I. BẢN KINH MN 10 – KINH NIỆM XỨ (Satipaṭṭhānasutta).
1. Bản tiếng Việt của HT. Minh Châu:
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
2. Bản tiếng Việt dịch từ tiếng Anh của Narada Mahathera:
http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&ppx6.htm
3. Bản tiếng Anh của Nyanasatta Thera - The Foundations of Mindfulness:
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.010.nysa.html
4. Bản tiếng Anh của Soma Thera - The Discourse on the Arousing of Mindfulness:
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.010.soma.html
5. Bản tiếng Anh của Thanissaro Bhikkhu - Frames of Reference:
http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.010.than.html
6. Bản song ngữ Pali-Việt của Bhikkhu Indacanda:
http://paliviet.info/VHoc/13/010.htm
7. Bản tiếng Việt của H.T. Thích Nhất Hạnh:
http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/kinh-sach/36-kinh-vn/161-kinh-bn-lnh-vc-quan-nim
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giảng Giải Kinh Đại Niệm Xứ.
Tác giả: Ngài Pa Auk Sayadaw, Tỳ Khưu Pháp Thông dịch Việt.
http://www.facebook.com/groups/paliviet/329721687114949/
2. Kinh Đại Niệm Xứ.
Tác giả: Thiền sư U Silananda, Tỳ Khưu Khánh Hỷ dịch Việt.
http://www.budsas.org/uni/u-dainiemxu/dnx-idx.htm
3. Tứ Niệm Xứ Giảng Giải.
Tác giả: Ngài S.N. Goenka, Tỳ Khưu Pháp Thông dịch Việt.
http://www.trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/TuNiemXu/index.htm
4. Thiền Tứ Niệm Xứ - Minh Sát Tuệ.
Tác giả: Cố Trưởng lão Giới Nghiêm.
http://buddhanet.net/budsas/uni/u-dainiemxu/gntnx01.htm
5. Giảng Kinh Tứ Niệm Xứ – TT. Chơn Thiện.
http://www.budsas.org/uni/u-phathoc-kl/phkl-2-14.htm
6. Tứ Niệm Xứ - Bốn Nền Tảng của Chánh Niệm.
Tác giả: Bhikkhu Brahmavamso, Dr. Bình Anson dịch Việt.
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vbud/vbthn026.htm
7. Toát Yếu Kinh Trung Bộ - SC. Trí Hải.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung-ty-01.htm
8. The Way of Mindfulness by Soma Thera.
http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/soma/wayof.html
9. Kinh Niệm Xứ của Trung A Hàm - TT. Tuệ Sỹ dịch Việt.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-ahamtrung/trungaham098.htm
III. PHÂN TÍCH TỪ NGỮ PALI.
Thuận Pháp Dhammiko: <<Idha bhikkhave bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. Vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. Citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. Dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ>>
Đoạn Pali trên như cái chìa khóa để mở cánh cửa vào bài Kinh Niệm Xứ. Tiếc rằng mỗi bản dịch mỗi khác biệt. Vì cách giải thích khác biệt nên pháp hành sai biệt, tạo thành các trường phái khác nhau, như trường phái niệm thọ, trường phái niệm tâm,...Kính nhờ Sư Đức Hiền, Ven Adhiṭṭhāna, Cô Nguyen Huong,...phân tích từ ngữ Pali đoạn kinh trên nhằm giúp cho PLCĐ một hướng khách quan nhất!
Ven Adhiṭṭhāna: Cố gắng dịch và phân tích một cách khách quan nhất:
‘‘Katame cattāro? Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ.
“Bốn điều nào? Ở đây (ngay trong giáo pháp này), này các thầy tỳ khưu! một vị tỳ khưu trú trên thân có sự theo dõi thân, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian; (vị tỳ khưu đó) trú trên các cảm thọ, có sự theo dõi cảm thọ, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian; (vị tỳ khưu đó) trú trên tâm, có sự theo dõi tâm, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian; (vị tỳ khưu đó) trú trên các pháp, có sự theo dõi pháp, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian.
Phân tích ngắn:
- Idhāti imasmiṃ sāsane – ngay trong giáo pháp này.
- Ātāpīti tīsu bhavesu kilese ātāpetīti ātāpo, vīriyassetaṃ nāmaṃ - Thiêu đốt ba phiền não gọi là ātāpa, với sự tinh tấn như vậy gọi là ātāpa. ( ā + căn tap với căn tap mang nghĩa thiêu đốt)
- Sampajānoti sampajaññasaṅkhātena ñāṇena samannāgato – Sự sở hữu được trí tuệ. (saṃ + pa + căn ñā)
- Kāyānupassī = kāyaṃ + anupassīti. Đây là 1 dạng dutiya vibhatti tappurisa samāsa (sử dụng như tính từ) – (người) có sự theo dõi trên thân. Anupassī – anu + căn dis + ṇī tiếp vĩ ngữ - người nào đó có sự theo dõi, quan sát; đây là một dạng assatthi taddhita.
- ‘‘anupassī’’ti tattha katamā anupassanā? Yā paññā pajānanā…pe… sammādiṭṭhi. Ayaṃ vuccati anupassanā. Imāya anupassanāya upeto hoti samupeto upāgato samupāgato upapanno sampanno samannāgato. Tena vuccati anupassīti. (trong chú giải aṭṭhakathā chỉ giải thích đại khái vậy thôi)
- vineyya – đây là dạng sattamī vibhatti của từ vineti (vi + ni +e), căn ni có nghĩa là dẫn dắt, nhưng lại có nghĩa khác là loại bỏ.
Nhờ sư huynh Từ Minh kiểm tra lại trong Nissaya của Myanmar, hay trong tự điển họ phân tích các từ anupassī, kāyānupassī, ātāpī, v.v. như thế nào.
Thuận Pháp Dhammiko: @Ven Adhiṭṭhāna: <<“Bốn điều nào? Ở đây (ngay trong giáo pháp này), này các thầy tỳ khưu ! một vị tỳ khưu trú trên thân có sự theo dõi thân, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian; (vị tỳ khưu đó) trú trên các cảm thọ, có sự theo dõi cảm thọ, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian; (vị tỳ khưu đó) trú trên tâm, có sự theo dõi tâm, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian; (vị tỳ khưu đó) trú trên các pháp, có sự theo dõi pháp, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, nếu (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian.>>
=> một vị tỳ khưu trú trên thân có sự theo dõi thân, có sự nhiệt tâm, sự hiểu biết (bằng trí tuệ), có (chánh) niệm, NẾU VẬY THÌ (vị tỳ khưu đó) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian;...(TP cảm ơn Ven Adhiṭṭhāna nhiều vì kiểu dịch này :)
Bài kinh nói rằng, một vị muốn niệm thân thì phải trú trên thân mà niệm, muốn niệm thọ thì phải trú trên thọ mà niệm,... và muốn sự niệm có hiệu quả thì phải có sự hiểu biết, có nhiệt tâm, làm miết như vậy thì loại bỏ được tham, ưu ở trên đời.
Sư Từ Minh: Hiểu 4 pháp (nhiệt tâm, có sự nhận biết, có niệm, có sự quán thân) ngang nhau theo cấu trúc văn phạm như Ven Aditthana là một cách giải rất mới lạ. Thường trong những sách giải về bài kinh này, cũng như những vị thiền sư dạy: sự nhiệt tâm, có sự nhận biết, có niệm bổ trợ cho lối sống tu tập (quán thân).
- Còn một điểm nữa: Ở phần ‘‘Katame cattāro? Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ, ..."
Ở đây đức Phật nói: ātāpī (có nhiệt tâm) sampajāno (có sự rỏ biết) satimā (có niệm) như 3 pháp hổ trợ cho vị sống quán thân (kāyānupassī).
Nhưng ở phần chi tiết về niệm hơi thở đức Phật lại dạy:
- So satova assasati, satova passasati. - Chỉ có niệm vị ấy thở ra, chỉ có niệm vị ấy thở vô; ở đây chỉ CÓ NIỆM (satova=sati+eva), mà không phải là ātāpī sampajāno satimā.
- Dīghaṃ vā assasanto ‘dīghaṃ assasāmī’ti pajānāti..., - và khi thở ra dài, vị ấy tuệ tri tôi thở ra dài...ở đây là TUỆ TRI (pajānāti) mà không phải là ātāpī sampajāno satimā.
- Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati..., - vị ấy tập rằng: tôi sẽ thở ra có ý thức rõ toàn thân (hởi thở chặng đầu, giữa, cuối), ở đây là VỊ ẤY TẬP (sikkhati) mà không phải ātāpī sampajāno satimā.
- Không biết dụng ý đức Thế Tôn dùng từ ở đây như thế nào? Hay satova, pajānāti và sikkhati mỗi pháp đều có 3 "cái" ātāpī sampajāno satimā? Hay là đức Phật đi từ tổng quát ( ātāpī sampajāno satimā) rồi đến chi tiết hành trì (satova, rồi pajānāti rồi sikkhati).
Xin chư vị chia sẻ chỗ này.
Ven Adhiṭṭhāna: @ Sư Từ Minh, về mặt ngữ pháp thì 4 chi trên đều bổ nghĩa cho chữ Bhikkhu, ý nói nó ngang nhau là ngang nhau như vậy.
‘‘Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhādomanassaṃ.
Ở đoạn trên Đức Phật Ngài dùng từ rất rõ ràng như thế này: "(Nếu) 1 vị tỳ khưu sống trên thân có sự dõi theo thân (kāyānupassī), có nhiệt tâm (atīpī), có sự rõ biết (sampajāno), có niệm (satimā)>>> (thì vị ấy sẽ có thể ) loại bỏ được tham ái và sân hận trên thế gian.
Vấn đề được đặt ra : nhiệt tâm (ātīpī), rõ biết (sampajāno), chánh niệm (satimā) đã đủ hay chưa để cho đến kết quả tốt đẹp là sẽ có thể loại bỏ được tham ái (abhijjhā) và domanassa (sầu ưu).
Ở phần đoạn văn này, Đức Phật đưa ra điều kiện và kết quả (hãy đủ điều kiện đi cái đã :P).
Tiếp tục,
- So satova assasati - Vị đó tỉnh giác thở vào - satova= sata + eva với sata bổ nghĩa cho chủ ngữ so.
- satovapassasati - vị đó tỉnh giác thở ra.
- Dīghaṃ vā assasanto “Dīghaṃ assasāmī”ti pajānāti, dīghaṃ vā passasanto “Dīghaṃ passasāmī”ti pajānāti - Trong khi đang thở vào dài, vị đó biết "tôi đang thở vào dài", hay là trong khi đang thở ra dài vị đó biết "tôi đang thở ra dài".
- Rassaṃ vā assasanto “Rassaṃ assasāmī”ti pajānāti, rassaṃ vā passasanto “Rassaṃ passasāmī”ti pajānāti - Trong khi đang thở vào ngắn vị đó biết "tôi đang thở vào ngắn", hay là trong khi thở ra ngắn vị đó biết "tôi đang thở ra ngắn".
- “Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī”ti sikkhati, (vị đó) thực tập "có sự cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào".
- “Sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī”ti sikkhati, (vị đó) thực tập "có sự cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra".
- “Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī”ti sikkhati, (vị đó) thực tập "thân có được sự yên tịnh, tôi sẽ thở vào".
- “Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī”ti sikkhati, (vị đó) thực tập "thân có được sự yên tịnh, tôi sẽ thở ra".
Đệ mạo muội dịch lại phần này theo ý mình vì có những điểm sau đây:
Khi vị đó thực hành, sự tiến bộ theo từng bước, lúc đầu chỉ là sự nhận biết hơi thở vào ra >>> tiếp theo hơi thở dài ngắn >>> tiếp theo trước khi thở vào hay thở ra vị đó nhận biết được toàn thân >>> tiếp theo trước khi thở vào hay thở ra, vị đó lại xem thân mình đã yên tịnh hay chưa. Một chuỗi tiếp diễn quá trình thực hành như thế này đã đủ để gọi là satimā hay chưa? :D
Sư Từ Minh: @Ven Adhiṭṭhāna, Ba pháp như cái kiềng ba chân bổ trợ cho nhau, thiếu một chân cái kiềng sẽ không đứng vững được; trong pháp hành cũng thế, nhiệt tâm (ātāpī) sẽ hổ trợ cho chánh niệm (satimā) trên đối tượng và rõ biết (sampajāno) làm cho đề mục rõ ràng không lầm lẫn. Ở cấp độ thấp ba pháp này có thể loại bỏ tham ái, sầu ưu, và cả si mê ngay lúc tu tập, khi tuệ minh sát (16 tuệ vipassanā paññā) phát triển sẽ loại bỏ chúng một cách hoàn toàn.
Nguồn từ FB Group: Pali-Chuyên đề.