con sư tử mà chỉ những loài sâu bọ trong cơ thể của nó tiêu diệt nó mà thôi!

Xin vô cùng tri ân vai trò của ngài Đại trưởng lão Kassapa trong kỳ trùng tuyên kinh điển lần thứ nhất, nếu không có Ngài thì ngày nay những hậu sinh xa lơ xa lắc như chúng ta sao còn thấy những lời dạy uyên nguyên của Bậc Đạo Sư. Những vị trưởng lão thế hệ sau vẫn không quên tôn chỉ như đã được các vị thánh nhân đặt nền móng ban đầu, tiếp tục giữ lửa và truyền lửa cho đến thế hệ chúng ta ngày nay. Thật tuyệt vời và tốt lành thay truyền thống ấy. Các vị đã khéo bày tỏ sự tôn trọng Bậc Đạo Sư của mình khi Ngài đã nằm xuống. Những vị trưởng lão tiền bối đã bỏ bao công sức để gìn giữ và truyền đến tay chúng ta ngày nay. Xin đừng để truyền thống ấy bị mai một. Xin hãy làm hết sức mình nếu có thể. Mong thay!

- Buddhasāsanaṃ ciraṃ tiṭṭhatu.
Nguyện cho Phật Pháp được trường tồn!

*** Post by Sư Từ Minh

Nguồn: FB Group Sudhamma Students.