Dhamma, hay Pháp, nghĩa là thực tại, chân lý. Để thấy được Dhamma, Đạo Phật có bài kinh Tứ Niệm Xứ. Thiền Tứ Niệm Xứ hiện nay như một trào lưu, đến khắp nơi trên thế giới, vào tận các đại tổ chức, đại công ty, thậm chí cả các tôn giáo anh em cũng học tập, nghiên cứu và thực hành thiền Tứ Niệm Xứ. Nhưng chỉ có Tứ Niệm Xứ thôi thì chưa đủ, vì ngoài bài kinh Tứ Niệm Xứ ra Đạo Phật còn giảng thêm bài kinh Chánh Tri Kiến (Sammādiṭṭhi sutta), và chỉ có những người Phật tử mới có Chánh Tri Kiến này để có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này, tránh việc ăn theo, thấy sang bắc quàng làm họ, ngụy biện lươn lẹo. Tìm hiểu Tam Tạng Kinh Điển của Đức Phật, chúng ta thấy lời dạy của Ngài là mang lại lợi ích cho tất cả loài người nói riêng và tất cả chúng sanh nói chung. Tùy mục đích sống hiện tại của mỗi một cá nhân mà Đức Phật hướng họ đến đó. Người vì mục đích giàu sang thì Ngài dạy họ pháp đưa đến giàu sang; vì mục đích tiếp tục cuộc sống nhân thiên trong tương lai thì Ngài dạy họ pháp đưa đến cuộc sống nhân thiên; vì mục đích giác ngộ giải thoát khổ luân hồi sanh tử, đoạn tận phiền não thì Ngài dạy họ pháp đưa đến chứng ngộ Chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Niết-bàn, pháp diệt Khổ.
... Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là bất thiện, thế nào là căn bổn bất thiện, thế nào là thiện, thế nào là căn bổn thiện? Chư Hiền, sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh trong các dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói hai lưỡi là bất thiện, ác khẩu là bất thiện, nói phù phiếm là bất thiện, tham dục là bất thiện, sân là bất thiện, tà kiến là bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là bất thiện.
Và chư Hiền, thế nào là căn bổn bất thiện? Tham là căn bổn bất thiện, sân là căn bổn bất thiện, si là căn bổn bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn bất thiện.
Và này chư Hiền, thế nào là thiện? Từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ nói láo là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện, không tham dục là thiện, không sân là thiện, chánh tri kiến là thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là thiện.
Chư Hiền, thế nào là căn bổn thiện? Không tham là căn bổn thiện, không sân là căn bổn thiện, không si là căn bổn thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn thiện.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri bất thiện như vậy, tuệ tri căn bổn bất thiện như vậy, tuệ tri thiện như vậy, tuệ tri căn bổn thiện như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
... (Kinh Chánh Tri Kiến, Trung Bộ, HT. Minh Châu dịch Việt)
“Yato kho āvuso ariyasāvako akusalañca pajānāti, akusalamūlañca pajānāti, kusalañca pajānāti, kusalamūlañca pajānāti. Ettāvatāpi kho āvuso ariyasāvako sammādiṭṭhi hoti. Ujugatāssa diṭṭhi, dhamme aveccappasādena samannāgato, āgato imaṃ saddhammaṃ.
Katamaṃ panāvuso akusalaṃ, katamaṃ akusalamūlaṃ, katamaṃ kusalaṃ, katamaṃ kusalamūlaṃ. Pāṇātipāto kho āvuso akusalaṃ, adinnādānaṃ akusalaṃ, kāmesumicchācāro akusalaṃ, musāvādo akusalaṃ, pisuṇā vācā (Sammādiṭṭhī - Sī, Syā) akusalaṃ, pharusā vācā (Pharusavācā - Ka) akusalaṃ, samphappalāpo akusalaṃ, abhijjhā akusalaṃ, byāpādo akusalaṃ, micchādiṭṭhi akusalaṃ. Idaṃ vuccatāvuso akusalaṃ.
Katamañcāvuso akusalamūlaṃ. Lobho akusalamūlaṃ, doso akusalamūlaṃ, moho akusalamūlaṃ. Idaṃ vuccatāvuso akusalamūlaṃ.
Katamañcāvuso kusalaṃ. Pāṇātipātā veramaṇī kusalaṃ, adinnādānā veramaṇī kusalaṃ, kāmesumicchācārā veramaṇī kusalaṃ, musāvādā veramaṇī kusalaṃ, pisuṇāya vācāya veramaṇī kusalaṃ, pharusāya vācāya veramaṇī kusalaṃ, samphappalāpā veramaṇī kusalaṃ, anabhijjhā kusalaṃ, abyāpādo kusalaṃ, sammādiṭṭhi kusalaṃ. Idaṃ vuccatāvuso kusalaṃ.
Katamañcāvuso kusalamūlaṃ. Alobho kusalamūlaṃ, adoso kusalamūlaṃ, amoho kusalamūlaṃ. Idaṃ vuccatāvuso kusalamūlaṃ.
Yato kho āvuso ariyasāvako evaṃ akusalaṃ pajānāti, evaṃ akusalamūlaṃ pajānāti, evaṃ kusalaṃ pajānāti, evaṃ kusalamūlaṃ pajānāti. So sabbaso rāgānusayaṃ pahāya paṭighānusayaṃ paṭivinodetvā asmīti diṭṭhimānānusayaṃ samūhanitvā avijjaṃ pahāya vijjaṃ uppādetvā diṭṭhevadhamme dukkhassantakaro hoti. Ettāvatāpi kho āvuso ariyasāvako sammādiṭṭhi hoti, ujugatāssa diṭṭhi, dhamme aveccappasādena samannāgato, āgato imaṃ saddhamman”ti.
... (Chánh Tạng Pāli)
Chỉ nhiêu đây cũng đủ và căn bản rồi, các phần khác thì chuyên môn hơn,... vào xem tiếp:
No comments:
Post a Comment