Một thời,
Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất) và Tôn giả Mahà Kotthika trú ở Bàrànasi
(Ba-la-nại), tại Isipatana (Chư Thiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.
Rồi Tôn giả
Mahà Kotthika, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả
Sàriputta... thưa như sau:
- Thưa Hiền
giả Sàriputta, những pháp gì Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý?
- Này Hiền
giả Kotthika, Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường,
khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng
không, vô ngã.
Thế nào là
năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ
uẩn. Này Hiền giả Kotthika, vị Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ
uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người
lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.
Này Hiền
giả, sự kiện này xảy ra: Tỷ-kheo giữ giới do như tác ý năm thủ uẩn này là vô
thường... vô ngã, có thể chứng được quả Dự lưu.
- Với
Tỷ-kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Sàriputta, những pháp gì cần phải như
lý tác ý?
- Với
Tỷ-kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm
thủ uẩn này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả,
Tỷ-kheo Dự lưu, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể
chứng được quả Nhứt lai.
- Nhưng
Tỷ-kheo Nhứt lai, này Hiền giả Sàriputta, phải như lý tác ý các pháp gì?
- Tỷ-kheo
Nhứt lai, này Hiền giả Kotthika, phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô
thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Nhứt lai, do
như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Bất
lai.
- Nhưng
Tỷ-kheo Bất lai, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý những pháp gì?
- Tỷ-kheo
Bất lai, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô
thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Bất lai, do
như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả
A-la-hán.
- Nhưng vị
A-la-hán, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý các pháp gì?
- Vị
A-la-hán, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô
thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy
hoại, rỗng không, vô ngã.
Với vị
A-la-hán, này Hiền giả, không có gì phải làm nữa, hay không có phải thêm gì nữa
trong công việc làm. Nhưng sự tu tập, làm cho sung mãn những pháp này sẽ đưa
đến hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.
(Kinh Vị Giữ Giới, Thiên Uẩn, Tương Ưng Bộ -
HT. Minh Châu dịch Việt)
PTS: S, iii, 167
Ekaṃ samayaṃ
āyasmā sāriputto āyasmā ca mahākoṭṭhito [Mahā koṭṭhīko - machasaṃ],
bārāṇasiyaṃ viharanti isipatane migadāye. Atha kho āyasmā mahākoṭṭhito - sāyanhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito
yenāyasmā sāriputto tenupasaṃkami, upasaṃkamitvā āyasmatā sāriputtena saddhiṃ
sammodi, sammodanīyaṃ kathaṃ sāraṇīyaṃ vītisāretvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ
nisinno kho āyasmā mahākoṭṭhato āyasmantaṃ sāriputtaṃ etadavoca: "sīlavatā
āvuso sāriputta, bhikkhunā katame dhammā yoniso manasikātabbā"ti.
Sīlavatāvuso
koṭṭhita, bhikkhunā pañcupādānakkhandhā aniccato dukkhato rogato gaṇḍato
sallato aghato ābādhato parato palokato suññato anattato yoniso manasikātabbā.
Katame pañca, seyyathīdaṃ: rūpupādānakkhandho vedanupādānakkhandho
saññupādānakkhandho saṅkhārupādānakkhandho viññāṇupādānakkhandho sīlavatāvuso
koṭṭhita, bhikkhunā ime pañcupādānakkhandhā aniccato dukkhato yoniso manasi
karonto sotapattiphalaṃ sacchikareyyāti. Anattato yeniso manasi karonto
sotāpattiphalaṃ sacchikareyyāti ṭhānaṃ kho panetaṃ āvuso, vijjati yaṃ sīlaṃ
bhikkhu ime pañcupādānakkhandhe aniccato dukkhato yoniso manasi karonto
sotāpattiphalaṃ sacchikareyyāti anattato yoniso mananasi karonto sotāpatiphalaṃ
sacchikareyyāti.
Sotāpannena
panāvuso sāriputta, bhikkhunā katame dhammā yoniso manasikātabbāti.
Sotaṃpannena'pi
kho āvuso koṭṭhita, bhikkhunā ime pañcupādānakkhandhā aniccato dukkhato yoniso
manasi karonto sotapattiphalaṃ sacchikareyyāti. Anattato yoniso manasikātabbo,
ṭhānaṃ kho panetaṃ āvuso, vijjati yaṃ sotāpanno bhikkhu ime pañcupādānakkhandhe
aniccato dukkhato yoniso manasi karonto sotāpattiphalaṃ sacchikareyyāti
anattato yoniso mananasi karonto sakadāgāmīphalaṃ sacchikareyyāti.
Sakadāgāminā
panāvuso sāriputta, bhikkhunā katame dhammā yoniso manasikātabbāti.
Sakadāgāmināpi
kho āvuso koṭṭhita, bhikkhunā ime pañcupādānakkhandhā aniccato dukkhato yoniso
manasi karonto sotapattiphalaṃ sacchikareyyāti. Anattato yeniso manasikātabbo,
ṭhānaṃ kho panetaṃ āvuso, vijjati yaṃ sakadāgāmi bhikkhu ime
pañcupādānakkhandhe aniccato dukkhato yoniso manasi karonto sotāpattiphalaṃ
sacchikareyyāti anattato yoniso mananasi karonto anāgāmiphalaṃ sacchikareyyāti.
Anāgāminā
panāvuso sāriputta, bhikkhunā katame dhammā yoniso manasikātabbāti? Anāgāmināpi
kho āvuso koṭṭhita, bhikkhunā ime pañcupādānakkhandhā aniccato dukkhato yoniso
manasi karonto sotapattiphalaṃ sacchikareyyāti. Anattato yeniso manasikātabbo,
ṭhānaṃ kho panetaṃ āvuso, vijjati yaṃ anāgāmī bhikkhu ime pañcupādānakkhandhe
aniccato dukkhato yoniso manasi karonto sotāpattiphalaṃ sacchikareyyāti
anattato yoniso mananasi karonto arahattaphalaṃ [Arahattaṃ - machasaṃ, syā] sacchikareyyāti.
Arahatā
panāvuso sāriputta, katame dhammā yoniso manasikātabbāti.
Arahatā'pi
kho āvuso koṭṭhita, bhikkhunā ime pañcupādānakkhandhā aniccato dukkhato rogāto
ghaṇaḍato sallato aghato ābādhato parato palokato suññato anattato yoniso
manasikātabbo, natthi kho āvuso, arahato uttariṃ karaṇīyaṃ, katassasa vā
paticayo [Paṭiccayo - syā,
PTS] api ca ime dhammā
bhāvitā bahulīkatā diṭṭhadhammasukhavihāraya ceva saṃvattanti satisampajaññāya
cāti.
(Sīlavanta
suttaṃ, Khandhakavagga, Saṃyuttanikāya, Suttantapiṭaka)
Silavant
Sutta: Virtuous
translated
from the Pali by Thanissaro Bhikkhu © 1998
On one
occasion Ven. Sariputta & Ven. Maha Kotthita were staying near Varanasi in the Deer
Park at Isipatana. Then Ven. Maha Kotthita, emerging
from seclusion in the late afternoon, went to Ven. Sariputta and, on arrival,
exchanged courteous greetings with him. After an exchange of friendly greetings
& courtesies, he sat to one side. As he was sitting there, he said to Ven.
Sariputta, "Sariputta my friend, which things should a virtuous monk
attend to in an appropriate way?"
"A
virtuous monk, Kotthita my friend, should attend in an appropriate way to the
five clinging-aggregates as inconstant, stressful, a disease, a cancer, an
arrow, painful, an affliction, alien, a dissolution, an emptiness, not-self.
Which five? Form as a clinging-aggregate, feeling... perception...
fabrications... consciousness as a clinging-aggregate. A virtuous monk should
attend in an appropriate way to these five clinging-aggregates as inconstant,
stressful, a disease, a cancer, an arrow, painful, an affliction, alien, a
dissolution, an emptiness, not-self. For it is possible that a virtuous monk,
attending in an appropriate way to these five clinging-aggregates as
inconstant... not-self, would realize the fruit of stream-entry."
"Then
which things should a monk who has attained stream-entry attend to in an
appropriate way?"
"A monk
who has attained stream-entry should attend in an appropriate way to these five
clinging-aggregates as inconstant, stressful, a disease, a cancer, an arrow,
painful, an affliction, alien, a dissolution, an emptiness, not-self. For it is
possible that a monk who has attained stream-entry, attending in an appropriate
way to these five clinging-aggregates as inconstant... not-self, would realize
the fruit of once-returning."
"Then
which things should a monk who has attained once-returning attend to in an
appropriate way?"
"A monk
who has attained once-returning should attend in an appropriate way to these
five clinging-aggregates as inconstant, stressful, a disease, a cancer, an
arrow, painful, an affliction, alien, a dissolution, an emptiness, not-self.
For it is possible that a monk who has attained once-returning, attending in an
appropriate way to these five clinging-aggregates as inconstant... not-self,
would realize the fruit of non-returning."
"Then
which things should a monk who has attained non-returning attend to in an
appropriate way?"
"A monk
who has attained non-returning should attend in an appropriate way to these
five clinging-aggregates as inconstant, stressful, a disease, a cancer, an
arrow, painful, an affliction, alien, a dissolution, an emptiness, not-self.
For it is possible that a monk who has attained non-returning, attending in an
appropriate way to these five clinging-aggregates as inconstant... not-self,
would realize the fruit of arahantship."
"Then
which things should an arahant attend to in an appropriate way?"
"An
arahant should attend in an appropriate way to these five clinging-aggregates
as inconstant, stressful, a disease, a cancer, an arrow, painful, an
affliction, alien, a dissolution, an emptiness, not-self. Although, for an
arahant, there is nothing further to do, and nothing to add to what has been
done, still these things — when developed & pursued — lead both to a pleasant
abiding in the here-&-now and to mindfulness & alertness."
P/s: Thành
ngữ: “diṭṭhadhammasukhavihāra”,
dịch nghĩa là Hiện pháp lạc trú, Hiện tại lạc trú, hay Sống an lạc trong
hiện tại.
Theo từ điển
Pali-Việt của TL. Bửu Chơn:
[Diṭṭha (pp.
của passati) thấy. nt. trông thấy. Diṭṭhadhamma m. đời hiện tại. adj. người
được giác ngộ đến mục tiêu cuối cùng.]
* Đối với
bậc Thánh A-ra-hán, là người đã được giác ngộ đến mục tiêu cuối cùng, đã đoạn
tận phiền não khổ đau, đã buông gánh nặng xuống, việc cần làm đã làm xong,
không còn trở lui đời sống này nữa, nên vị ấy sống an lạc trong đời sống hàng
ngày vì không còn bị lậu hoặc chi phối, chỉ thỉnh thoảng còn cảm thọ khổ về
thân vì còn mang cái thân ngũ uẩn thô trược này. Nên Diṭṭhadhamma mang nghĩa
thứ 2 ở trên.
* Còn đối
với hành giả phàm phu chưa bước vào dòng Thánh, Diṭṭhadhamma mang nghĩa thứ
nhất. Hành giả phàm phu lấy việc thấy Pháp để nuôi dưỡng sự an lạc trong
đời sống tu tập giải thoát khổ hàng ngày, có thể gọi là nếm được hương vị hạnh
phúc an lạc do thực hành Pháp của Đức Phật đã để lại; hương vị của Giới, của
Định và của Tuệ. Hiểu thành ngữ đó một cách thô thiển là: Sống an lạc sau khi
đã thấy và đã biết rõ Pháp Phật. (Ngày nay có cả một rừng rậm pháp, thật không
dễ để phân biệt đâu là Pháp Phật đâu là "pháp" nói chung!). Muốn được
an vui trong cuộc sống thì tất cả hành giả là vị giữ giới, là bậc Thánh thứ
nhất, bậc Thánh thứ nhì, bậc Thánh thứ ba, ngay cả bậc Thánh A-ra-hán đều cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn (ngũ uẩn chấp
thủ) là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người
lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.
**TP.PA st
No comments:
Post a Comment