Nhóm Thiền TNX - Huế
Sun, 9 May 2010.
Ngày Chủ nhật, 9 tháng 5 năm 2010, Nhóm Thiền TNX-Huế hành thiền tích cực một ngày tại chùa Huyền Không Sơn Thượng - Huế, thời gian từ 8h00 đến 17h00. Khoảng gần 20 anh chị em Phật tử cư sĩ cùng Thầy và một số quí Sư cùng hành thiền với nhau tại Ngọa Nguyệt Am (Am Trăng Ngủ). Ngày hành thiền bao gồm ngồi thiền 45 phút xen kẻ đi kinh hành khoảng 15 phút. Có tất cả 5 thời ngồi thiền (thiền tọa) trong ngày. Thật là một ngày đầy ý nghĩa và khó quên nhưng cũng không kém phần vất vả vì ngày trời oi bức nóng nực khoảng 38 - 39 độ Celsius. Thời hành thiền bắt đầu với vài lời lưu ý của Thầy, trọng tâm gồm 3 điều: thiền sinh có thể niệm hơi thở, phồng xẹp, niệm Phật "Buddho", có thể hành Thiền Quán; Giữ im lặng cả ngày, không nói chuyện, kể cả lúc dùng ngọ; Không suy nghĩ lầm thầm trong tâm. Tức là cố gắng thực hiện 3 điều đó trừ lúc cần thiết mới nói và suy nghĩ việc cần.
Thời hành thiền đầu tiên, có lẽ nhiệt độ không khí cao cộng thêm vật thực buổi sáng của tôi không tốt (bánh chưng) (theo Đông-y, quá dương) nên khi tôi quá chú tâm vào hơi thở dẫn đến nhiệt bốc lên đầu, cơ thể toát nhiều mồ hôi, "Tâm đi đâu khí theo đó". Vì vậy tôi phải thả lỏng thân tâm, đưa về trạng thái quân bình, thỉnh thoảng theo dõi phồng xẹp để dẫn nhiệt (khí) xuống bụng (có thể tốt cho việc tiêu hóa thức ăn!!!). Tiếp theo sau là đi kinh hành. Thời hành thiền lần 2 tôi thấy bình thường cả thân lẫn tâm. Các thời ngồi thiền buổi chiều (bắt đầu lúc 13h) tôi chỉ thấy hơi đau nơi chân; có thể do đây là lần đầu tiên ngồi thiền nhiều lần liên tục; cũng có thể do không có một miếng thảm mỏng mềm dùng làm tọa cụ, chỉ ngồi trên chiếu trúc theo tư thế kiết già (thế ngồi hoa sen), nên làm cho các mao mạch máu và dây thần kinh xúc giác bị cản trở tạo cảm giác đau (khổ thọ). Tóm lại, qua khóa thiền tích cực 1 ngày, tôi thực sự có được kinh nghiệm khác mà lâu nay chưa có được, khác so với hàng ngày ngồi thiền khoảng 1 tiếng đồng hồ, thọ lạc và thọ khổ trở nên mạnh mẽ hơn, tư kiến có thay đổi khác trước. Hy vọng tôi sẽ tinh tấn hành thiền tích cực nhiều hơn để có được những chứng nghiệm tâm linh sâu sắc hơn.
... Cuối ngày hành thiền, Thầy nói chuyện về lợi ích của sự hành thiền tích cực. Đó là sự khác nhau giữa khổ và vui (thọ khổ và thọ lạc) của người hành thiền và người không hành thiền, giữa người tu tập tâm linh và người đời. Cảm thọ khổ mà chúng ta tu thiền hôm nay là nhân để chúng ta hướng đến sự giải thoát giác ngộ Niết-bàn rốt ráo, đó là lạc thọ cao thượng nhất; lạc thọ của người đời là nhân dẫn dắt con người ta trầm luân mãi trong sanh tử luân hồi, khổ hoài khổ mãi không biết bao giờ chấm dứt. Hành thiền tích cực một ngày là chúng ta đã xuất gia gieo duyên một ngày. Chúng ta sống một đời sống xuất gia thực sự, chúng ta thọ Bát-quan-trai giới, không ăn vật thực sau ngọ, giữ chánh niệm tỉnh giác suốt ngày. Tu tập như vậy Thầy nói rằng chúng ta thực hành gần như đầy đủ 10 pháp Ba-la-mật (Thập-độ Ba-la-mật, pāramī): Chúng ta có Bố thí (cúng dường hương hoa đăng và vật thực lên Tam Bảo); có Trì giới; có Xuất gia (Xuất gia gieo duyên); có Trí tuệ (nghe Pháp của Đức Phật, hành thiền Định và thiền Tuệ nhằm làm sinh khởi tuệ giải thoát giác ngộ); có Tinh tấn (đương nhiên rồi vì chúng ta đang hành thiền tích cực cùng Chư Tăng mà); có Nhẫn nại (vì chúng ta đang đối diện trực tiếp với các cảm thọ đau lúc ngồi thiền, chẳng lẽ ai mới hành thiền mà không có, trừ khi bị liệt thân); có Chân thật (ở đây chúng ta giữ không nói chuyện phù phiếm vô ích, không để tâm buông lung suy nghĩ vẫn vơ, chỉ ghi nhận các tiến trình của thân tâm, thọ khổ thọ lạc, và cố gắng kinh nghiệm thật tướng của thân tâm là Vô thường, Bất toại nguyện và Vô ngã mà thôi, không ai bị đánh lừa thực tại ở đây cả); có Quyết định (quyết tâm hành thiền tích cực một ngày); cũng như vậy, chúng ta sẽ có Tâm từ và Tâm xả để hội đủ 10 pháp Ba-la-mật. Không chỉ có vậy, Thầy cũng nói rằng nếu khôn khéo hơn chúng ta có đầy đủ Bát-Chánh-Đạo, và rộng hơn nữa là bâm bảy Pháp-Trợ-Đạo (37 Bồ-Đề-Phần).
Thời hành thiền đầu tiên, có lẽ nhiệt độ không khí cao cộng thêm vật thực buổi sáng của tôi không tốt (bánh chưng) (theo Đông-y, quá dương) nên khi tôi quá chú tâm vào hơi thở dẫn đến nhiệt bốc lên đầu, cơ thể toát nhiều mồ hôi, "Tâm đi đâu khí theo đó". Vì vậy tôi phải thả lỏng thân tâm, đưa về trạng thái quân bình, thỉnh thoảng theo dõi phồng xẹp để dẫn nhiệt (khí) xuống bụng (có thể tốt cho việc tiêu hóa thức ăn!!!). Tiếp theo sau là đi kinh hành. Thời hành thiền lần 2 tôi thấy bình thường cả thân lẫn tâm. Các thời ngồi thiền buổi chiều (bắt đầu lúc 13h) tôi chỉ thấy hơi đau nơi chân; có thể do đây là lần đầu tiên ngồi thiền nhiều lần liên tục; cũng có thể do không có một miếng thảm mỏng mềm dùng làm tọa cụ, chỉ ngồi trên chiếu trúc theo tư thế kiết già (thế ngồi hoa sen), nên làm cho các mao mạch máu và dây thần kinh xúc giác bị cản trở tạo cảm giác đau (khổ thọ). Tóm lại, qua khóa thiền tích cực 1 ngày, tôi thực sự có được kinh nghiệm khác mà lâu nay chưa có được, khác so với hàng ngày ngồi thiền khoảng 1 tiếng đồng hồ, thọ lạc và thọ khổ trở nên mạnh mẽ hơn, tư kiến có thay đổi khác trước. Hy vọng tôi sẽ tinh tấn hành thiền tích cực nhiều hơn để có được những chứng nghiệm tâm linh sâu sắc hơn.
... Cuối ngày hành thiền, Thầy nói chuyện về lợi ích của sự hành thiền tích cực. Đó là sự khác nhau giữa khổ và vui (thọ khổ và thọ lạc) của người hành thiền và người không hành thiền, giữa người tu tập tâm linh và người đời. Cảm thọ khổ mà chúng ta tu thiền hôm nay là nhân để chúng ta hướng đến sự giải thoát giác ngộ Niết-bàn rốt ráo, đó là lạc thọ cao thượng nhất; lạc thọ của người đời là nhân dẫn dắt con người ta trầm luân mãi trong sanh tử luân hồi, khổ hoài khổ mãi không biết bao giờ chấm dứt. Hành thiền tích cực một ngày là chúng ta đã xuất gia gieo duyên một ngày. Chúng ta sống một đời sống xuất gia thực sự, chúng ta thọ Bát-quan-trai giới, không ăn vật thực sau ngọ, giữ chánh niệm tỉnh giác suốt ngày. Tu tập như vậy Thầy nói rằng chúng ta thực hành gần như đầy đủ 10 pháp Ba-la-mật (Thập-độ Ba-la-mật, pāramī): Chúng ta có Bố thí (cúng dường hương hoa đăng và vật thực lên Tam Bảo); có Trì giới; có Xuất gia (Xuất gia gieo duyên); có Trí tuệ (nghe Pháp của Đức Phật, hành thiền Định và thiền Tuệ nhằm làm sinh khởi tuệ giải thoát giác ngộ); có Tinh tấn (đương nhiên rồi vì chúng ta đang hành thiền tích cực cùng Chư Tăng mà); có Nhẫn nại (vì chúng ta đang đối diện trực tiếp với các cảm thọ đau lúc ngồi thiền, chẳng lẽ ai mới hành thiền mà không có, trừ khi bị liệt thân); có Chân thật (ở đây chúng ta giữ không nói chuyện phù phiếm vô ích, không để tâm buông lung suy nghĩ vẫn vơ, chỉ ghi nhận các tiến trình của thân tâm, thọ khổ thọ lạc, và cố gắng kinh nghiệm thật tướng của thân tâm là Vô thường, Bất toại nguyện và Vô ngã mà thôi, không ai bị đánh lừa thực tại ở đây cả); có Quyết định (quyết tâm hành thiền tích cực một ngày); cũng như vậy, chúng ta sẽ có Tâm từ và Tâm xả để hội đủ 10 pháp Ba-la-mật. Không chỉ có vậy, Thầy cũng nói rằng nếu khôn khéo hơn chúng ta có đầy đủ Bát-Chánh-Đạo, và rộng hơn nữa là bâm bảy Pháp-Trợ-Đạo (37 Bồ-Đề-Phần).
Nguyện cho Thầy cùng quý Sư sức khỏe!
Nguyện cho tất cả Thầy tổ của con được sức khỏe, sống lâu!
Nguyện cho đại chúng lớp thiền TNX-Huế sức khỏe, an vui, tấn hóa trong pháp hành Tứ-Niệm-Xứ của Đức Phật Gotama.
Thuận Pháp - Phan Anh