Nguyên tác: Pali is mother of Sanskrit.
Tác giả: HaBir Angar Ee.
Dịch giả: Hữu Minh.
CHƯƠNG I.
NHỮNG BÍ ẨN NƠI TIẾNG SANSKRIT.
Vấn đề ngôn ngữ tại Ấn Độ là một bài toán khó giải quan trọng và khẩn trương, vì đã từ lâu trong quá khứ vấn đề này đã ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển giáo dục, xã hội và chính trị cho toàn quốc gia. Một số ngôn ngữ được chăm sóc kỹ lưỡng theo quan điểm nghiên cứu học thuật, làm phương tiện giảng dạy và nghiên cứu. Còn một số lớn các ngôn ngữ khác hầu hết đều không được quan tâm và thậm chí còn bị khinh miệt và phải chịu nhiều giới hạn và chỉ được sử dụng làm phương tiện truyền thông mà thôi. Không chỉ các nhà trí thức nhưng rất nhiều các nhà tư duy ngôn ngữ cũng không nhận ra vai trò tích cực và ảnh hưởng của nhiều ngôn ngữ khác nhau tại Ấn Độ trong qui trình các cuộc cách mạng và phản cách mạng xã hội, tôn giáo, chính trị và văn hóa hiện tại và tương lai.
Tiếng Pali, tiếng Sanskrit và tiếng Prakrit là những ngôn ngữ cổ điển chính tại Ấn Độ. Tiếng Pali và Prakrit không được cư dân Ấn Độ biết đến cho đến thời kỳ người Anh có mặt tại Ấn Độ, vì tiếng Pali đã bị xóa sổ hoàn toàn khỏi lãnh thổ Ấn Độ, còn tiếng Prakrit lại phải bị rập khuôn với nhiều ngôn ngữ địa phương khác. Dân Ấn Độ đã lãng quên hoàn toàn tiếng Pali. Họ chỉ còn biết đến tiếng Sanskrit (Sankrit) vì hai lý do đối nghịch nhau, một là ngôn ngữ chư vị Bà là môn nhất quyết phải duy trì hiện hữu và truyền bá sâu rộng trong dân, để họ có thể duy trì được địa vị cao nhất trong Xã Hội Ấn Độ, và hai là ngược lại ngôn ngữ này nhất quyết phải được loại bỏ hoàn toàn khỏi cộng đồng những người Shudra (đẳng cấp nô bộc tại xã hội Ấn Độ) bao gồm phần lớn dân chúng Ấn Độ, để kìm hãm họ trong hiện trạng thấp nhất trong xã hội Ấn Độ.
Vì Xã hội Ấn Độ được chia thành nhiều đẳng cấp phụ, các cộng đồng dân chúng, các tôn giáo khác nhau. Ngôn ngữ cũng được chia thành một số lớn ngôn ngữ phù hợp với từng đẳng cấp, từng cộng đồng và từng tôn giáo khác nhau
Kể từ thế kỷ mười tám trở về trước, những cuộc nghiên cứu lịch sử và những khai quật khảo cổ học, thường chủ yếu do người Anh thực hiện, đã chứng thực một thực tế là tiếng Pali và tiếng Prakrit cũng là những ngôn ngữ cổ đại. Cho dù cả hai ngôn ngữ này cũng được hoàn toàn chấp nhận như là các ngôn ngữ cổ đại tại Ấn Độ. Tiếng Pali & Prakrit đã hoàn toàn bị chôn vùi trong lịch sử và khảo cổ học trong một thời gian dài. Cả hai ngôn ngữ đã và đang không được chấp nhận vì cả hai ngôn ngữ này chưa bao giờ được coi như là di sản xã hội và văn hóa của Ấn Độ cả. Chính vì thế hiện nay vẫn còn tồn tại một niềm tin mãnh liệt nơi não trạng của người dân là ngôn ngữ Sanskrit (Sanskrit) mới là một ngôn ngữ cổ đại của Ấn Độ, mà toàn bộ nền văn hoá và văn chương Ấn Độ tuỳ thuộc vào; và Tiếng Pali & Prakrit, là thứ bị khai trừ đã bị loại bỏ và không được chấp nhận giống như hạng người cùng đinh và đẳng cấp Shudras vậy.
Vì lý do gì mà tín điều này không được đụng chạm tới trong toàn bộ giai đoạn dưới thời cai trị của Đạo Hồi và những ngày khởi đầu người Anh Thống trị Ấn Độ? Đây là lý do: (i) Dưới thời Hồi giáo thống trị đất nước Ấn Độ. Những người theo đạo Hồi không quan tâm đến ngôn ngữ, văn chương và văn hóa Ấn Độ; vì mục tiêu của họ chỉ là triệt phá hay cải đạo những người theo đạo Hindu và Phật Giáo trở lại đạo Hồi vì thánh Allah mà thôi. (ii) Người Anh lại có tầm nhìn hoàn toàn khác với người theo đạo Hồi. Họ chỉ quan tâm đến việc tận dụng được nguồn triết lý văn chương và văn hóa Ấn Độ lúc bấy giờ đang bị coi thường một cách khủng khiếp khắp nơi chỉ có ngôn ngữ tiếng Sanskrit mà thôi; chính vì thế họ lại dễ dàng trở thành món mồi ngon cho cùng những quan điểm giáo điều truyền thống của người Bà la môn.
Do thiếu hiểu biết, am tường và các nguồn đầy đủ. Các vị trí thức người Anh, ngay lúc đầu đã dựng lại từng mảng và toàn bộ nền văn chương cổ đại Ấn Độ dựa vào tên tuổi ngôn ngữ Tiếng Sanskrit (Sankrit), thay vì phân biệt rạch ròi được là thừa kế của ngôn ngữ khác biệt và trung thực, như tiếng Pali và tiếng Prakrit chẳng hạn v.v….
Chỉ sau khi các nhà trí thức người Anh nghiên cứu kỹ lưỡng những phát hiện lịch sử và khảo cổ học; họ mới thay đổi những hành động đánh giá cổ lỗ xĩ và những quan điểm phi lô gíc của họ. Nhưng họ không gặp thuận lợi để tạo ra những thay đổi cần thiết đủ trong lãnh vực triết lý, văn hóa và ngôn ngữ dưới thời họ còn cai trị Ấn Độ. Tuy nhiên họ đã là những người đầu tiên và duy nhất đã tìm hiểu, điều tra những kho tàng châu báu văn hoá Pali đã tích luỹ được và đã bị hoàn toàn lãng quên và khiến cho người Ấn Độ tiếp cận được với gia tài quí báu nhất tại Ấn Độ và Á Châu này.
Ngày nay, các vị học giả và các vị ngôn ngữ học Bà la môn đang gieo rắc ngoài cái giáo điều truyền thống cho rằng Tiếng Sanskrit (Sankhrit) là mẹ sanh ra toàn bộ các ngôn ngữ hiện hữu tại Ấn Độ cũng như một niềm tin cho rằng tiếng Pali & Prakrit cũng chỉ là hậu duệ của Tiếng Sanskrit (Sankhrit) mà thôi. Họ không dừng lại ở đây, nhưng còn đi xa hơn bằng cách chứng minh toàn bộ ngôn ngữ trên thế giới này đều xuất phát từ Tiếng Sanskrit (Sanskrit). Thái độ Bà la môn này nhằm tuyên truyền ích kỷ đến như vậy đang tạo ra biết bao nhiêu điều lộn xộn và dẫn đến một điều bối rối về Tiếng Sanskrit (Sanskrit) bằng cách tự gánh cho mình những mất mát to lớn gây ra cho tiếng Pali & Prakrit cho cả tiếng Urdu và tiếng Anh v.v….
Ngày nay lý thuyết tiến hóa được chấp nhận trên toàn thế giới trong việc nghiên cứu nguồn gốc từng ngôn ngữ. Lý thuyết này được chấp nhận và áp dụng với toàn bộ các ngôn ngữ hiện đaị cũng như cổ đại. Liên quan đến tiếng Pali &Prakrit toàn bộ các nhà tư tưởng Ấn Độ cũng như nước ngoài đã chấp nhận cùng một lý thuyết đó. Về nguồn gốc Tiếng Sanskrit, các nhà tư tưởng Châu Âu cũng có cùng một ý kiến giống nhau về lý thuyết tiến hóa như họ đang theo đuổi liên quan đến toàn bộ các ngôn ngữ khác trên thế giới này. Nhưng các vị tư duy Bà la môn lại không chấp nhận lý thụyết tiến hóa hay qui trình thay đổi từ từ liên quan đến nguồn gốc tiếng Sanskrit. Ngược lại họ đưa ra lý thuyết truyền thống và duy nhất và nguồn gốc tiếng Sanskrit như là một ngôn ngữ vô song được chính các vị “thần linh ban tặng.” Với niềm tin tầm thương này, giả định gia tăng nhanh chóng từ dạng một thổ ngữ các áng văn chương Phệ Đà. Nhưng lịch sử Ấn Độ cổ đại lại chỉ cho thấy một ranh giới của tiếng Sanskrit chỉ xuất phát từ thời Panini, là một nhà ngữ pháp nổi tiếng; người đã đánh bóng ngôn ngữ này. Tu luyện và sửa chữa những thổ ngữ bản xứ dưới thời của ông áp dụng các qui luật của chính ngữ pháp ông đã biên soạn được biết đến là ‘Astadhyayi”
Còn có một biến cố lịch sử nữa hầu như rất liên quan đến điều bí ẩn tiếng Sanskrit có thể được gọi là việc từ chối của tầng lớp Shudra không được học bản văn Phệ Đà; và con người ta biết với tên là Manu, là nhà văn viết ra qui lụât Manumurti có thể là cha đẻ của tiếng Sanskrit. Nhưng tại sao các vị kế tục của ông ta lại áp dụng một hình phạt khủng khiếp là cắt lưỡi, đổ chì vào tai hay xé xác những kẻ phạm pháp thuộc đẳng cấp cùng đinh làm hai vì đã phạm lỗi dám tụng, nghe và nhớ lại Kinh Phệ Đà? Liệu những lệnh trên phải được hiểu là phương tiện, và các niêm luật, là nguồn lực chính của điều bí ẩn nơi tiếng Sanskrit, mà sau này trở thành một tai hoạ không chỉ trên người cùng đinh. Nhưng còn cả trên toàn bộ xã hội Ấn Độ và là một vết nhơ tủi nhục giáng trên nền văn hoá Hindu và cả di sản Phệ Đà nữa.
Thứ ba, còn tại sao những phát hiện khảo cổ được khai quật liên quan đến tiếng Sanskrit nơi các hồ sơ ghi lại chỉ được tìm thấy có niên đại từ thế kỷ thứ hai sau CN lại là một nghi ngờ đáng chú ý nhất xét từ quan điểm việc phát triển tiếng Sanskrit. Câu ghi khắc Rudraman đầu tiên, và câu ghi khắc trên đồng tiền Satuyadaman đầu tiên, các mẫu tự Devanagari đầu tiên được biết tới như là Brahmi lipi và từ Sanskrit được xử dụng với ý nghĩa khác như là đuợc tinh luyện lại được phát hiện từ thế kỷ thứ hai trước CN và không sớm hơn niên đại đó.
Đây là những biến cố quan trọng nơi lịch sử Ấn Độ liên quan tới bối rối chính nơi ngôn ngữ tiếng Sanskrit. Cần phải thẩm định, nhưng việc thẩm định này không thể hoàn hảo được trừ phi chúng ta khám phá ra vị trí hiện tại của đạo Bà la môn và tiếng Sanskrit xuất hiện nơi những mặt nạ khác của đạo Hindu và ngôn ngữ Hindu. Liên quan đến điều này, là điều ý nghĩa nhất, đó là cộng động Bà la môn đã quay sang một khúc quanh khác (như đã được khẳng định sau ngày độc lập) đó là việc họ tự tuyên bố trở thành những người Hindu bằng cách giới thiệu một định nghĩa mới về từ Hindu như là một dân tộc thâu tóm mọi cộng đồng Ấn Độ. Mặt khác, họ đang quảng bá tiếng Hindi. Dựa trên cơ sở tiếng Sanskrit, như là một quốc ngữ của dân Hindu họ đang chiến đấu ác liệt để loại bỏ tiếng Anh và tiếng Urdu đã và đang trở nên súc tích và có ảnh hưởng rất lớn dưới mọi góc độ nơi văn hoá và văn chương Ấn Độ. Tại sao các vị sử học như P.N. Oak lại chấp nhận và sử dụng tiếng Anh thay vì tiếng Sanskrit hay hậu duệ của nó là tiếng Hindu. Trong những tác phẩm vừa rồi để chứng minh mục tiêu siêu vượt của tiếng Sanskrit là nguồn gốc phát sanh ra tiếng Anh cũng như toàn bộ các ngôn ngữ trên thế gian này?
Tại sao các nhà tư duy ngôn ngữ Bà la môn lại chơi thứ chính trị hai mặt nơi khía cạnh ngôn ngữ và văn chương? Đây chẳng phải là một thái độ nghịch lý của các nhà ngôn ngữ học Bà la môn hay sao? Có thể tạo ra những nghi ngờ về tính chất nguyên vẹn trí thức của họ nơi suy tư của những người có trí thức và có ý định không chân thành đàng sau việc lãnh đạo hướng dẫn của họ sao? Liệu những bản văn và nghiên cứu đó có trở thành hữu ích cho tất cả mọi người trên thế giới này hay chỉ cho các vị Bà la môn để giữ cho được vị thế siêu vượt của họ nơi tất cả mọi người trong tương lai?
Liệu các vị ngữ học và các nhà trí thức có giúp giải quyết được những điều bí ẩn của tiếng Sanskrit nhờ vào các sách và những viết lách của họ hay không? Hay để tăng cường những điều bí ẩn quá khứ bằng cách thêm vào đó những điều lộn xộn mới như các vị Bà la môn đã làm trong quá khứ và cho tới ngày nay để cho toàn thể mọi người trên trần gian này, ngoại trừ các vị Bà la môn và các cộng sự viên của họ, sẽ dẫn tới nguy cơ và tàn lụi trong tương lai?
Tại sao các vị ngôn ngữ học trí thức Ấn Độ và các vị bình luận lại không tiến hành nghiên cứu các sách phi lý đó về lịch sử và ngôn ngữ như cuốn ‘Di sản Phệ Đà của thế giới và cuốn Fowlers’ Howders và phản bác lại chính sách Bà là môn bằng cách thực thi những phần thêm bịa đặt trong những khoá nghiên cứu lịch sử, ngôn ngữ và văn hoá nơi hệ thống giáo dục của chính quyền và nơi những tuyên truyền hàng loạt người ủng hộ điều đó? Cũng có nhưng rất ít những nhà phân tích hoàn thành được hành vi đạo đức này.
Vào ngày 4 tháng 10 năm 1992, trong một bài viết đăng trên tạp chí Indian Express với tựa đề “Xuyên tạc lịch xử một cách lố bịch” Ông K. Govindan Kutty đã vạch trần những bài viết của ông P.N. Oak bằng cách chỉ trích tàn bạo như sau:
“Có những kẻ khác đang bận tâm viết lại lịch sử, một cách lố bịch, ta có thể nói vậy, đôi khi ông P.N. Oak là một tay gạo cội trong lãnh vực này, cuộc nghiên cứu ông thực hiện nơi một số lãnh vực về Đạo Hồi đã mang lại những kết quả giật mình nhằm hạ nhục Barbarao Thieving.”
Tuy nhiên vẫn chưa đủ. Để có được một chút điều tốt về lịch sử trung thực về ngôn ngữ và văn hóa của chính chúng ta, các học giả nên tiến tới kiểm điểm một cách trung thực những trò bịp bợm kiểu đó bằng những trắc nghiệm khoa học trong từng lãnh vực một.
Đối với dân chúng Ấn Độ ở cả quốc nội lẫn hải ngoại, không chỉ có nguồn gốc tiếng Sanskrit mà còn cả tiếng Sanskrit xét một cách toàn diện, cách quảng bá, những điểm đặc trưng và sự phát triển của ngôn ngữ đó đã gây nên bối rối to lớn trên toàn thế giới. Điều đó đã bỏ qua chưa được giải quyết một cách toàn diện. Ta không thể nào hiểu được lịch sử ngôn ngữ hiện hành trong quá khứ và việc sử dụng thứ ngôn ngữ đó như là một ánh sáng nghiên cứu nhằm thức tỉnh các thế hệ tương lai và biến họ cảnh giác để cứu lấy những mất mát to lớn chính xã hội văn hóa của chính họ và tránh những đổ vỡ trong tương lai; cho đến khi nào và trừ phi những điều bí ẩn trong tiếng Sanskrit này được giải quyết một cách ráo rốt.
Công việc chính của tôi là thẩm định điều bối rối này, gìn giữ dưới sự bảo trợ của những điềøu bí ẩn tiếp theo, và lật tẩy mặt nạ giả dối này để đeo vào một bộ mặt thực tiễn. Tôi giới thiệu những điều bí ẩn sau đây:
1. Tiếng Sanskrit có thể là một ngôn ngữ siêu phàm chăng?
2. Phải chăng tiếng Sanskrit đã là ngôn ngữ Phệ Đà ?
3. Bằng cách nào các các thổ ngữ Phệ Đà trước tiên đã biến thành một thứ ngôn ngữ?
4. Ngôn ngữ nào xuất hiện trước tiên, tiếng Pali hay tiếng Sanskrit?
5. Ngôn ngữ nào là thừa tự ngôn ngữ đích thực cho văn chương Phệ Đà? Tiếng Pali hay tiếng Sanskrit?
6. Tại sao Panini đã Sanskrit hóa “các thổ ngữ hiện hữu Gandhara và Magadha? Đâu là những liên quan giữa tiếng Pali và tiếng Sanskrit? Hai ngôn ngữ này là bạn hữu hay thù địch?
7. Nguồn gốc từ “Sanskrit” bắt nguồn từ ngày tháng nào?
8. Bằng cách nào và khi nào tiếng Sanskrit đã xuất hiện như là một ngôn ngữ và trở thành ngôn ngữ chính cho Ấn độ (Linguao-franca”?
9. Tại sao tiếng Pali lại biến mất hay bị trục xuất khỏi lãnh thổ Ấn Độ; và tại sao đẳng cấp cùng đinh (Shudra) lại bị cấm không được sử dụng tiếng Sanskrit?
10. Ngôn ngữ nào xuất phát từ ngôn ngữ nào? Tiếng Pali bắt nguồn từ tiếng Sanskrit? Hay tiếng Sanskrit xuất phát từ tiếng Pali?
11. Tại Anh Quốc người Xen-tơ là ai? Là Bà la môn hay là Phật Tử? hay phải chăng Anh quốc là lãnh thổ Hindu hay lãnh thổ Phật giáo?
Phần còn lại, ở: http://phatgiaonguyenthuy.com/news-1905/Ngon-ngu-PALI-me-de-tieng-SANKRIT.html
No comments:
Post a Comment