Đời người có hai sự dại dột lớn. Đó là bất hiếu với cha mẹ. Thứ hai là bất hiếu với chính bản thân mình.
Bất hiếu với cha mẹ là rất dại dột. Nhưng không có sự dại dột nào lớn bằng sự bất hiếu với chính bản thân mình. Bất hiếu với chính mình là để phiền não (tham, sân, si) chế ngự và lôi kéo bản thân đọa vào ác xứ, cõi khổ để không thể cứu vãn trong một đời mà nhiều đời nhiều kiếp. Ngài Sāriputta (Xá-lợi-phất) chỉ cần một đêm cuối đời là báo hiếu xong cho mẹ Ngài, nhưng Ngài phải trải qua thời gian dài vô cùng tận mới báo hiếu hoàn toàn cho chính mình! Ăn cướp 1 đồng đọa làm ma đói 500 kiếp, tham nhũng 1 đồng đọa làm ma đói 5000 kiếp (vì tham nhũng là lấy tiền của công), giết 1 con vật đọa vào ác xứ 500 kiếp, giết 1 con người đọa vào cõi khổ 5000 kiếp,... Đây đều là do chúng ta để phiền não tham, sân, si sai xử. Vì sao chỉ gây ra một nhân có thể coi là nhỏ nhoi mà lại trả quả đau khổ lớn lao và lâu dài thế kia? Đó là do sự vận hành tâm lý mà một người không biết kiểm soát tâm, không biết "dừng lại" gây nên. Đoạn trừ tham, sân, si cho đến diệt tận hết chúng là một việc làm có hiếu nhất đối với bản thân chúng ta. Còn đoạn trừ tham, sân, si như thế nào là một quá trình gian nan nữa,...
Đức Phật Gotama là một người có lòng bi mẫn không có giới hạn. Ngài dạy con người phải có tâm từ bao trùm đối với tất cả các loài không chân, loài hai chân và loài nhiều chân,... hay tất cả chúng sanh không phân biệt. (Lời dạy của Ngài là phi tôn giáo, phi tông phái, phi hệ phái,...). Đạo Phật gốc hay Đạo Phật Nguyên Thủy vốn không có tông phái, hệ phái, tôn giáo. Đạo Phật của Đức Phật ngày xưa chỉ sống thuận theo quy luật tự nhiên (Luật của Pháp, còn lời dạy của Ngài gọi là Phật Pháp) để đạt được "sự bình an trong nội tâm". Nên khoác chiếc áo tu hành là tông phái, hệ phái nhưng đối xử với nhau phải phi tôn giáo, phi hệ phái, nếu không thì sẽ xảy ra sự đấu tranh, chống trái nhau và người ta chỉ chạy theo sự ảo tưởng do phiền não thích (tham) hay không thích (sân) giật dây, không bao giờ sờ mó được Chân lý chứ đừng nói gì đến sự giải thoát giác ngộ cho cao siêu! Đứng ở góc độ này mà phản ánh, phán xét góc độ khác bằng ngôn từ thì cách gì cũng không đúng, vì Chân lý vốn vô ngôn, tự cảm nhận, tự kinh nghiệm.
Lời dạy cao quý nhất, lợi ích nhất, duy nhất cho sự thực hành (con đường độc nhất) là Tứ Niệm Xứ (đại diện là Niệm, hay Chánh Niệm). Chỉ có Tứ Niệm Xứ mới có khả năng nâng đỡ một người phàm phu bình thường trở thành bậc Thánh Nhân, là bậc đã đoạn trừ từng phần hay đã đoạn tận mọi lậu hoặc, chấm dứt khổ đau sinh tử luân hồi. Chúng ta phải thực hành Tứ Niệm Xứ mọi lúc mọi nơi. Chúng ta phải sống trong Diệu Pháp này. (Vi Diệu Pháp (Abhidhamma)! Nó quá khó mà cũng quá đơn giản, chỉ cần trực nhận, tự kinh nghiệm Chân lý như thực, không cần dùng ngôn từ hay chế định để giải thích gì nhiều; Còn khi dùng qua ngôn từ thì không thể chính xác nữa vì khi đó đã rời khỏi bản chất như thực rồi, nhiều lúc nói không ai tin...!).
Tết Giáp Ngọ, 2014
__Thuận Pháp__
No comments:
Post a Comment