Saturday, May 18, 2013

Bàn về chữ "Không" trong đạo Phật.

Trong kinh điển Nikaaya và Aagama, thuật ngữ "không" (S. 'suunyataa, P. su~n~nataa) thường được mô tả gắn liền với sự thực hành thiền định. Chẳng hạn như ở S. V. 311, từ "không" với ý nghĩa "trống rỗng, cô tịch, tỉnh lặng, vắng vẻ" được gắn liền với "phương pháp tu chánh niệm tỉnh thức qua hơi thở ra vào" (aanaapaanasati):

"Này các tỳ-kheo, hãy đi đến rừng (ara~n~naagato) hay đi đến gốc cây (rukkha-muulagato) hay đi đến một nơi trống rỗng (su~n~naagaara-gato), ngồi xếp bằng, giữ thân ngay thẳng, đặt chánh niệm trước mặt, thở ra vào một cách tỉnh thức." Cũng cần nói thêm rằng "nơi trống rỗng" (su~n~naagaara-gato) có nghĩa là nơi không có cư dân, nơi hoang vắng, nơi cô tịch, chỉ chung cho các khu đồi núi (pabbata), hang động (kandara), rừng rậm (vanapattha) hay các khoảng trống (abbhokaasa). (Xem A. IV. 436-7; A. V. 207; M. III. 115-6; S. I. 180-1, 106-7; M. I. 56; D. II. 291; A. V. 111).

Từ đó, mệnh đề cầu khiến "hãy đi đến một nơi trống rỗng" (su~n~naagaara-gato) đã mặc nhiên trở thành thành ngữ diễn tả sự thực hành thiền chánh niệm trong từng hơi thở ra vào, hay nói chung, tu tập thiền định Phật giáo. Trạng thái thiền định này thường được gọi là "an trú vào tánh không" (su~n~nataa-vihaara). Đức Phật thường tán thán rằng:

"Vị thánh nào sống an trú ở nơi trống rỗng hay tánh không (su~n~na-gehaani) thì thật là siêu tuyệt. Đó là cái rỗng không của ngã (atta-su~n~nato) . . . Vị thánh sống ở nơi trống rỗng (su~n~naagaara) sẽ trở nên bất động cho đến ngay cả một sợi lông cũng không lay động" (S. I. 106-7; T. 2. 285b, 382a-b).

Phương pháp thiền quán về tánh không như vậy được gọi là "không tam-muội" ('suunyataa-samaadhi, concentrative meditation of emptiness), tức thiền quán về tính không thực thể của ngã và các sự vật. Đức Phật cũng khẳng định rằng an trú vào tính không (su~n~nataa-vihaara) chính là nơi an trú của các bậc vĩ nhân về tu tập (mahaapurisa-vihaara). (xem M. III. 293-7; T. 2. 773b-c).
(Trích từ SƠ LƯỢC Ý NGHĨA CHỮ KHÔNGTRONG ĐẠO PHẬT của Thích Nhật Từ )

Like · Unfollow Post · Share · May 8, 2013 at 12:38am near Garden Grove, CA

LỜI BÀN:

Hoa Nguyen: Viết tắt:
A. = A"nguttara-Nikaaya, I-V, ed. R. Morris, E. Hardy, C. A. F. Rhys Davids. (London: PTS, 1885-1900)
D. = Diighanikaaya, I-III, ed. T. W. Rhys David and J. E. Carpenter, (London: PTS, 1889-1910)
M. = Majjhimanikaaya, I-IV, ed. V. Trenckner, R. Chalmers, Mrs. Rhys Davids. (London: PTS, 1888-1902)
S. = Sa"myuttanikaaya, I-V, ed. L. Féer and Mrs. Rhys Davids. (London: PTS, 1884-1898)
T. = Taishoo Shinshuu Daizookyoo, ed. J. Takakusu. (Japan: 1924-32)
Chữ Sanskrit và Pali trong bài không hiển thị đúng. Đó là một cách hiển thị trên Internet.
May 8 at 12:40am · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Đọc vào các đoạn trích dẫn kinh Nikāya thì hiểu ra vấn đề, còn các đoạn chú giải có cảm giác kéo người đọc vào sự mơ hồ, mê hồn trận. Thiền định mà trú vào "tánh không" là đối tượng gì? Đã thiền định tức thị đã trú vào 1 đề mục, chứ sao còn phải quán tánh không thực thể của ngã và sự vật?

Có 1 câu chuyện nghe được trên 1 chuyến xe khách với nội dung đại khái như sau:
Có 1 anh thanh niên cùng đi với 1 vị thầy chùa. Sau nhiều câu chuyện hàn huyên, vị thầy có 1 bài thuyết pháp ngắn cho anh thanh niên. Nội dung nói về bài kinh Ma-ha-bát-nhã-ba-la-mật-đa-tâm-kinh. Vị thầy say sưa đọc: "Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc!... Sắc là không, không là sắc!...Rồi giảng giải một hồi! Anh thanh niên chăm chú lắng tai nghe, xong rồi rút ví lấy hết số tiền cúng dường cho vị thầy. Đoạn nói với vị thầy: "Thầy giảng nghe rất hay, đúng tâm trạng của thầy, vì sắc là không nên tiền của con từ có trở về không; không là sắc nên tiền của thầy từ không mà có. Bài kinh ấy quá đúng rồi còn gì nữa"!!! J

Vì vậy vấn đề không phải ở chỗ Sắc hay Thọ, Tưởng, Hành, Thức là trống rỗng, không tánh, mà có tánh là vô thường, vô ngã. Chỉ có các loại tâm Đạo của bậc Thánh hay bậc Thánh A-ra-hán nhập Diệt Thọ Tưởng Định mới gọi là trú vào trạng thái Không (Suññatā), vì Suññatā là 1 đặc tính, hay còn gọi là 1 ân đức của Niết-bàn (Nibbāna). Bài Bát-nhã-tâm-kinh nghe thì hay vậy nhưng nội dung thì hoàn toàn sai nguyên lý với lời dạy gốc của đức Phật Gotama!
May 8 at 7:25pm · Like

Hoa Nguyen: Đây là nói về trạng thài định sau khi tâm đã thanh tịnh, sau Tứ thiền. Có thể tương đương với định Không vô biên xứ, tới Vô sở hữu xứ; phải từ đó (không nói tới đó) mới đạt tới trạng thái Không tam muội trong Tam giải thoát môn. Không có gì ngoài kinh điển, nhưng bài viết vắn tắt, chỉ nêu ghi chú về các tên bài kinh liên hệ. Ai muốn hiểu thêm nên tìm đọc các bài kinh Nikaya giới thiệu.
May 9 at 1:25am · Edited · Like

Sầu Công Tử: Giả định Không để giảng soi sáng Ngũ uẩn:
[Khi hành Bát Nhã Ba La
Ngài Quán Tự Tại soi ra tột cùng
Thấy ra năm uẩn đều Không
Bao nhiêu khổ ách khốn cùng độ qua...]
Là để hành giả đốn ngộ trở về bổn nguyên Phật tính, nói vậy chân thực chẳng có Không.
May 10 at 12:44pm · Like · 1

Thuận Pháp Dhammiko: TP thấy đa số mọi người say sưa nói về SẮC SẮC KHÔNG KHÔNG mà không hiểu gì về Sắc, Không cả. Thật tội nghiệp họ!
May 10 at 11:17pm · Like

Hoa Nguyen: Thế ai hiểu được sắc sắc không không là gì thì nói thêm vài dòng đi.
May 10 at 11:26pm · Like

Sầu Công Tử: Sắc và Không như Nước và Băng. Băng chẳng khác nước, nước chẳng khác băng. Băng tức là nước, nước tức là băng. Tùy duyên nên có nước có băng. Không với Sắc, thọ, hành... cũng vậy. Tất cả tức phi tất cả, tạm gọi là tất cả.
May 10 at 11:34pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Sầu Công Tử, xin hỏi đạo hữu: Vậy cả nước và băng thì như thế nào, nước và băng đều là Sắc, hay nước và băng đều là Không. Nói gì cũng phải logic, không nói kiểu xuôi ngược đều được như vậy, nói lời Phật mà không thực tế tức là phạm vào ác nghiệp nói dối đó!
May 10 at 11:39pm · Edited · Like

Hoa Nguyen: Tôi nghĩ nếu dùng hình tượng để so sánh (tôi không so sánh như vậy), thì nên ví Sắc với băng tuyết và Không với hơi nước. Không thấy, không cảm nhận được hơi nước dù lúc nào cũng ở quanh ta, nhưng chỉ lạnh một chút thì hơi nước hiện ra thành sương, sương mù (hình thái nước).
Thế nhưng thí dụ đó cũng không sát, không đúng nghỉa Không và Sắc của Phật giáo ĐT.
May 10 at 11:44pm · Like

Sầu Công Tử: Logic của nó là ngôn bất khả thuyết. Nước và băng đều là sắc, cũng đều là không. Chẳng là sắc, cũng chẳng là không. Đó chính là nghĩa ba câu như vậy, tức phi như vậy, tạm gọi như vậy. Viên dung không chẳng khác sắc, sắc chẳng khác không. Và vô ngại không là không, sắc là sắc.
May 10 at 11:44pm · Like

Sầu Công Tử: Tri Kiến bác Hoa Nguyen như vậy cũng không sai. Đó là lẽ tùy duyên... Chúng ta do duyên đang là người, hết duyên người thành như đất, xương như đá vôi, chất lân-tinh như khí gas... còn là gì nữa không biết !
May 10 at 11:48pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Như vậy cái nhà của anh, hay cái chùa của thầy anh cũng là Không hết chứ gì, vì chúng cũng thuộc về Sắc mà. Chúng cũng Không rồi thì anh suốt đời giành dụm để xây nó làm gì, nhưng mà thực tế nó vẫn sờ sờ ra đó. Tương tự cái chùa to Phật lớn của thầy anh cũng vậy, nếu Có thì tốt, đằng này cũng Không luôn, thật mất công lấy tiền của đàn-na thí chủ để xây cất lên, lại sao không lấy tịnh tài đó mà đi cứu giúp người rất cần nó, vì họ xem là Có. Ngẫm nghĩ thật phi lý!!! J
May 10 at 11:50pm · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Nói chung ở đời này (thế gian phàm phu) mà nói Có Có Không Không thì như nói về chuyện con rùa có lông, con thỏ có sừng. Chúng sanh sẽ ngửng tò te, cả người nói và người nghe thực sự không hiểu gì!
May 10 at 11:56pm · Like

Sầu Công Tử: Tiền nhân có câu: Ở đâu có Phật ở đó có Chùa ! Mình có Phật tâm thì Nhà và Chùa đâu có khác nhau. Nói về Công Đức nhiều người hay nhầm với Phước Đức.
[Có người đem sự việc này thưa hỏi Lục Tổ Huệ Năng và được Lục Tổ dạy như sau: Quả thực là không có công đức gì cả. Vua Lương Võ Đế vì không biết Chánh Pháp, nên lầm lẫn hai chữ "CÔNG ĐỨC" và "PHƯỚC ĐỨC"! Nghĩa là cất hàng trăm ngôi chùa, độ tăng chúng tu hành rất đông, thiết trai cúng dường, bố thí, đúc chuông, tạo tượng, ấn tống kinh sách, chỉ là những việc làm "bên ngoài", có ích lợi cho mọi người, những việc làm cầu phước, nên gọi là phước đức. Phước đức có công năng giúp chúng ta giảm thiểu nghiệp chướng, tiêu trừ quả báo, để được tai qua nạn khỏi, để được may mắn và sung sướng trên đường đời, để bớt chướng ngại trên đường đạo, chứ không giúp chúng ta thoát ly khỏi vòng trầm luân sanh tử. Phước đức có tính cách "hữu lậu" hay "hữu vi", nghĩa là con người hưởng phước vẫn còn trong lục đạo luân hồi. Khi thụ hưởng hết phước rồi thì bị đọa lạc để đền trả quả báo.

Còn công đức là công phu tu tập "bên trong", có ích lợi cho chính mình, nhờ hành trì theo lời Phật dạy trong các kinh điển, luôn luôn niệm Phật, giữ gìn giới luật, tu tập thiền định, phát huy trí tuệ bát nhã. Nghĩa là chúng ta tu tập tam vô lậu học "Giới Định Tuệ" và tam tuệ học "Văn Tư Tu", nhằm mục đích cứu kính là: thoát ly khỏi lục đạo sanh tử luân hồi. Công đức có năng lực giúp chúng ta vượt qua bể khổ sông mê, chóng đến bờ giác ngộ và giải thoát. Công đức có tính cách "vô lậu" hay "vô vi", nghĩa là không còn trong lục đạo sanh tử luân hồi nữa. Công đức giúp con người chuyển hóa tâm tánh từ phàm phu tục tử trở thành bồ tát, thành Phật.]
May 10 at 11:57pm · Like · 1

Thuận Pháp Dhammiko: Có 1 công thức như sau, đúng như kinh Phật dạy, và phù hợp với quy luật tự nhiên:
(Thế gian): Vô ngã => (Siêu thế gian): Không.
(Thế gian): Vô thường => (Siêu thế gian): Vô tướng.
(Thế gian): Dukkha => (Siêu thế gian): Vô tác, vô nguyện.
Tại sao đang ở trong thế gian mà không lo tri kiến về 3 đặc tính của nó để chứng đắc 3 đặc tính của Siêu thế gian, mà suốt ngày cứ giảng giải các đặc tính của siêu thế gian để rồi mơ hồ về chỗ Siêu thế gian??? Đặc tính Không là quả, ai hưởng nấy biết, đừng nói lại cho người không biết, mất công!
May 11 at 12:08am · Edited · Like

Hoa Nguyen: Phước đức được coi không bằng công đức, nhưng tôi hiểu tạo phước đức cũng là vun gầy công đức, như bố thí, hành thiện do lòng từ bi (làm điều tốt chỉ vì ham danh hay cầu lợi thì khác). Nếu không có nhiều phước đức từ trước thì cũng khó tu thiền, giữ giới, sống đời xuất ly. Các chuyện tiền thân Phật cho thấy như vậy.
May 11 at 12:07am · Like · 1

Hoa Nguyen: "Tại sao đang ở trong thế gian mà không lo tri kiến về 3 đặc tính của nó để chứng đắc 3 đặc tính của Siêu thế gian, mà suốt ngày cứ giảng giải để mơ hồ về chỗ Siêu thế gian???"
Nếu không biết chắc là có "siêu thế gian", hay "siêu thế gian" là gì, thì làm sao tin chắc là sẽ chứng đắc được ba hay bốn đăc tính của "siêu thế gian". Hãy tiếp tục suy ngẫm, bàn luận chuyện "siêu thế gian " , nếu còn có diễn đàn Phật pháp.
May 11 at 12:12am · Edited · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Ví như muốn làm bác sĩ y khoa thì lo mà học những cái môn linh tinh đi, đừng nghỉ ngợi lung tung về cái bằng bác sĩ của mình sau này như thế nào, có màu gì, hình thù ra sao. Khi hoàn tất tất cả các môn học rồi thì nhà trường sẽ tự động cấp cho 1 cái bằng y khoa đó thôi, tha hồ mà chiêm ngưỡng và múa máy với các bệnh nhân. Lẽ dĩ nhiên một người khi mới thi tuyển vào học y khoa đã có thể biết được con đường đi đến đích và việc làm một bác sĩ y khoa của mình sau này.
May 11 at 12:17am · Like

Sầu Công Tử: Ngài Tịnh Không (pháp môn Tịnh Độ) có nói: "Tụng kinh không bằng trì chú, trì chú không bằng niệm Phật!" Và tôn chỉ Thiền tông cũng: "Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật." Còn các đặc tính gì đó... thì như Bè qua sông, qua sông bỏ lại. Thật tâm mà tự tại... Các kinh điển như ánh trăng soi sáng mà dần khỏi vô minh. Mọi pháp như lý tùy duyên, như tính duyên khởi. J
May 11 at 12:20am · Edited · Like

Hoa Nguyen: Ý nghĩ đơn giản lả muốn theo đạo Phật trước hết phải tìm học tìm hiểu rõ đạo Phật. Như về "siêu thế gian", về các đặc tính của "siêu thế gian". Còn khi theo đạo Phật rồi mà chứng đắc được các đặc tính đó không, là chuyện khác.
May 11 at 12:21am · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Tóm lại những con đường mà anh Sầu Công Tử đang đi thì tui đã từ bỏ hết rồi, vì có bao nhiêu là hầm hố sẽ bị vấp ngã trước mặt. Chúc anh có những kinh nghiệm Dukkha trên con đường đó. Hẹn chờ gặp anh ở Không, Vô tướng, Vô tác,.... J (Ý nói anh ấy đang ì ạch mò mẫm phía sau!)
May 11 at 12:24am · Like

Sầu Công Tử: Mình đã Vô niệm về hầm hố hay con đường, hầm hố hay con đường thật Vô tướng, thật hay Vô sở đắc cùng Vô sở trụ.
May 11 at 12:30am · Like

Thuận Pháp Dhammiko: Ngồi đó mà vô niệm, vô tướng, để rồi bệnh ung thư tới xem có vô sở trụ nổi không nhé, hay lúc đó đi kiếm bác sỹ để trụ vào! TP ngưng cmt ở đây!
May 11 at 12:33am · Like

Sầu Công Tử: Haizzz...! TP biết ngưng đúng là sẽ tốt hơn. J
May 11 at 12:36am · Like

Trích từ FB Group Đàm Luận Phật Pháp.