Friday, November 23, 2012

LẤY THIỆN PHÁP ĐỂ KHÕA LẤP BẤT THIỆN PHÁP

Trong bài Kinh “Ví dụ nắm muối”, Đức Phật dạy đại ý như sau:

- Này Chư Tỳ-khưu, ví như lấy một nắm muối bỏ vào một cốc nước nhỏ, các vị nghĩ như thế nào? Vì muối mặn không thể uống nước được, có thể như vậy không? Tại sao?
- Có thể vậy, bạch Đức Thế Tôn! Vì cốc nước nhỏ đựng ít nước nên nước mặn không thể uống được.
- Này Chư Tỳ-khưu! Với nắm muối đó bỏ vào dòng sông Hằng, các vị sẽ nghĩ như thế nào? Vì nắm muối đó mặn nên nước sông Hằng không thể uống được, có thể như vậy không?
- Không thể được! Nước dòng sông Hằng thì nhiều nên một nắm muối bỏ vào mà làm cho nước sông Hằng mặn, không thể uống được là điều không thể có, bạch Đức Thế Tôn? Chư Tỳ-khưu đáp.
- Cũng vậy, này Chư Tỳ-khưu! Có hai hạng người trong thế gian này!
+ Một số người làm một ít việc bất thiện, khi việc bất thiện đó trổ quả, họ phải chịu khổ ưu, sầu não trong kiếp này và sẽ tiếp tục đọa sanh vào các khổ cảnh khác trong kiếp sau để tiếp tục chịu khổ ưu. Tại sao vậy? Những người đó sau khi trót làm những việc bất thiện rồi nhưng không tinh cần, chịu khó tạo các việc phước thiện, không cố gắng làm cho tăng trưởng các thiện pháp, vun bồi các công đức như bố thí, giúp đỡ người nghèo khó, hộ độ đến Sa-môn, Bà-la-môn, giữ giới, thực hành thiền định, thực hành thiền tuệ,... Nên phước thiện không tăng trưởng, công đức không có nhiều để nâng đỡ họ trong khổ cảnh.
+ Trong thế gian này, một số người cũng trót làm những việc bất thiện tương tự như trên, khi việc bất thiện đó trổ quả thì họ sẽ không chịu nhiều khổ ưu, sầu não trong kiếp này và có thể không bị đọa sanh vào các cảnh khổ, cũng như không còn chịu đựng quả khổ đó trong kiếp sau nữa. Vì sao? Những người đó sau khi trót làm những việc bất thiện rồi, họ biết ăn năn về lỗi lầm, biết ghê sợ lỗi lầm,... do đó cố gắng tinh cần, chăm chỉ làm các việc phước thiện, vun bồi công đức như bố thí, giúp đỡ người nghèo khó, hộ độ đến Sa-môn, Bà-la-môn, giữ giới, thực hành thiền định, thực hành thiền tuệ,... Nhờ đó mà phước thiện, công đức của họ hằng được tăng trưởng, tạo duyên lành nâng đỡ họ thoát khỏi khổ cảnh vậy.

Chánh Kinh: PTS: A, I, 249
(Loṇakapallavagga – Aṅguttaranikāya)


Yo bhikkhave evaṃ vadeyya: yathā yathā'yaṃ puriso kammaṃ karoti, tathā tathā naṃ paṭisaṃvediyatī'ti. Evaṃ santaṃ bhikkhave brahmacariyavāso na hoti. Okāso na paññāyati sammā dukkhassa antakiriyāya. 

Yo ca kho bhikkhave evaṃ vadeyya: yathā yathā vedanīyaṃ ayaṃ puriso kammaṃ karoti, tathā tathāssa vipākaṃ paṭisaṃvediyatī'ti. Evaṃ santaṃ bhikkhave brahmacariyavāso hoti, okāso paññāyati sammādukkhassa antakiriyāya. 
Idha bhikkhave ekaccassa puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ, tame'naṃ nirayaṃ upaneti. Idha pana bhikkhave ekaccassa puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti. Nāṇumpi khāyati. Kiṃ bahudeva. 
Kathaṃrūpassa bhikkhave puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ tame'naṃ nirayaṃ upaneti? 
Idhapana bhikkhave ekacco puggalo abhāvitakāyo hoti abhāvitasīlo abhāvitacitto abhāvitapañño paritto appātumo appadukkhavihārī, evarūpassa bhikkhave puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ tame'naṃ nirayaṃ upaneti. 
Kathaṃrūpassa bhikkhave puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti, nāṇumpi khāyati, kiṃ bahudeva? 
Idha bhikkhave ekacco puggalo bhāvitakāyo hoti bhāvitasīlo bhāvitacitto bhāvitapañño aparitto mahattā appamāṇavihārī. Evarūpassa bhikkhave puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti nāṇumpi khāyati. Kiṃ bahudeva. 
Seyyathā'pi bhikkhave puriso loṇaphalaṃ paritte udakamallake pakkhipeyya, taṃ kiṃ maññatha bhikkhave api nu taṃ parittaṃ udakamallake udakaṃ amunā loṇaphalena loṇaṃ assa appeyyāti? 
Evaṃ bhante. 
Taṃ kissa hetu? 
Aduṃ hi bhante parittaṃ udakamallake udakaṃ amunā loṇaphalena loṇaṃ assa appeyyāti. 
Seyyathā'pi bhikkhave puriso loṇaphalaṃ gaṅgāya nadiyā pakkhipeyya, taṃ kiṃ maññatha bhikkhave api nu sā gaṅgā nadī amunā loṇaphalena loṇaṃ assa appeyyāti? 
No hetaṃ bhante. 
Taṃ kissa hetu? 
Asu hi bhante gaṅgāya nadiyā mahā udakakkhandho. So amunā loṇaphalena loṇaṃ neva'ssa appeyyāti. 
Evameva kho bhikkhave idhekaccassa puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ tame'naṃ nirayaṃ upaneti. Idha pana bhikkhave ekaccassa puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti. Nāṇumpi khāyati. Kiṃ bahudeva.
Kathaṃrūpassa bhikkhave puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ, tame'naṃ nirayaṃ upaneti? 
Idha bhikkhave ekacco puggalo abhāvitakāyo hoti abhāvitasīlo abhāvitacitto abhāvitapañño paritto appātumo appadukkhavihārī. Evarūpassa bhikkhave puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ, tame'naṃ nirayaṃ upaneti. 
Kathaṃrūpassa bhikkhave puggalassa tādisaññeva appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti, nāṇumpi khāyati, kiṃ bahudeva? 
Idha bhikkhave ekacco puggalo bhāvitakāyo hoti bhāvitasīlo bhāvitacitto bhāvitapañño aparitto mahattā appamāṇavihārī. Evarūpassa bhikkhave puggalassa tādisaññeva appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti. Nāṇumpi khāyati. Kiṃ bahudeva. 
Idha bhikkhave ekacco addhakahāpaṇena'pi bandhanaṃ nigacchati. Kahāpaṇena'pi bandhanaṃ nigacchati. Kahāpaṇasatena'pi bandhanaṃ nigacchati. Idha pana bhikkhave ekacco addhakahāpaṇena'pi na bandhanaṃ nigacchati. Kahāpaṇena'pi na bandhanaṃ nigacchati. Kahāpaṇasatena'pi na bandhanaṃ nigacchati. 
Kathaṃrūpo bhikkhave addhakahāpaṇena'pi bandhanaṃ nigacchati, kahāpaṇena'pi bandhanaṃ nigacchati, kahāpaṇasatena'pi bandhanaṃ nigacchati? 
Idha bhikkhave ekacco daḷiddo hoti appassako appabhogo. Evarūpo bhikkhave addhakahāpaṇena'pi bandhanaṃ nigacchati. Kahāpaṇena'pi bandhanaṃ nigacchati. Kahāpaṇa satena'pi bandhanaṃ nigacchati. 
Kathaṃrūpo bhikkhave addhakahāpaṇena'pi na bandhanaṃ nigacchati, kahāpaṇena'pi na bandhanaṃ nigacchati, kahāpaṇasatena'pi na bandhanaṃ nigacchati? 
Idha bhikkhave ekacco aḍḍho hoti mahaddhano mahābhogo. Evarūpo bhikkhave addhakahāpaṇena'pi na bandhanaṃ nigacchati, kahāpaṇena'pi na bandhanaṃ nigacchati kahāpaṇasatena'pi na bandhanaṃ nigacchati. Evameva kho bhikkhave idhekaccassa puggalassa tādisaññeva appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ, tame'naṃ nirayaṃ upaneti. Idha pana bhikkhave ekaccassa puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti. Nāṇumpi khāyati. Kiṃ bahudeva.
Kathaṃrūpassa bhikkhave puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ tame'naṃ nirayaṃ upaneti? 
Idha bhikkhave ekacco puggalo abhāvitakāyo hoti abhāvitasīlo abhāvitacitto abhāvitapañño paritto appātumo appadukkhavihārī. Evarūpassa bhikkhave puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ tame'naṃ nirayaṃ upaneti. 
Kathaṃ rūpassa bhikkhave puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti, nāṇumpi khāyati, kiṃ bahudeva? 
Idha bhikkhave ekacco puggalo bhāvitakāyo hoti bhāvitasīlo bhāvitacitto bhāvitapañño aparitto mahattā appamāṇavihārī. Evarūpassa bhikkhave puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ heti. Nāṇumpi khāyati. Kiṃ bahudeva. 
Seyyathā'pi bhikkhave orabhiko vā urabbhaghātako vā appekaccaṃ urabbhaṃ adinnaṃ ādiyamānaṃ pahoti hantuṃ vā bandhituṃ vā jāpetuṃ vā yathāpaccayaṃ vā kātuṃ, appekaccaṃ urabbhaṃ adinnaṃ ādiyamānaṃ nappahoti hantuṃ vā bandhituṃ vā jāpetuṃ vā yathāpaccayaṃ vā kātuṃ. 
Kathaṃrūpo bhikkhave orabbhiko vā urabbhaghātako vā urabbhaṃ adinnaṃ ādiyamānaṃ pahoti hantuṃ vā bandhituṃ vā jāpetuṃ vā yathāpaccayaṃ vā kātuṃ? 
Idha bhikkhave ekacco daḷiddo hoti appassako appabhogo. Evarūpo bhikkhave orabbhiko vā urabbhaghātako vā urabbhaṃ adinnaṃ ādiyamānaṃ pahoti hantuṃ vā bandhituṃ vā jāpetuṃ vā yathāpaccayaṃ vā kātuṃ. 
Kathaṃrūpaṃ bhikkhave orabbhiko vā urabbhaghātako vā urabbhaṃ adinnaṃ ādiyamānaṃ nappahoti hantuṃ vā bandhituṃ vā jāpetuṃ vā yathāpaccayaṃ vā kātuṃ? 
Idha bhikkhave ekacco aḍḍho hoti mahaddhano mahābhogo rājā vā rājamahāmatto vaṃ. Evarūpaṃ bhikkhave orabbhiko vā urabbhaghātako vā urabbhaṃ adinnaṃ ādiyamānaṃ nappahoti hantuṃ vā bandhituṃ vā jāpetuṃ vā yathāpaccayaṃ vā kātuṃ. Aññadatthu pañjaliko'va naṃ yācati: dehi me mārisa urabbhaṃ vā urabbhadhanaṃ vā'ti. 
Evameva kho bhikkhave idhekaccassa puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ tame'naṃ nirayaṃ upaneti. Idha pana bhikkhave ekaccassa puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti. Nāṇumpi khāyati, kiṃ bahudeva. 
Kathaṃrūpassa bhikkhave puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ tame'naṃ nirayaṃ upaneti? 
Idha bhikkhave ekacco puggalo abhāvitakāyo hoti abhāvitasīlo abhāvitacitto abhāvitapañño paritto appātumo appadukkhavihārī. Evarūpassa bhikkhave puggalassa appamattakampi pāpaṃ kammaṃ kataṃ tamenaṃ nirayaṃ upaneti. 
Kathaṃrūpassa bhikkhave puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti. Nāṇumpi khāyati, kiṃ bahudeva. 
Idha bhikkhave ekacco puggalo bhāvitakāyo hoti bhāvitasīlo bhāvitacitto bhāvitapañño aparitto mahattā appamāṇavihārī. Evarūpassa bhikkhave puggalassa tādisaññeva appamattakaṃ pāpaṃ kammaṃ kataṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ hoti. Nāṇumpi khāyati. Kiṃ bahudeva.
Yo bhikkhave evaṃ vadeyya: yathā yathā'yaṃ puriso kammaṃ karoti, tathā tathā naṃ paṭisaṃvediyatī't. Evaṃ santaṃ bhikkhave brahmacariyavāso na hoti. Okāso na paññāyati sammā dukkhassa antakiriyāya. 
Yo ca kho bhikkhave evaṃ vadeyya: yathā yathā vedanīyaṃ ayaṃ puriso kammaṃ karoti, tathā tathā assa vipākaṃ paṭisaṃvediyatī'ti, evaṃ santaṃ bhikkhave brahmacariyavāso hoti, okāso paññāyati sammā dukkhassa antakiriyāyā'ti.

AN 3.99
Lonaphala Sutta: The Salt Crystal
translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu

"Monks, for anyone who says, 'In whatever way a person makes kamma, that is how it is experienced,' there is no living of the holy life, there is no opportunity for the right ending of stress. But for anyone who says, 'When a person makes kamma to be felt in such & such a way, that is how its result is experienced,' there is the living of the holy life, there is the opportunity for the right ending of stress.
"There is the case where a trifling evil deed done by a certain individual takes him to hell. There is the case where the very same sort of trifling deed done by another individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment.
"Now, a trifling evil deed done by what sort of individual takes him to hell? There is the case where a certain individual is undeveloped in [contemplating] the body, undeveloped in virtue, undeveloped in mind, undeveloped in discernment: restricted, small-hearted, dwelling with suffering. A trifling evil deed done by this sort of individual takes him to hell.
"Now, a trifling evil deed done by what sort of individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment? There is the case where a certain individual is developed in [contemplating] the body, developed in virtue, developed in mind, developed in discernment: unrestricted, large-hearted, dwelling with the immeasurable. A trifling evil deed done by this sort of individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment.
"Suppose that a man were to drop a salt crystal into a small amount of water in a cup. What do you think? Would the water in the cup become salty because of the salt crystal, and unfit to drink?"
"Yes, lord. Why is that? There being only a small amount of water in the cup, it would become salty because of the salt crystal, and unfit to drink."
"Now suppose that a man were to drop a salt crystal into the River Ganges. What do you think? Would the water in the River Ganges become salty because of the salt crystal, and unfit to drink?"
"No, lord. Why is that? There being a great mass of water in the River Ganges, it would not become salty because of the salt crystal or unfit to drink."
"In the same way, there is the case where a trifling evil deed done by one individual [the first] takes him to hell; and there is the case where the very same sort of trifling deed done by the other individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment.
'Now, a trifling evil act done by what sort of individual takes him to hell? There is the case where a certain individual is undeveloped in the body, undeveloped in virtue, undeveloped in mind [i.e., painful feelings can invade the mind and stay there], undeveloped in discernment: restricted, small-hearted, dwelling with suffering.   A trifling evil act done by this sort of individual takes him to hell.
'Now, a trifling evil act done by what sort of individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment? There is the case where a certain individual is developed in the body, developed in virtue, developed in mind [i.e., painful feelings cannot invade the mind and stay there], developed in discernment: unrestricted, large-hearted, dwelling with the unlimited. A trifling evil act done by this sort of individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment.
"There is the case where a certain person is thrown into jail for half a dollar (kahapana), is thrown into jail for a dollar, is thrown into jail for one hundred dollars. And there is the case where another person is not thrown into jail for half a dollar, is not thrown into jail for a dollar, is not thrown into jail for one hundred dollars. Now what sort of person is thrown into jail for half a dollar... for a dollar... for one hundred dollars? There is the case where a person is poor, of little wealth, of few possessions. This is the sort of person who is thrown into jail for half a dollar... for a dollar... for one hundred dollars. And what sort of person is not thrown into jail for half a dollar... for a dollar... for one hundred dollars? There is the case where a person is wealthy, with many belongings, many possessions. This is the sort of person who is not thrown into jail for half a dollar... for a dollar... for one hundred dollars.
"In the same way, there is the case where a trifling evil deed done by one individual takes him to hell; and there is the case where the very same sort of trifling deed done by the other individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment.
"Now, a trifling evil deed done by what sort of individual takes him to hell? There is the case where a certain individual is undeveloped in [contemplating] the body, undeveloped in virtue, undeveloped in mind, undeveloped in discernment: restricted, small-hearted, dwelling with suffering. A trifling evil deed done by this sort of individual takes him to hell.
"Now, a trifling evil deed done by what sort of individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment? There is the case where a certain individual is developed in [contemplating] the body, developed in virtue, developed in mind, developed in discernment: unrestricted, large-hearted, dwelling with the immeasurable. A trifling evil deed done by this sort of individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment.
"It's just as when a goat butcher is empowered to beat or bind or slay or treat as he likes a certain person who steals a goat, but is not empowered to beat or bind or slay or treat as he likes another person who steals a goat. Now, when what sort of person has stolen a goat is the goat butcher empowered to beat him or bind him or slay him or treat him as he likes? There is the case where a person is poor, of little wealth, of few possessions. This is the sort of person who, when he has stolen a goat, the goat butcher is empowered to beat or bind or slay or treat as he likes. And when what sort of person has stolen a goat is the goat butcher not empowered to beat him or bind him or slay him or treat him as he likes? There is the case where a person is wealthy, with many belongings, many possessions; a king or a king's minister. This is the sort of person who, when he has stolen a goat, the goat butcher is not empowered to beat or bind or slay or treat as he likes. All he can do is go with his hands clasped before his heart and beg: 'Please, dear sir, give me a goat or the price of a goat.'
"In the same way, there is the case where a trifling evil deed done by one individual takes him to hell; and there is the case where the very same sort of trifling deed done by the other individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment.
"Now, a trifling evil deed done by what sort of individual takes him to hell? There is the case where a certain individual is undeveloped in [contemplating] the body, undeveloped in virtue, undeveloped in mind, undeveloped in discernment: restricted, small-hearted, dwelling with suffering. A trifling evil deed done by this sort of individual takes him to hell.
"Now, a trifling evil deed done by what sort of individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment? There is the case where a certain individual is developed in [contemplating] the body, developed in virtue, developed in mind, developed in discernment: unrestricted, large-hearted, dwelling with the immeasurable. A trifling evil deed done by this sort of individual is experienced in the here & now, and for the most part barely appears for a moment.
"Monks, for anyone who says, 'In whatever way a person makes kamma, that is how it is experienced,' there is no living of the holy life, there is no opportunity for the right ending of stress. But for anyone who says, 'When a person makes kamma to be felt in such & such a way, that is how its result is experienced,' there is the living of the holy life, there is the opportunity for the right ending of stress."

Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), Chương Ba Pháp, Phẩm Hạt Muối.
HT Minh Châu dịch Việt.

Hạt Muối.
1. Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt. Và này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ quả dị thục như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống Phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
2. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
3. Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bỏ một nắm muối vào trong một chén nước nhỏ. Các Thầy nghĩ như thế nào, này các Tỷ-kheo, nước trong chén ấy có vì nắm muối trở thành mặn và không uống được phải không?
- Thưa đúng vậy, bạch Thế Tôn. Vì cớ sao? Nước trong chén nhỏ này là ít, do nắm muối này, nước trở thành mặn, không uống được.
- Ví như, này các Tỷ-kheo, có người bỏ một nắm muối vào sông Hằng. Các Thầy nghĩ như thế nào, này các Tỷ-kheo, sông Hằng có vì nắm muối trở thành mặn và không uống được phải không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì cớ sao? Lớn là cả khối nước sông Hằng. Khối nước ấy không vì nắm muối này, nước trở thành mặn và không uống được.
- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều.
4. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục? Ở đây, này các Tỷ-kheo có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Hạng người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được (trong đời sau), nói gì là nhiều. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tợ, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, nói gì là nhiều.
5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người bị tù tội vì nửa đồng tiền, bị tù tội vì một đồng tiền, bị tù tội vì một trăm đồng tiền. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không bị tù tội vì nửa đồng tiền, không bị tù tội vì một đồng tiền, không bị tù tội vì một trăm đồng tiền.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, bị tù tội vì nửa đồng tiền, bị tù tội vì một đồng tiền, bị tù tội vì một trăm đồng tiền? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người nghèo khổ, ít sở hữu, ít tài sản. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, bị tù tội vì nửa đồng tiền, bị tù tội vì một đồng tiền, bị tù tội vì một trăm đồng tiền.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, không bị tù tội vì nửa đồng tiền, không bị tù tội vì một đồng tiền, không bị tù tội vì một trăm đồng tiền? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người giàu có, có tiền của lớn, có tài sản lớn. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, không bị tù tội vì nửa đồng tiền, không bị tù tội vì một đồng tiền, không bị tù tội vì một trăm đồng tiền.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây có người làm nghiệp ác nhỏ mọn, nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.
6. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.
7. Ví dụ một người đồ tể hay người giết dê, này các Tỷ-kheo, đối với một số người đánh cắp dê, có thể giết hay trói, hay tịch thu tài sản, hay làm như ý muốn. Ðối với một số người cũng đánh cắp dê, không có thể giết, không có thể trói, không có thể tịch thu tài sản, hay không có thể làm như ý muốn.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, người đồ tể hay người giết dê, đối với một số người đánh cắp dê, có thể giết, có thể trói, có thể tịch thu tài sản, hay có thể làm như ý người ấy muốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người nghèo khổ, ít sở hữu tài sản. Kẻ đồ tể hay người giết dê, đối với kẻ đánh cắp dê như vậy có thể giết, hay trói, hay có thể tịch thu tài sản, hay có thể làm như ý người ấy muốn.
Như thế nào, này các Tỷ-kheo, người đồ tể hay người giết dê, đối với kẻ đánh cắp dê như vậy không có thể giết, không có thể trói, không có thể tịch thu tài sản, hay không có thể làm như ý muốn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người giàu có, có sở hữu lớn, có tài sản lớn, hay nhà vua, hay đại thần của nhà vua. Người đồ tể hay người giết dê, đối với kẻ đánh cắp dê như vậy không có thể giết, không có thể trói, không có thể tịch thu tài sản, hay không có thể làm như ý người ấy muốn. Không có gì phải làm khác hơn là chắp tay và cầu xin như sau: "Thưa ngài, hãy cho con lại con dê hay giá tiền con dê".
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, đối với một số người có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với một số người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, và nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.
8. Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít oi. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ác ấy đưa người ấy vào địa ngục.
Hạng người như thế nào, này các Tỷ-kheo, có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân được tu tập, giới được tu tập, tâm được tu tập, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy, này các Tỷ-kheo, có làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, nghiệp ác ấy đưa người ấy đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được, còn nói gì là nhiều.
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy sẽ cảm thọ (quả) như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống Phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt. Và này các Tỷ-kheo, có ai nói như sau: "Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, người ấy sẽ cảm thọ quả dị thục như vậy, như vậy". Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống Phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chơn chánh đoạn diệt.

*** Thuận Pháp tổng hợp***

No comments:

Post a Comment