Saturday, November 8, 2014

Sức mạnh

Đức Phật và nàng Cinca
I) Sức Mạnh. (1)
1) - Này các Tỷ-kheo, có tám sức mạnh này. Thế nào là tám?
2) - Này các Tỷ-kheo, sức mạnh của con nít là khóc; sức mạnh của đàn bà là phẫn nộ; sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí; sức mạnh của các vua chúa là uy quyền; sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo; sức mạnh của bậc Hiền trí là cảm hóa; sức mạnh của vị Đa văn (nghe nhiều) là thẩm sát; sức mạnh của Sa-môn, Bà-la-môn là nhẫn nhục.
Này các Tỷ-kheo, đây là tám sức mạnh.

II) Sức Mạnh. (2)
1) Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sàriputta đang ngồi xuống một bên:
- Này Sàriputta, có bao nhiêu sức mạnh của Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc? Thành tựu với những sức mạnh gì, Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc, tự nhận mình đã đoạn diệt các lậu hoặc: "Các lậu hoặc đã được ta đoạn tận"?
2) - Bạch Thế Tôn, có tám sức mạnh của Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc. Thành tựu với những sức mạnh gì, Tỷ-kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc, tự nhận mình đã đoạn diệt các lậu hoặc: "Các lậu hoặc đã được ta đoạn tận". Thế nào là tám?
3) Ở đây, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc khéo thấy như thật với chánh trí tuệ rằng tất cả các hành là vô thường. Vì rằng, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, khéo thấy như thật với chánh trí tuệ rằng tất cả các hành là vô thường. Bạch Thế Tôn, đây là sức mạnh của Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc. Do sức mạnh này, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, tự nhận mình đã đoạn diệt các lậu hoặc: "Các lậu hoặc đã được ta đoạn tận".
4) Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc khéo thấy như thật với chánh trí tuệ rằng các dục ví như hố than hừng. Vì rằng, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc khéo thấy như thật với chánh trí tuệ rằng các dục ví như hố than hừng. Bạch Thế Tôn, đây là sức mạnh của Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc. Do sức mạnh này, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, tự nhận mình đã đoạn diệt các lậu hoặc: "Các lậu hoặc đã được ta đoạn tận".
5) Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, với tâm thuận xuôi về viễn ly, hướng về viễn ly, thiên về viễn ly, trú ở viễn ly, hoan hỷ về xuất ly, đoạn tận hoàn toàn tất cả pháp có thể làm trú xứ cho lậu hoặc. Bạch Thế Tôn, đây là sức mạnh của Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc. Do sức mạnh này, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, tự nhận mình đã đoạn diệt các lậu hoặc: "Các lậu hoặc đã được ta đoạn tận".
6) Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, Bốn niệm xứ được tu tập, được khéo tu tập. Bạch Thế Tôn, vì rằng Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, Bốn niệm xứ được tu tập, được khéo tu tập. Bạch Thế Tôn, đây là sức mạnh của Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc. Do sức mạnh này, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, tự nhận mình đã đoạn diệt các lậu hoặc: "Các lậu hoặc đã được ta đoạn tận".
7) Lại nữa, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, Bốn như ý túc được tu tập, được khéo tu tập... Năm căn được tu tập, được khéo tu tập... Năm lực được tu tập, được khéo tu tập (phần này trong tạng Pali không ghi!)... Bảy giác chi được tu tập, được khéo tu tập... Thánh đạo tám ngành được tu tập, được khéo tu tập... Ðây là sức mạnh của vị Tỷ-kheo ... "Các lậu hoặc đã được ta đoạn tận".
Bạch Thế Tôn, đây là tám sức mạnh của Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, thành tựu với tám sức mạnh này, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc. Do sức mạnh này, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, tự nhận mình đã đoạn diệt các lậu hoặc: "Các lậu hoặc đã được ta đoạn tận".
(Bộ Kinh Tăng Chi, Chương Tám Pháp, Phẩm Gia Chủ - HT. Minh Châu dịch Việt)

PTS A,VI, 223

Bala suttaṃ
(Sāvatthinidānaṃ)
Aṭṭhimāni bhikkhave, balāni, katamāni aṭṭha: ruṇṇabalā bhikkhave, dārakā, kodhabalo mātugāmo, āvudhabalā corā, issariyabalā rājāno, ujjhattibalā bālā, nijjhattibalā (Nijjhantibalā, sīmu) paṇḍitā, paṭisaṅkhānabalā bahussutā, khantibalā samaṇabrāhmaṇā, imāni kho bhikkhave, aṭṭhabalānīti.

Khīṇāsavabala suttaṃ
(Sāvatthinidānaṃ)
Atha kho āyasmā sāriputto yena bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi. Ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ sāriputtaṃ bhagavā etadavoca:
Kati nukho sāriputta, khīṇāsavassa bhikkhuno balāni, yehi balehi samannāgato khīṇāsavo bhikkhu āsavānaṃ khayaṃ paṭijānāti khīṇā me āsavāti?
Aṭṭha bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno balāni yehi balehi samantāgato khīṇāsavo āsavānaṃ khayaṃ paṭijānāti khīṇā me āsavāti. Katamāni aṭṭha:
1. Idha bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno aniccato sabbe saṅkhārā yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhā honti. Yampi bhante khīṇāsavassa bhikkhuno aniccato sabbe saṅkhārā yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhā honti, idampi bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno balaṃ hoti, yaṃ balaṃ āgamma khīṇāsavo bhikkhu āsavānaṃ khayaṃ paṭijānāti khīṇā me āsavāti.
2. Puna ca paraṃ bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno aṅgārakāsūpamā kāmā yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhā honti, yampi bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno aṅgārakāsūpamā kāmā yathābhūtaṃ sammappaññāya sudiṭṭhā honti, idampi bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno balaṃ hoti, yaṃ balaṃ āgamma khīṇāsavo bhikkhu āsavānaṃ khayaṃ paṭijānāti khīṇā me āsavāti.
3. Puna ca paraṃ bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno vivekaninnaṃ cittaṃ hoti. Vivekapoṇaṃ vivekapabbhāraṃ vavakaṭṭhaṃ (Vivekaṭṭhaṃ, machasaṃ) nekkhammābhirataṃ vyantībhūtaṃ sabbaso āsavaṭṭhānīyehi dhammehi, yampi bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno vivekanintaṃ cittaṃ hoti vivekapoṇaṃ vivekapabbhāraṃ vavakaṭṭhaṃ nekkhammābhirataṃ vyantībhūtaṃ sabbaso āsavaṭṭhānīyehi dhammehi, idampi bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno balaṃ hoti, yaṃ balaṃ āgamma khīṇāsavo bhikkhu āsavānaṃ khayaṃ paṭijānāti khīṇā me āsavāti.
4. Puna ca paraṃ bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno cattāro satipaṭṭhānā bhāvitā honti subhāvitā. Yampi bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno cattāro satipaṭṭhānā bhāvitā honti subhāvitā. Idampi bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno balaṃ hoti yaṃ balaṃ āgamma khīṇāsavo bhikkhu āsavānaṃ khayaṃ paṭijānāti, khīṇā me āsavāti.
5. Puna ca paraṃ bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno cattāro iddhipādā bhāvitā honti subhāvitā. Yampi bhante khīṇāsavassa bhikkhuno cattāro iddhipādā bhāvitā honti subhāvitā, idampi bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno balaṃ hoti yaṃ balaṃ āgamma khīṇāsavo bhikkhu āsavānaṃ khayaṃ paṭijānāti, khīṇā me āsavāti.
6. Puna ca paraṃ bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno pañcindriyāni bhāvitāni honti subhāvitāni. Yampi bhante khīṇāsavassa bhikkhuno pañcindriyāni bhāvitāni honti subhāvitāni, idampi bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno balaṃ hoti yaṃ balaṃ āgamma khīṇāsavo bhikkhu āsavānaṃ khayaṃ paṭijānāti, khīṇā me āsavāti.
7. Puna ca paraṃ bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno sattabojjhaṅgā bhāvitā honti subhāvitā. Yampi bhante khīṇāsavassa bhikkhuno sattabojjhaṅgā bhāvitā honti subhāvitā, idampi bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno balaṃ hoti yaṃ balaṃ āgamma khīṇāsavo bhikkhu āsavānaṃ khayaṃ paṭijānāti, khīṇā me āsavāti.
8. Puna ca paraṃ bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno ariyo aṭṭhaṅgiko maggo bhāvito hoti subhāvito. Yampi bhante khīṇāsavassa bhikkhuno ariyo aṭṭhaṅgiko maggo bhāvito hoti subhāvito, idampi bhante, khīṇāsavassa bhikkhuno balaṃ hoti yaṃ balaṃ āgamma khīṇāsavo bhikkhu āsavānaṃ khayaṃ paṭijānāti, khīṇā me āsavāti.
Imāni kho bhante, aṭṭha khīṇāsavassa bhikkhuno balāni, yehi balehi samannāgato khīṇāsavo bhikkhu āsavānaṃ khayaṃ paṭijānāti khīṇā me āsavāti.

Powers
First on powers
Bhikkhus, these eight are powers. What eight?
Bhikkhus, children have the power of crying, women the power of hatred, robbers the power of weapons, kings the power of supremacy, foolish the power of discontent, wise the power of understanding, learned the power of judgemental consideration, recluses and Brahmins the power of patience. Bhikkhus, these eight are the powers.

Second on powers
Venerable Sàriputta approached The Blessed One, worshipped and sat on a side. The Blessed One said to him:
Sàriputta, with how many powers is the bhikkhu who has destroyed desires endowed with, by which he acknowledges the destruction of desires.-'as my desires are destroyed?'
Venerable sir, the bhikkhu who has destroyed desires is endowed with eight powers, by which he acknowledges the destruction of desires.-'as my desires are destroyed.' What eight?
Here, venerable sir, the bhikkhu who has destroyed desires has thoroughly seen with right wisdom the impermanence of all determinations, as it really is. Venerable sir, this is a power of the bhikkhu who has destroyed desires by which he acknowledges the destruction of desires.-'as my desires are destroyed.'
Again, venerable sir, the bhikkhu who has destroyed desires has thoroughly seen with right wisdom that sensuality is comparable to a pit of burning coal, as it really is. Venerable sir, this is a power of the bhikkhu who has destroyed desires, by which he acknowledges the destruction of desires.-'as my desires are destroyed.'
Again, venerable sir, the mind of the bhikkhu who has destroyed desires is bent, inclined and turned to seclusion, it is attached to giving up, destroying all settlements of desires. Venerable sir, this bent, incline and turning of the mind to seclusion attached to giving up and destroying of desires is a power of the bhikkhu, who has destroyed desires, by which he acknowledges the destruction of desires.-'as my desires are destroyed.'
Again, venerable sir, to the bhikkhu who has destroyed desires the four establishments of mindfulness are well-developed. Venerable sir, this development of the four foundations of mindfulness is a power of the bhikkhu who has destroyed desires, by which he acknowledges the destruction of desires.-'as my desires are destroyed.'
Again, venerable sir, to the bhikkhu who has destroyed desires the four psychic attainments, ... re ... the five mental faculties, ... re.. the seven enlightenment factors, ... re.. the noble eightfold path, ... re ... is well-developed. Venerable sir, this development of the noble eightfold path is a power of the bhikkhu who has destroyed desires, by which he acknowledges the destruction of desires.-'as my desires are destroyed. Venerable sir, the bhikkhu who has destroyed desires is endowed with these eight powers, by which he acknowledges the destruction of desires.-'as my desires are destroyed.'

**TP.PA st

No comments:

Post a Comment