Người thực hành Pháp phải thận trọng quán chiếu sự vật một cách hợp lý nhằm giảm thiểu nỗi khổ tâm. Cũng như khi đi vào một khu rừng lạ ta phải đánh dấu lối vào để rồi có thể tìm con đường ra. Không vậy ta sẽ bị lạc mất trong rừng. Ðã từ lâu chúng ta lạc lối trong thế gian. Mặc dầu không biết bao nhiêu lần đã đi xuyên qua cổng vào của thế gian, chúng ta vẫn còn chưa đủ sáng suốt để nhận thức rằng cổng ra đúng thật là Tam Tướng (TILAKKHAṆA, ba định luật hay ba đặc tướng của hiện hữu là vô thường, khổ, vô ngã - aniccalakkhaṇa, dukkhalakkhaṇa, anattālakkhaṇa), vốn là dấu hiệu bảo đảm chân lý. Ba đặc tướng ấy là những tấm bảng chỉ đường cho những ai có nguyện vọng tách rời lìa khỏi bánh xe của vòng luân hồi (vattasaṃsāra). Ðó là trung tâm điểm của Tam Giới: Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Tất cả ba cảnh giới này đều nằm dưới sự chi phối của định luật vô thường, khổ, vô ngã. Nơi đây chúng ta chỉ đặt trọng tâm vào Dục Giới vì chúng ta đang sống trong đó.
Dục Giới được phân làm nhiều tầng lớp như cảnh Trời, cảnh người, cảnh thú, cảnh ngạ quỷ. Mỗi tầng lớp lại chia ra làm nhiều nhóm nhỏ, nhưng tất cả đều nằm trong phạm vi chi phối của Tam Tướng. Cuộc sống trong Dục Giới đầy đau khổ (dukkha, còn được biết là bất toại nguyện, luôn không như ý), về thể xác cũng như tâm linh. Không có tự do cho cả thân lẫn tâm, và điều này làm cho đời sống quả thật khó chịu đựng. Ta phải chiến đấu để sống, ngày này qua ngày khác. Cơ thể của người và thú được cấu thành do những phần tử vật chất thô sơ và hữu hình nên cuộc chiến đấu biểu hiện hiển nhiên trước mặt một cách rõ ràng.
Những người lanh lợi khôn ngoan có thể làm ăn sinh sống dễ dàng, thâu thập đầy đủ những nhu cầu vật chất để nuôi thân. Ðối với họ tiền bạc có thể không thành vấn đề. Nhưng cuộc sống của họ không phải lúc nào cũng trôi chảy suôn sẻ. Có thể họ gặp phải những khó khăn khác như có chuyện cãi vã nhau trong gia đình, con cái ngỗ nghịch, v.v... Ðau khổ và những vấn đề phiền phức trong gia đình quả thật là khó tránh. Dầu không gặp khó khăn phiền lụy trong kiếp này, rồi ta cũng sẽ gặp trong một kiếp sống tương lai. Hoặc không đau khổ vì những vấn đề gia đình thì cũng khổ đau vì những vấn đề khác như bệnh hoạn chẳng hạn. Biết bao người giàu có sang trọng hiện đang nằm trăn trở trên giường bệnh trong các bệnh viện. Quý vị phải ghi nhận tất cả những hoàn cảnh tương tự để cho tâm mình nhận thức rằng đời sống - của quý vị và của người khác - là bất toại nguyện.
Trích: BEYOND THE STREAM OF THE WORLD
Live In The World Without Getting Lost In The World.
A Dhamma student must be careful person who discerns things reasonably to decrease the suffering of the mind. It is like going into the jungle: One must mark the way in, so that one can find one’s way out. Otherwise one will get lost in the jungle. We have got lost in this world for a long time. Even though we have passed through the gate of this world many times already, we are not wise enough to realize that the gateway out of it is in fact the Three Characteristics (tilakkhana), which are the guarantee of the truth. These are the signposts for those who want to leave the wheel of rebirth (vattasamsara). They are the center of the Three Spheres of Being: the Sense Sphere, the Fine Material Sphere and the Immaterial Formless Sphere. All of these spheres follow the rule of the tilakkhana. Among the three spheres, the Sense Sphere should be most emphasized because we beings are most interested in it.
The Sense Sphere is subdivided into many levels, for example, heavenly beings, human beings, animals and hungry ghosts. Each is further subdivided into many groups, but all are under the rule of the tilakkhana. Life in the Sense Sphere is full of suffering (dukkha) in body and mind. There is no freedom of the mind and body, and this makes life hard to endure. One must struggle for a living from day to day. For human beings and animals whose bodies are composed of visible and rough materials, the struggling is evident physically.
As for those who are considerable clever, they can acquire the physical requisites to nurture their bodies. For them, money may not be the problem, but still their lives may not always go smoothly. They may have other problems: for example, family quarrels, infidelity and problem children, etc. The suffering from family affairs is certain to happen. Even though one does not experience it in this life, one will in future lives. Or if one does not suffer from family problems, one will from others, e.g., illness. There are so many rich people lying ill in the hospitals. You must contemplate all of this to let the mind realize the hardships of life, both yours and that of others.
*** Phra Ācariya Thoon Khippapañño ***
P/s:
Chánh Kiến (Sammādiṭṭhi) là thấy rõ, biết rõ Tam Tướng của mọi đối tượng trong pháp hành thiền Tuệ;
Chánh Tư duy (Sammāsaṅkappo) là tư duy để thấy và biết Tam Tướng của đối tượng;
Chánh Tinh tấn (Sammāvāyāmo) là tinh cần duy trì cái thấy, cái biết về Tam Tướng của đối tượng trong pháp hành thiền Tuệ;
Chánh Niệm (Sammāsati) là ghi nhận rõ Tam Tướng của đối tượng đang là;
Chánh Định (Sammāsamādhi) là định tâm kiên cố trên cái thấy Tam Tướng của mình, không hành theo tà định là pháp hành thiền Định đưa đến Tùy quán phiền não (Vipassanūpakkilesa). (Vipassanūpakkilesa = Vipassanā Upakkilesa, có 10 loại theo TTĐ, Visuddhimagga)
Pháp hành thiền Tuệ (Vipassanā Bhāvanā) chỉ trong đạo Phật mới có (Dị đạo không có). Đối tượng của Pháp hành thiền Tuệ là mọi đối tượng thuộc về pháp Chơn Đế (Paramatthasacca: 89, 52, 28,1). Phận sự của Pháp hành thiền Tuệ là thấy rõ, biết rõ Tam Tướng của mọi đối tượng. Tam Tướng là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã (Aniccalakkhaṇa, Dukkhalakkhaṇa, Anattālakkhaṇa). Quả của Pháp hành thiền Tuệ là chứng ngộ Chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả có Niết-bàn (Nibbāna) làm đối tượng, diệt đoạn tận mọi phiền não có gốc là tham, sân, si. Có nơi quan niệm rằng Tam Tướng là Vô Thường, Vô Ngã, Niết-bàn là lầm lạc; vì không thể trình bày một đặc tướng cho một người chưa thể thấy và biết về nó. Tam Tướng phải thực sự có công năng làm suy yếu bản ngã, attā và từ bỏ tham ái, taṅhā, là nguyên nhân dẫn dắt chúng sanh vào vòng sinh tử luân hồi (saṃsāra) vui ít khổ nhiều vô cùng tận. Nếu nói rằng đặc tướng của hiện hữu trong Tam Giới, Loka (ba cõi sáu đường) có Niết-bàn (Nibbāna) thì các chúng sanh ở đây quá no đủ, bản ngã và tham ái cứ phình to, không quan tâm gì con đường (BCĐ) để đến cái xứ sở Siêu Tam Giới, Lokuttara (4 Đạo, 4 Quả, 1 Niết-bàn) có các ân đức là Thường (Niccatā), Lạc (Sukha), Vô ngã (Anattā) và Tịnh (Visuddhi).
No comments:
Post a Comment